CÓ THỂ EM KHÔNG PHẢI LÀ MỘT CON BÒ

Người xem: 238

Khoai@


Về lời bình của nhà văn trẻ Phạm Phương trên một tấm hình. Lời bình của Phạm Phương ở đây. Nói thêm, Phạm Phương là tác giả của cuốn “Ảo ảnh” và đây là đường link.


Phải công nhận rằng, những bức ảnh này đã lay động lòng người. Cho dù người đàn ông kia là ai, là người ở đâu, dân tộc nào, nhưng hành động của ông, tấm lòng của ông đối với Đại tướng là rất đáng trân trọng và ghi nhận. 



Trong tấm hình trên, người lính già “không khóc” như những người khác mà nước mắt chảy vào trong. Nhưng đó là một cách để ông tưởng nhớ đến người thân của mình. Ở một entry trước, mình đã viết, sự kiên nhẫn bất tận của dòng người, những giọt lệ, những bó hoa đẹp, những tiếng nấc, và sự khiêm nhường đã chứng minh tình yêu của người dân dành cho Đại tướng.

Trong bức hình người lính già đang đứng nghiêm trước nhà Đại tướng kia, có một comment của nhà văn trẻ Phạm Phương. Xin trích nguyên văn: 

Một bác người H’mông, cựu chiến binh Điện Biên Phủ với huân huy chương đeo đầy ngực, quần áo cũ kỹ dép rọ đơn sơ, lặn lội từ Sơn La trên chiếc xe máy cọc cạch về Hn chỉ để đứng nghiêm trang trước 30 Hoàng Diệu tiễn biệt Đại tướng.
Niềm cảm thương chân tình nhất là ở những hình ảnh này chứ không phải những giọt nước mắt lã chã của cả một thế hệ mà chiến tranh không động được đến gót chân của họ. Sự giả tạo kiểu dư luận viên càng khiến bộ máy tuyên truyền của nhà nước trở nên lố bịch quá sức.
Tướng Giáp là một vị tướng vĩ đại. 102 năm cuộc đời oanh liệt và giờ về với cát bụi là một sự viên mãn. Vị tướng già đã chết và chắc chắn không muốn nhìn thấy cái đất nước đau thương này tiếp tục nhỏ nước mắt nữa. Điều đó có gì sai với một kiếp người? Hãy để cho cụ già ấy được yên và chết như một con người hỡi các đồng chí.

Xin phép các bạn, cho mình (Khoai@) được nói riêng với Phạm Phương:


Em đã đúng khi phát biểu “niềm cảm thương chân tình nhất là ở những hình ảnh này“. Nhưng em đã sai khi nói “những giọt nước mắt lã chã của cả một thế hệ mà chiến tranh không động được đến gót chân của họ” không phải là sự cảm thương chân tình, và là “giả tạo kiểu dư luận viên“.



Em nói các bạn trẻ sinh ra khi đất nước đã hòa bình, đã thống nhất nếu có khóc thương Đại tướng là thiếu chân tình, giả tạo thì em đã sai và xúc phạm đến giới trẻ Việt Nam, nó rẻ rúng những giọt nước mắt của cả một thế hệ chưa từng chứng kiến cái nghiệt ngã của chiến tranh.



Anh không nghĩ em vô cảm đến thế vì em hiện đang là một nhà văn trẻ. 



Chúng ta rơi nước mắt khi đau đớn, khi cảm xúc dâng trào, khóc thể hiện sự tiến hóa, và chính nó đôi khi dùng để phân biệt con người với những động vật còn lại. Khi chứng kiến những sự kiện đau buồn con người ta thường khóc, tất nhiên không phải ai cũng thế. Việc thế hệ trẻ khóc thương Đại tướng cũng là chuyện hoàn toàn bình thường mà không phải giả tạo như em nghĩ. Ấy là anh chưa nói đến người ta cũng có thể khóc khi hóa thân, và đồng cảm với các nhân vật trong văn học nghệ thuật.



Các bạn trẻ hiện nay là những người được giáo dục tốt và luôn hấp thụ nhiều thông tin hơn thế hệ của anh rất nhiều. Thông qua học tập (đặc biệt là môn sử) và trải nghiệm thực tế, họ hiểu được Đại tướng là một thiên tài và Người cũng giống như người thân của họ vậy, vì thế không có gì là lạ khi họ rơi nước mắt khi biết tin Đại tướng đã ra đi mãi mãi. Cá nhân anh tin tưởng rằng, đó là những giọt nước mắt của tình yêu dành cho Đại tướng.




Em cũng không nên đặt vấn đề, tại sao họ có quyền khóc mà em thì không khi chứng kiến sự ra đi của một người thân.



Hãy tưởng tượng rằng, khi gặp một đám tang, trong lúc mọi người đang than khóc tiếc thương người đã mất, tự nhiên em nhảy vào và hét: “tại sao chúng mày được quyền khóc thương người thân chúng mày, trong khi tao lại không“? Tất nhiên, ai cũng có thể tưởng tượng ra những gì diễn tiến tiếp theo. Đó là, người ta sẽ gọi ngay cho nông trại chăn nuôi gần nhất thông báo về một con bò đi lạc, và họ sẽ trói em lại để đợi người của nông trại tới dắt về.

Anh không nghĩ em là con bò, bởi con bò cũng biết ngẩn ngơ khi chứng kiến đồng loại của nó bị chết, và thực sự anh cũng không chắc là con bò đó có biết khóc hay không.


Trở lại với những những bình luận của em trên FB, em không nên cho rằng những người trẻ đến viếng Đại tướng của chúng ta là một kiểu dư luận viên của nhà nước, vì thế hệ trẻ của chúng ta không phải là đám “khóc thuê khóc mướn“. Không ai có thể nói dối lòng mình triền miên trong những bài viết bất tận và càng không thể khóc được khi không có cảm xúc. Cá nhân anh nghĩ rằng, những dòng người bất tận chờ được vào viếng Đại tướng trong những ngày qua đã nói lên tình cảm của người dân dành cho Đại tướng, và không có gì giả tạo ở đó cả. 


Anh nghĩ, em nên suy xét lại nhân cách của mình trước khi phán xét cả một thế hệ trẻ Việt Nam.


Và anh vẫn hi vọng rằng: em có thể không phải là một con bò!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *