Hàng tết có hai thái cực, những mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, kể cả bánh kẹo mứt, bia rượu, thuốc lá đều lên giá (trừ thực phẩm chức năng tráng dương các loại mua hai tặng một, có lẽ tết, các quý ông đều ở nhà nhang khói ông bà?).
Những nhà phân phối, bán lẻ đều chờ dịp này mới dùng manhxơlam với thượng đế. Ngược lại, các đồ dùng nội thất và quần áo, kể cả hàng điện tử, điện lạnh đều giảm giá, khuyến mãi đồng loạt. Trên các phố Hà Nội có nhiều shop thời trang nhìn vào các tủ kính được dọn sạch, chỉ còn mấy em manơcanh đứng… nuy buồn! Tất cả quần áo bày ra hè, chất đống, bán hạ giá.
Trên thế giới ở đâu, thời điểm nào cũng có giảm giá, chỉ đề sale và số phần trăm là đủ hiểu. Còn VN ta, rõ ra là đất nước nhiều chữ nghĩa, lắm chiêu trò. Từ “xả hàng” của Sài Gòn đã Bắc tiến từ lâu. Nhưng Hà Nội vẫn giữ nét “thanh lịch” riêng của đất Tràng An. Năm trước trên đường Tôn Đức Thắng có cửa hàng treo biển to đùng: “Ối giời ơi, rẻ quá!”. Nay gần gò Đống Đa có hàng đề: “Giá nào cũng bán”, gần phố Lãn Ông: “Xả cả cửa hàng” v.v… nhìn không biết là tất cả vì thượng đế hay thượng đế đã bỏ nhà hàng?
Các biển hiệu ở Hà Nội cứ phải có chữ Sài Gòn: Áo dài Sài Gòn, tóc Sài Gòn, may Sài Gòn, gần đây có ốc Sài Gòn. Nhà hàng Ngon Sài Gòn cũng bắt đầu có ở Hà Nội, chắc sau ngon sẽ là quá ngon. Thủ đô nghìn năm văn hiến, ước gì có quán ăn chỉ một chữ sạch!
Tin cùng chuyên mục:
Kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ
Tại sao Nga vẫn chưa đáp trả? Khi nào Nga mới áp dụng biện pháp răn đe hạt nhân như Học thuyết mới đã nói?
Công an Hà Nội lập công lớn trong cuộc chiến chống tội phạm xuyên quốc gia
Thực phẩm chức năng giả: Hiểm họa từ những lời quảng cáo thổi phồng