Phác thảo chân dung Bùi Hằng

Người xem: 277

Bùi Hằng – người con gái thành phố Biển

Cái sự nổi tiếng của chị thì đã có từ lâu, nhưng từ sau những cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc được tổ chức ở TPHCM và HN thì chị xuất hiện như một vì sao sáng, sáng láng bầu trời dân chủ.

Bẵng đi một thời gian im hơi lặn tiếng, nhất là sau cái vụ chung đụng với TS Nguyễn Xuân Diện làm vấy bẩn không gian facebook và cũng bởi chẳng có dịp gì để thể hiện sở trường về chất giọng to, khoẻ, rõ ràng và rất bền (từ sáng đến tối vẫn không lạc giọng)… Gần đây, tái xuất hiện như một anh thư trong làng dân chủ, một tay chị bắt với các linh mục DCCT Kỳ Đồng: Thoại, Thanh ; tay kia chị bắt với các bác Đằng, bác Nhuận; chân trái ngoắc với các anh hào Nguyễn Bắc Truyển, Lê Quốc Quyết…; chân phải khều các blogger Nguyễn Tường Thuỵ, Huỳnh Ngọc Chênh… có lẽ nếu còn có thể có một bộ phận nào lồi ra mà dài dài chút chắc chị cũng sẵng lòng giao lưu với những nhà nhân danh dân chủ khác nữa chứ chẳng chơi.

Giúp bạn đọc có thêm thông tin về một con người, từng “nổi tiếng” một thời… chúng tôi xin đăng lại loạt bài viết sau đây từ nguồn báo Hà Nội Mới. Hì hì, làng dân chủ mà có thêm vài anh thư như Bùi Hằng, Hoàng Vi, Thục Vy, Như Quỳnh, Công Nhân thì chỉ việc ngôi xem diễn trò thôi, sớm muộn chúng cũng tự cống hiến cho thiên hạ xem màn để đời về nhân cách. Riêng chị Bùi Hằng, bạn đọc hạy tâm niệm câu “nhìn mặt bắt hình dong” để xem bài viết sau có đúng không nhé! Mời xem…

Bài 1: Đứa con bất hiếu, bất nghĩa

(HNM) – Tại cơ sở giáo dục Thanh Hà (trại Thanh Hà) có một trại viên khá ”đặc biệt”. Đặc biệt ở chỗ tuy là nữ và đã đứng tuổi, song trại viên này luôn quậy phá không chịu chấp hành nội quy của trại. Một trại viên cùng buồng với nữ trại viên này cho biết: ”Chúng em vào đây không ít thì nhiều đều là người vi phạm pháp luật. Ai cũng ý thức được tội lỗi của mình để cải tạo thật tốt, mong sớm được về với gia đình. Song với chị Hằng (Bùi Thị Minh Hằng) lại khác. Từ lúc vào trại đến bây giờ, chị ấy luôn gây chuyện, không chấp hành nội quy của trại. Em tuy ít học thật, song em thấy rằng, cách hành xử của chị Hằng đã khiến chúng em không thể tôn trọng”.Thượng tá Hoàng Văn Khung, Phó Giám đốc trại Thanh Hà nói: “Không ngày nào là chúng tôi không phải ”quan tâm đặc biệt” đến Bùi Thị Minh Hằng. Chỉ riêng việc lập biên bản về trại viên vi phạm nội quy, với Hằng đã tốn bao công sức của chúng tôi”.Vậy, người trại viên ”đặc biệt” Bùi Thị Minh Hằng trong trại Thanh Hà là ai?

Sinh năm 1964, trong một gia đình có truyền thống cách mạng tại thị xã Sơn Tây, bố là thiếu tá quân đội, mẹ là cán bộ thương nghiệp, là chị lớn thứ hai trong 4 chị em gái, Bùi Thị Minh Hằng được nuôi dưỡng và tạo điều kiện học tập đầy đủ. Tuy vậy, không như những gì mà bố mẹ Hằng kỳ vọng, ngay từ bé, Hằng đã nổi tiếng là một đứa trẻ ương bướng và ngỗ nghịch. Theo những gì mà bà Phạm Thị Hoán – mẹ đẻ Hằng (năm nay đã 86 tuổi, hiện đang sống ở 15 phố Đệ Nhị (Đốc Ngữ) thị xã Sơn Tây, Hà Nội) kể lại, thì ngay từ năm học lớp 3, lớp 4, Hằng đã ăn cắp gạo của mẹ đi bán để lấy tiền ăn quà và đi chơi. Cũng theo bà Hoán, trong 4 đứa con, Hằng là đứa khó dạy nhất và bị đòn nhiều nhất. Sinh thời, ông Bùi Sỹ Kỷ, sinh năm 1917, nguyên là một thiếu tá quân đội, Trưởng ban Tuyên huấn chính trị Trường Sỹ quan Pháo binh (bố đẻ Hằng – đã qua đời) là người rất ít đánh, mắng các con. Vậy mà khi Hằng vào tuổi mới lớn, ông Kỷ đã có lần phải đánh Hằng vì bị Hằng dọa mua một quả bộc phá để phá tan ngôi nhà cả gia đình đang ở. Năm Hằng học lớp 9, do hỗn hào với thầy cô và vô kỷ luật, Hằng đã bị đuổi học khiến bà Hoán phải nhờ người xin chuyển lên học ở cấp 3 Quảng Oai và ở nhờ nhà một người quen. Từ đó đến lúc Hằng lấy chồng rồi đi nước ngoài về là vô vàn những chuyện phiền toái lớn nhỏ mà vợ chồng ông bà Hoán phải gánh chịu.

Năm 1981, rời nhà bố mẹ đẻ ở thị xã Sơn Tây, Bùi Thị Minh Hằng được đi học tại Trường Trung cấp Kỹ thuật công nghiệp nhẹ tại Nam Định. Vừa ra trường, Hằng lấy chồng và về làm nội trợ tại số 36 Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm. Năm 1987, bỏ lại đứa con gái nhỏ còn đang ẵm ngửa cho mẹ đẻ trông nom, Hằng đi xuất khẩu lao động tại Liên Xô. Trở về sau gần 4 năm, Hằng bỏ chồng và cùng nhân tình vào Vũng Tàu… Tại đây, Hằng đã có 2 con trai với người chồng sau là Trần Văn Dục, sinh năm 1944, trú tại 83/5B Nguyễn An Ninh, TP Vũng Tàu (đã chết). Ở Vũng Tàu, Hằng không chịu yên phận mà thường xuyên đi khỏi nơi cư trú, gây ra nhiều chuyện thị phi. “Quậy” ngoài xã hội chưa đủ, Hằng cũng không để cho gia đình yên ấm, khiến mẹ già nhiều lần rơi nước mắt; nhất là sau khi bố đẻ qua đời, mẹ đẻ bán nhà, chia tiền cho 4 chị em gái. Nhận đủ số tiền được chia nhưng Hằng vẫn thường xuyên về thị xã Sơn Tây gây rối, tranh chấp với các chị em gái và cho rằng gia đình giả mạo chữ ký để bán nhà, kiện chính quyền bao che việc bán đất. Đỉnh điểm là ngày 9-4-2009, Hằng về nhà chửi bới, gây sự với mẹ đẻ và các em gái, mang bàn thờ của bố đẻ ra đặt ở vỉa hè. Cơ quan công an đã đến làm việc, nhắc nhở và lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi gây rối trật tự công cộng, nhưng Hằng không ký biên bản. Ít ngày sau, Hằng lại cùng đồng bọn xông vào nhà em gái, xô xát với em rể rồi trộn dầu nhớt lẫn mắm tôm để khủng bố em gái út vì ”tội” đã dám nuôi Quỳnh Anh – đứa con gái ruột mà Hằng đã bỏ rơi… Trước những hành vi ngang ngược của Hằng, gia đình đã buộc phải làm đơn tố cáo Hằng vi phạm pháp luật, bất trung, bất hiếu, bất nghĩa, phá hoại gia đạo.

Bà Hoán nói trong nước mắt: ”Các cụ xưa thường nói ”con dại cái mang”. Từ nhỏ đến lớn, Hằng chưa báo hiếu được vợ chồng chúng tôi một ngày nào mà chỉ toàn gây ra những chuyện đau lòng. Lúc bé là học sinh cá biệt, bỏ học, ham chơi, cãi láo với bố mẹ; lớn lên lại mâu thuẫn, ruồng bỏ gia đình, anh chị em đi theo những thành phần bất hảo, gây ra biết bao chuyện trời không dung, đất không tha. Kể ra điều này, tôi vô cùng đau đớn và xấu hổ vì có một đứa con mà cả xã hội đều lên án”.

Bài 2: “Nổi tiếng” từ tai tiếng



(HNM) – Nhằm tìm hiểu rõ hơn về nhân thân của Bùi Thị Minh Hằng, nhóm PV Hànộimới đã đến TP Vũng Tàu nơi chị ta đăng ký thường trú và đang sinh sống. Theo người dân địa phương, Minh Hằng là người “thích nổi tiếng”, “thích tự do, không tuân theo khuôn khổ pháp luật” gây đủ mọi chuyện tai tiếng. Thế nên việc Hằng vi phạm pháp luật cũng là điều dễ hiểu.Hằng “dân xã hội”Đầu những năm 1990 thế kỷ trước, tại đường Lê Hồng Phong, phường 4, TP Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) xuất hiện quán cà phê mang tên Minh Hằng. Quán cà phê này nổi tiếng là từ chính sự tai tiếng của chủ quán Bùi Thị Minh Hằng. Khi mới tới đất này, Hằng đã thể hiện là người đàn bà đa đoan, ăn chơi có tiếng, giao du với nhiều loại người, trong đó có cả dân “anh chị”. Chẳng cần giữ gìn đạo đức, nên ngay cả sau khi lập gia đình với một người đàn ông khác, có với nhau 2 mặt con, Bùi Thị Minh Hằng vẫn qua lại, quan hệ với nhiều người, để rồi đến năm 1993 bị TAND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu xử phạt 9 tháng tù treo, 12 tháng thử thách vì “vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng”. Với bản tính giang hồ nên cách hành xử của Hằng cũng rất “xã hội đen”, chính vì thế ngày 29-11-1996, Hằng đã bị CA tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu khởi tố bị can về tội “cưỡng đoạt tài sản”, sau này được đình chỉ điều tra để xử phạt hành chính. Cũng chính vì sự “nổi tiếng” kiểu anh chị như trên của chủ quán nên quán cà phê “Minh Hằng” ngày càng thưa khách…Thường lên các diễn đàn, blog, một hàng xóm của Hằng ở Vũng Tàu giật mình khi thấy hình ảnh Bùi Thị Minh Hằng, người mà người ta vẫn gọi là Hằng ”cà phê”, Hằng ”tay ba” hay Hằng ”dân xã hội” xuất hiện tràn lan trên mạng với những hành vi vi phạm pháp luật.

Người hàng xóm này kể: ”Tôi biết Minh Hằng từ khi cô ấy ngơ ngác từ Bắc vào TP Vũng Tàu và qua nhiều thời gian, tôi thấy Hằng là mẫu người ưa sự ”nổi tiếng” từ tai tiếng. Ngoài quan hệ với những thành phần bất hảo, để sau mỗi lần ăn nhậu, Hằng và ”các anh em” thường quậy lột xác, nhiều lần làm ầm ỹ cả khu dân cư. Có lần chủ nhà hàng Hương Đẻn phải gọi cả Cảnh sát 113 đến mà Hằng vẫn không chịu thôi. Đến khi bị Cảnh sát 113 bắt, Hằng còn chống trả và toan cởi đồ để tẩu thoát… Chẳng biết “chiến tích” này có làm Hằng nâng tiếng tăm lên hay không, nhưng mọi người đều nhận thấy Hằng ngày càng trở nên ngang ngược, chẳng coi ra gì. Vậy nên, bọn tôi phải né tránh, không dám dây dưa với Hằng”.

Con sâu làm rầu nồi canh

Chúng tôi có mặt tại căn nhà số 106, đường Lê Hồng Phong, phường 4 (TP Vũng Tàu), nơi Hằng đăng ký hộ khẩu thường trú. Được biết căn nhà này Hằng đang rao bán và đã thế chấp ngân hàng để vay 1,2 tỷ đồng. Tìm hiểu thêm, trước đây Hằng còn một căn nhà nữa tại địa chỉ 69B/40/6 Lê Hồng Phong, phường 7 (TP Vũng Tàu), nhưng đã bán từ năm 2011.

Tổ dân phố số 2, khu 5, phường 7, TP Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) là một khu phố yên bình, người dân sống chan hòa, đùm bọc, tình cảm láng giềng “tối lửa tắt đèn có nhau”. Thế nhưng, khu phố đã có những chuyện ồn ào, xáo trộn mà mọi chuyện đều xuất phát từ khi gia đình Bùi Thị Minh Hằng chuyển tới sinh sống. Ông Nguyễn Văn Thanh, Tổ trưởng tổ dân phố số 2 cho biết: “Chị Hằng mua nhà ở đây từ lâu nhưng ít khi thấy có mặt ở nhà. Cách đây 3-4 năm, chị Hằng có đưa một số người về hát hò một vài lần, chúng tôi phải báo lên phường giải quyết vì gây ồn ào ảnh hưởng đến cuộc sống người dân xung quanh, chị ta sống không có khuôn khổ gì hết, thích gì làm nấy”.

Còn ông Hoàng Văn Hùng (tổ dân phố số 2), hàng xóm trước kia của Bùi Thị Minh Hằng rất bức xúc khi kể về quãng thời gian mà gia đình ông cùng các hộ xung quanh phải chịu đựng cái lối sống tai quái của người đàn bà này. Theo như lời ông nói thì ngay cả can thiệp của cơ quan chức năng cũng không có tác dụng. Ông Hùng than vãn: “Công an đã nhiều lần mời lên giáo dục, nhắc nhở nhưng đâu lại vào đó. Tôi đi công tác xa nhà, vợ điện thoại nói anh phải về giải quyết, sống thế này chịu sao nổi. Tôi gọi điện thoại về cho anh Thanh (Tổ trưởng dân phố số 2) nhờ can thiệp giúp. Anh Thanh cũng đã sang nhắc nhở nhưng Hằng vẫn bỏ ngoài tai”.

Bỏ việc tề gia

Trong những câu chuyện truyền tai nhau ở TP Vũng Tàu về Bùi Thị Minh Hằng, người dân đàm tiếu nhất về chuyện đứa con “trộm cắp tài sản” của chính gia đình, khiến người mẹ phải đưa đơn tố cáo, dẫn đến việc con mình phải vào tù.

Sự việc xảy ra tháng 3-2011, khi từ Hà Nội trở về Vũng Tàu, Bùi Thị Minh Hằng phát hiện một số tài sản của gia đình bị mất, gồm 3 máy điều hòa, 1 cặp loa và dàn âm ly, 2 chiếc ti vi, 3 tượng gỗ, 1 máy giặt… Ngày 3-11-2011, Hằng làm đơn trình báo với Công an phường 7. Trong đơn ghi: “Tôi gửi nhà cho hàng xóm và bạn bè để ra Hà Nội. Trong thời gian đó tôi được hàng xóm và bạn bè thông báo về việc mất tài sản một lần trước đó (nhưng có nghi ngờ việc đó là con trai tôi Trần Bùi Trung làm)”. Sau khi tiếp nhận đơn của Hằng, Công an TP Vũng Tàu đã điều tra và phát hiện kẻ gian chính là Trần Bùi Trung.

Đại úy Nguyễn Văn Thao, Đội CSĐT TTXH (Công an TP Vũng Tàu) cho biết: Ngày 16-11-2011, Cơ quan CSĐT- Công an TP Vũng Tàu đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với Trần Bùi Trung (sinh năm 1991) về tội “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Quá trình điều tra, cơ quan công an đã xác định: Lợi dụng được mẹ giao quản lý nhà, Trung đã gọi người vào bán tài sản để lấy tiền tiêu xài, tổng số tài sản bị mất được định giá là 150 triệu đồng. Ngoài ra cơ quan công an còn xác định em trai của Trung là Bùi Trung Nhân (sinh năm 1993, lấy họ của Hằng) cũng lấy cắp tài sản của mẹ với số tiền là 7 triệu đồng. Khi biết được sự thật này, không ít người đặt vấn đề: Hằng dành thời gian để chơi bời, làm những chuyện trái đạo lý, không quan tâm chăm lo, quản lý con cái tốt nên chuyện đau lòng như vậy đã xảy ra.

Bài cuối: Quay đầu lại là bờ…


(HNM) – Do ngang ngược, quậy phá, coi thường pháp luật, rất nhanh chóng, Hằng đã bị một số kẻ cơ hội chính trị, chống phá nhà nước kích động, lôi kéo, lợi dụng để phục vụ những mưu đồ đen tối. Mù quáng, háo danh lại sẵn ”máu liều”, Hằng ngày càng lún sâu vào con đường sai trái.

Bỏ bê con cái, người đàn bà đã lên chức bà ngoại này đã theo chân một số đối tượng bất mãn, cơ hội chính trị, ngày qua ngày tụ tập ở vỉa hè Hà Nội, ra sức múa may, kích động và trực tiếp tham gia vào các hoạt động gây mất ANTT tại khu vực trung tâm TP.

Trở thành con rối của mưu đồ chính trị

Trong năm 2011, Hằng đã 3 lần bị tạm giữ vì hành vi gây rối trật tự công cộng (TTCC). Ngày 2-8-2011, bị một số đối tượng cơ hội chính trị giật dây, Hằng có mặt tại phiên tòa xét xử phúc thẩm Cù Huy Hà Vũ và trở thành con rối kích động. Mặc dù đã được nhắc nhở nhiều lần nhưng Hằng vẫn không chịu chấp hành, buộc các lực lượng làm nhiệm vụ phải đưa về trụ sở công an quận Hoàn Kiếm để lập biên bản, ra quyết định xử phạt hành chính với hình thức cảnh cáo về hành vi “gây rối trật tự nơi công cộng”.

Ngày 18-8-2011, UBND TP Hà Nội đã có thông báo về công tác bảo đảm ANTT, yêu cầu chấm dứt mọi hoạt động tụ tập, tập trung đông người trái pháp luật trên địa bàn TP. Nhiều người hiểu và chấp hành thông báo của chính quyền TP, nhưng Hằng và một số đối tượng thì bất chấp. Ngày 21-8-2011, Bùi Thị Minh Hằng tiếp tục cùng một số người quá khích tụ tập gây mất TTCC tại khu vực trước Tượng đài Lý Thái Tổ (quận Hoàn Kiếm). Mặc dù được lực lượng làm nhiệm vụ bảo đảm ANTT kiên trì tuyên truyền, giải thích, thuyết phục và vận động, Hằng vẫn cố tình vi phạm, buộc công an phải cưỡng chế đưa về Đồn Công an số 1 Mỹ Đình, sau đó chuyển Công an Hoàn Kiếm lập hồ sơ, ra quyết định xử lý hành chính theo thẩm quyền đối với Bùi Thị Minh Hằng về hành vi gây rối TTCC theo Điều 7, Nghị định 73/CP.

Tưởng sau những lần bị cảnh cáo, xử phạt hành chính như trên, Bùi Thị Minh Hằng sẽ tỉnh ngộ, nhưng Hằng vẫn “ngựa quen đường cũ”. Ngày 16-10-2011, Bùi Thị Minh Hằng cùng 17 người khác tụ tập trước cổng đền Ngọc Sơn (quận Hoàn Kiếm) phát tán khẩu hiệu, gây mất TTCC. Nhiều người dân khuyên nhủ, lực lượng làm nhiệm vụ cũng kiên trì vận động, yêu cầu Hằng dừng ngay các hành vi gây rối, nhưng Hằng không chấp hành. Khi bị lực lượng chức năng xử lý, Hằng giở trò ăn vạ, la hét, lăn lộn trên vỉa hè rồi lại chồm dậy chửi bới, lăng mạ lực lượng làm nhiệm vụ bằng những lời tục tĩu… Do liên tục có những hành vi tái phạm, gây mất ANTT trên địa bàn công cộng khu vực hồ Hoàn Kiếm như trên, nên Công an quận Hoàn Kiếm đã tạm giữ Bùi Thị Minh Hằng, sau đó cho về và lập hồ sơ, đề nghị xét duyệt đưa Bùi Thị Minh Hằng vào cơ sở giáo dục. Căn cứ vào điểm c, khoản 1, Điều 3 Nghị định 76/2003/NĐ-CP (ngày 27-6-2003) của Chính phủ; điểm d khoản 1, Điều 1 Nghị định 125/2008/NĐ-CP (ngày 11-12-2008) của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 76/2003/NĐ-CP, Bùi Thị Minh Hằng thuộc diện buộc phải đưa đi cơ sở giáo dục.


Ngày 8-11-2011, sau khi có báo cáo của Hội đồng Tư vấn TP, UBND TP Hà Nội đã có Quyết định số 5225/QĐ-UBND về việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục thời hạn 24 tháng đối với Bùi Thị Minh Hằng. Quyết định này đã thể hiện rõ chủ trương khoan hồng của Đảng và Nhà nước, chính quyền Hà Nội. Bởi, với những hành vi mà Hằng gây ra, việc xử lý hình sự đối với Hằng là hoàn toàn có cơ sở. Ngoài việc thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật, việc đưa Hằng vào cơ sở giáo dục cũng là nhằm giúp Hằng có thời gian suy nghĩ, lao động, học tập để có thể trở thành công dân tốt, đóng góp hữu ích cho gia đình và xã hội.

Quay đầu lại là bờ

Mặc dù liên tiếp có những hành vi bất hảo, trái đạo lý, từ bỏ cả mẹ ruột lẫn con đẻ để lao vào những hoạt động gây rối trật tự, chống đối chính quyền, song suy cho cùng, Hằng vẫn là một người đàn bà khao khát tình cảm gia đình. Từ chối gặp mặt các chị em gái, song Hằng luôn tỏ ra quấn quýt thằng cháu ngoại kháu khỉnh gần 2 tuổi mỗi lúc vợ chồng Quỳnh Anh (con gái ruột của Hằng) bế cu Phúc vào thăm. Đôi lúc, một mình một bóng trong cơ sở giáo dục Thanh Hà, Hằng cũng rơi nước mắt khi tâm sự với các bạn cùng phòng về tình cảnh ly tán của gia đình mình. Trải qua hai đời chồng với 3 đứa con cả trai lẫn gái, song đến nay chỉ có Quỳnh Anh là đã yên bề gia thất, còn 2 con trai của Hằng với người chồng sau, đứa lang thang giống mẹ, đứa thì đã vào tù. Vì đâu nên nỗi? Tương lai nào mở ra trước mắt nếu đến giờ Hằng vẫn chưa tỉnh ngộ mà nhận ra rằng mình chỉ là con tốt trong nước cờ tàn chính trị của những kẻ vong bản?

Tuy đã gây ra cho mẹ đẻ và các chị em gái biết bao chuyện đau lòng, song nhận thấy Hằng chỉ là con rối để các đối tượng cơ hội chính trị lợi dụng, giật dây vào những mưu đồ đen tối, vừa qua, đại gia đình bà Phạm Thị Hoán làm đơn tố cáo một số đối tượng đã cố tình tung hô, lôi kéo Hằng vào con đường tội lỗi, kể cả việc họ mượn danh dân chủ, nhân quyền, gây áp lực với chính quyền đòi thả Hằng trước thời hạn để tiếp tục những hành vi sai trái. Gia đình bà Hoán cho biết, độc ác hơn, họ còn lợi dụng sự non nớt của Bùi Trung Nhân (con trai Hằng) để xúi giục Nhân ”noi gương” mẹ, bỏ học đi gây rối TTCC… Đơn của gia đình bà Hoán có nội dung: Tố cáo một nhóm người đã có hành vi mượn hình ảnh người thân của gia đình để đưa ra những lời nói xấu chế độ bằng những lời xuyên tạc, làm ảnh hưởng đến quá trình học tập và thay đổi của Bùi Thị Minh Hằng hiện đang học tập tại trại Thanh Hà; tố cáo nhóm người đó, xúi giục em và cháu là Bùi Trung Nhân đi kiện cáo lung tung, gây rối trong mối quan hệ giữa người dân và chính quyền. Đơn tố cáo khẳng định: “Gia đình tôi không hề thuê bất kỳ ai để ”đấu tranh” như lời họ gào ở cổng trại nói là đấu tranh đòi thả Minh Hằng”. Bà Hoán nói: ”Ai đẻ con ra chẳng muốn tốt đẹp cho con mình. Con Hằng đã làm bao điều sai trái, nên để cho nó có thời gian yên tĩnh mà suy ngẫm về những việc làm của mình. Chỉ mong sao ở trong trại, nó sớm tỉnh ngộ để còn cứu lấy hai đứa con trai nó khỏi bị lạc đường”. Còn Quỳnh Anh, đứa con gái mà Hằng bỏ rơi từ bé lại tỏ ra cứng cáp và đầy trách nhiệm với gia đình, người thân, đặc biệt là số phận của đứa em trai cùng mẹ khác cha và người mẹ tội lỗi của mình. Lá đơn đầy nước mắt của Quỳnh Anh gửi Đại tá Bạch Thành Định – Phó Giám đốc CATP Hà Nội – đề nghị được bảo lãnh cho đứa em trai là Trần Bùi Trung (sinh năm 1991) đã bị Công an TP Vũng Tàu bắt giam về tội ”trộm cắp tài sản” theo đơn tố cáo của mẹ đẻ, có đoạn: ”Tôi viết đơn này gửi đến ông đề nghị xem xét cho em tôi, khoan hồng và tạo điều kiện cho em tôi được giáo dục và trở về cộng đồng làm người lương thiện vì trong việc này mẹ tôi cũng là người có lỗi và là một phần tác nhân đẩy em tôi đến bước ”đói ăn vụng, túng làm càn”.

Cũng như gia đình bà Hoán, mặc dù bị Hằng gây ra không ít phiền toái, nhưng nhiều người dân ở phường 4, TP Vũng Tàu vẫn tỏ ra thông cảm khi cho rằng Bùi Thị Minh Hằng làm những việc trái với luân thường đạo lý, làm mất ổn định xã hội là do bị bọn xấu xúi giục, lợi dụng. Vì vậy, các cơ quan bảo vệ pháp luật một mặt cần xử lý nghiêm những hành vi gây rối của Hằng, mặt khác cần điều tra, nghiêm trị những kẻ giấu mặt đứng đằng sau để kích động, phá hoại tình hình an ninh trật tự của đất nước. Quay đầu lại là bờ. Biết hối hận không bao giờ là muộn cả. Bùi Thị Minh Hằng hãy thức tỉnh, sớm quay đầu lại. Mong rằng, ở trong cơ sở giáo dục Thanh Hà, Hằng sẽ có thời gian mà suy ngẫm về những việc làm sai trái của mình và những gì đã phải trả giá để cải tạo thật tốt, về làm lại cuộc đời, để Quỳnh Anh, Bùi Trung, Trung Nhân và cu Phúc lại có mẹ, có bà… Ai đó đã nói rằng, trong đất tâm ta có đủ mọi hạt giống: Hạt giống của sân hận, si mê, kiêu căng và ganh tị… mà cũng có hạt giống của hạnh phúc, giác ngộ, giải thoát, tha thứ, thương yêu. Mỗi chúng ta nên học cách chăm sóc khu vườn tâm của mình, biết tưới tắm những hạt giống tốt và biết chuyển hóa những hạt giống xấu thì mới có hoa trái của hạnh phúc, thương yêu và giác ngộ.

Để kết thúc bài viết này, xin trích những câu thơ đau đớn của người mẹ bất hạnh Phạm Thị Hoán, kể ”nỗi đau lòng mẹ” gửi con gái Bùi Thị Minh Hằng:

“Đau vì nỗi phận mình bất hạnh
Suốt cuộc đời tất cả vì con
Chỉ mong lấy có một điều
Sống sao cho xứng đáng người công dân…”.

Nguồn: Bút Luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *