Tôi không nghĩ một người như ông Đào Tiến Thi lại hồ đồ đến tệ hại như vậy. Vì điều gì ư? vì ông viết một bài có tựa đề “Vì sao người biểu tình phẫn nộ với công an tại cổng Trại Lộc Hà chiều tối 2 tháng 6 năm 2013?” và được TS ca trù Nguyễn Xuân Diện đổi lại thành “Vì sao người biểu tình phẫn nộ “đám công an” tại Trại Lộc Hà, 2.6.2013“. Bất chấp ông Thi có đồng ý hay không, nhưng dư luận cho rằng đây là cách giật tít của kẻ đểu giả, với mục đích thóa mạ ngành công an và xa hơn là thóa mạ chính quyền,
Chưa bàn dến nội dung, ngay cái tít của bài mà ông Thi đặt đã nói lên nhiều điều, và nó càng trở nên đểu cáng hơn khi được TS Nguyễn Xuân Diện đặt lại, bằng cách cho thêm từ “Đám” vào cụm từ “Công an” tạo thành cụm từ “Đám công an“. Ai không đọc kĩ, sẽ tưởng ông Thi đặt tít đó. Sự thật thì ông Thi có đểu, nhưng chưa đểu bằng TS Nguyễn Xuân Diện.
Vì hành vi này, tôi cho rằng TS Nguyễn Xuân Diện có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi lăng mạ cơ quan công quyền. Có lẽ chả mấy nữa ông Diện sẽ được công an Hà Nội thăm hỏi.
Giờ ta bàn đến nội dung bài viết của ông Đào Tiến Thi.
Bỏ qua đoạn đầu viết kiểu định hướng dư luận, ông Thi viết như thế này:
Nguyên nhân sâu xa của cuộc đối đầu căng thẳng đó là vì những người đi biểu tình chống Trung Cộng sáng ngày 2-6-2013 bị bắt và bị giam một cách vô lý, trái pháp luật. Nhiều người còn bị đánh. Tệ hại hơn, trong khi bị giam giữ phía công an luôn bắt họ phải thừa nhận hành vi “gây rối trật tự công cộng”, trong khi ai cũng biết sự thật (những người công an càng biết rõ hơn): đây là những người yêu nước, đi biểu tình để phản đối những hành động vi phạm chủ quyền ngang ngược của Trung Cộng đối với Việt Nam, trực tiếp là hai vụ vừa qua – vụ bắn cháy ca bin một tàu cá và đâm hỏng một tàu cá khác của ngư dân Việt Nam trên Biển Đông.
Chắc ông Thi biết rằng, đoàn đi “biểu tình” này gồm những ai rồi và mục đích của họ không phải là chống Trung Quốc xâm lược. Mục đích đó chỉ là cái cớ để họ đi tập trung mà thôi. Xin hỏi ông Thi, đi biểu tình chống TQ thì sao trong Bandroll lại có hình em Phương Uyên, một tên tội phạm hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân? Sao không thay hình đó bằng hình Tàu cá bị đâm, hay hình ảnh Ca bin tàu cá bị cháy?
Ông nói, bị bắt giam vô lý, trái pháp luật, vậy ông hiểu gì về Luật? Cụ thể là các quy định về tụ tập đông người tại Nghị định 38 của Chính phủ và Thông tư 09 của Bộ Công an? Ông Thi cũng nên nhớ, họ bị tạm giữ chứ không phải bị bắt giam, và “cái Trại” như ông nói không phải là “Trại giam“, hay “phục hội nhân phẩm” mà là Trung Tâm Lưu trú. Trong trường hợp này, họ bị tạm giữ vì gây rối trật tự công cộng vì vi phạm NĐ38 và TT09 đấy (ông có thể tìm đọc trên mạng), và như thế hành vi của công an không phải là vi phạm pháp luật mà là thực thi pháp luật. Ông cũng nói “nhiều người bị đánh” và bị ép “phải nhận hành vi gây rối tật tự công cộng“, trong khí đó ông chỉ “bắc chõ nghe hơi” chứ đâu có chứng kiến? Ông không cung cấp được bằng chứng nào chứng tỏ công an đánh và ép người biểu tình cả. Xem lại bất kể một hình ảnh nào, bất kể videoclip nào do chính những người bị tạm giữ đã tung lên mạng, chúng ta không thể tìm thấy họ bị công an đánh, kể cả những videoclip có chú thích rằng ai đó bị công an đánh. Điều này thì ông phải công nhận với tôi, vì đó là sự thật! Ông cũng có thể tham khảo ý kiến của một người bị tạm giữ hôm đó là nhà văn Thùy Linh. Thùy Linh khi viết bài, đã mô tả đó chỉ là cuộc nói chuyện với công an chứ không hề có ép buộc như ông Thi nói. Ông có thể tham khảo bài “Tiền sự thứ nhất” của nhà văn Thùy Linh tại đây để biết thêm sự thật.
Lý do thứ hai mà ông Thi đề cập trong bài thực ra không đáng nói, vì việc yêu cầu không tụ tập đông người trước cổng Trung tâm là việc mà các anh công an bắt buộc phải thực hiện, vì thế, việc đặt biển cấm ở đó là hợp pháp theo quy định của pháp luật. Một lí do khác, là phòng tránh những bất trắc từ phía những người tập trung tại đó có thể gây nguy hiểm cho lực lượng công an và chính những người được trả tự do. Theo người dân, thì thành phần đó ô hợp lắm, trong đó có cả ông nữa đấy.
Thực ra, ông Thi không biết hoặc cố tình không biết cảnh các chiến sĩ công an phải nhẫn nhục chịu đựng những lời lẽ tục tĩu, thóa mạ họ trong khi làm nhiệm vụ như thế nào.
Qua các nguồn tài liệu khác nhau, chúng tôi được biết, mục đích của cuộc biểu tình này không phải là chống Trung Quốc mà là chống chính quyền và họ cố ý bị bắt để đến được Lộc Hà. Chính tại nơi này, mục đích chính của cuộc biểu tình mới được bộc lộ. Ông Thi có thể tham khảo một bài viết của Thanh Tùng có tên “Biểu tình viên” trên mạng ở đây. Tại Lộc Hà, họ yêu sách đủ thứ như kiểu hành hạ các chiến sĩ công an, từ ăn uống, nghi ngơi cho đến cật vấn những vấn đề lớn của đất nước. Một số tranh thủ chụp hình kỉ niệm, số khác thì chọc tức cán bộ để ghi âm và clip. Trong khi đó, Bùi Hằng và vài người nữa chụp hình, quay videoclip và gửi lên mạng FB. Tất nhiên, theo nhà văn Thùy Linh, họ tập trung một chỗ và phổ biến kế hoạch tiếp theo. Và kế hoạch này, quả nhiên gây hiệu ứng bất lợi cho chính quyền. Đó là “Thả thì không về và nằm ra đường” mà người dân gọi là kế hoạch ăn vạ. Đấy, tấm lòng “yêu nước” của nguời đi biểu tình đấy ông Thi ạ.
Ông Đào Tiến Thi viết hàm hồ như sau:
Thực ra thì người biểu tình cũng chỉ giải thích cho những người công an hành vi sai trái của họ. Nhưng trong khi những người công an xã mặc sắc phục có thái độ ôn hoà thì chính những thanh niên an ninh mặc thường phục lại có thái độ bặm trợn, căm tức người biểu tình ra mặt. Từ lời qua tiếng lại dẫn đến cãi cọ và xô đẩy, rồi từ cãi cọ và xô đẩy, họ cậy thế đông và có võ nghệ, đã lao vào đánh anh Chí Đức và Nguyễn Văn Phương. Họ kéo lê Chí Đức dọc theo lề đường đá dăm, từ cổng trại Lộc Hà đến cổng một cơ quan khác (hình như là một đồn công an), trên quãng đường dài khoảng mấy chục mét. Chí Đức bị đưa vào đồn. Nguyễn Văn Phương thì bị nhốt vào xe thùng kín mít, và chiếc xe này chuẩn bị lao đi.
Xin hỏi ông Thi, làm sao ông biết những thanh niên mặc thường phục là an ninh? Họ là dân thì sao? Dù họ là ai đi chăng nữa, họ cũng có quyền có cuộc sống bình yên chứ, sao họ phải chịu cảnh mất trật tự do “người yêu nước” của ông gây ra? Nếu là công an đánh Chí Đức thì ông có bằng chứng không? Tôi có quyền nghi ngờ việc Chí Đức bị đánh, có thể là do người của chính ông cố tình tạo ra để ăn vạ, bởi anh này đã nổi tiếng với những màn kịch vụng về như thế rồi. Còn nữa, ông là một Thạc sĩ mà sao ông không thể nhận biết một cơ quan khác với đồn công an? Tôi không tin là ông nhìn thấy cảnh “công an kéo Chí Đức” mà ông không ghi hình lại đâu. Rõ là ông hàm hồ, ông vu khống, và rồi tôi tin là sớm hay muộn ông cũng sẽ phải trả giá cho sự vu cáo của mình.
Một điều nữa cũng cần nói cho rõ để ông Đào Tiến Thi hiểu, đó là thấy người bị thương, dù nguyên nhân là gì thì công an cũng sẽ đưa họ đi bệnh viện. Rất tiếc, chuyện này công an không làm được bởi sự ngăn cản của những người như các ông, cố tình nằm ăn vạ ra đường. Nếu là người dân ở đó ông có bức xúc không? Ông có cảm thấy hổ thẹn không khi chính họ được thả mà không chịu về, gây cản trở giao thông, và làm mất mỹ quan đô thị?
Còn đây, một đoạn văn mà ông Đào Tiến Thi lăng mạ ngành công an:
Tôi thông cảm một phần những người cán bộ an ninh do “quần nhau” suốt một ngày với người biểu tình yêu nước, luôn bị người biểu tình dồn vào những lẽ phải không thể chối cãi được, cho nên đầu óc căng thẳng, đầy mặc cảm “bán nước”. Tuy nhiên tôi không thể nghĩ những thanh niên tuấn tú, được đào tạo bài bản bằng tiền của nhân dân đóng góp kia, lại ác đến thế, mất nhân tính đến thế.
Phải chăng họ vì tiền lương cao, bổng lộc nhiều mà sẵn sàng chà đạp lên lòng yêu nước của nhân dân, chà đạp lên mọi giá trị thông thường?
Hay là họ đã bị nhồi sọ, rằng họ chỉ có nhiệm vụ bảo vệ chế độ này, coi đó là lý thưởng thiêng liêng và sẵn sàng “tử vì đạo”, cho nên coi những người dân yêu nước muốn bảo vệ Tổ quốc trước hoạ xâm lăng của Trung Cộng, là kẻ thù không đội trời chung?
Với giọng giả nhân giả nghĩa, ông Thi bày tỏ sự thông cảm với hành động mà ông gọi là “tàn ác” của các nhân viên an ninh. Ai bảo với ông rằng những nhân viên này mặc cảm vì “bán nước“. Họ làm việc trước hết là vì chức năng nhiệm vụ được quy định trọng các văn bản quy phạm pháp luật, sau nữa, họ làm theo nghĩa vụ của mỗi công dân, ngõ hầu mang lại sự bình yên cho xã hội, trong đó có ông. Về cái sự “tàn ác” mà ông nói, bản thân ông không thấy sống sượng sao khi không thể đưa ra được một bằng chứng nào? Họ ứng xử như thế nào thì ông đọc lại bài của nhà văn Thùy Linh đi, đừng có ngồi máy lạnh mà phán như đúng rồi vậy.
Ông nói “Họ lương cao bổng lộc nhiều nên sẵn sàng chà đạp lên lòng yêu nước của nhân dân, chà đạp lên mọi giá trị thông thường“. Tôi nghĩ ông đang cuồng ngôn mất rồi ông Đào Tiến Thi ạ. Ông có biết các nhân viên an ninh này họ đang hưởng mức lương như thế nào không? Họ đang sống vất vả ra sao không? Nhưng họ không kêu ca, họ vẫn sẵn sàng thực thi nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc. Hàng năm chính họ chứ không phải các ông đã phá bao nhiêu vụ án gián điệp, phản động chống phá đất nước, họ đã làm biết bao công việc để giữ gìn chủ quyền của tổ quốc, nhưng những chiến công của họ là thầm lặng. Và giờ đây, họ lại phải đối mặt với đám bung xung lợi dụng đủ các mỹ từ để chống phá đất nước. Thử hỏi, hành động của họ là yêu nước hay bán nước? Ông nói họ vì tiền, vậy bản thân ông lấy gì để nhét vào mồm mà ăn nói bặm trợn đến vậy? Đạo đức và lương tâm của ông ở đâu? Ông vì đất nước này hay ông vì mấy đô la của ngoại bang?
Tin cùng chuyên mục:
Phiên tòa xét xử Lưu Bình Nhưỡng: Sự thật và những luận điệu xuyên tạc
Chuyện quý bà và ‘soái ca nước yến’
TikToker say rượu, đi ngược chiều, livestream thách thức CSGT khi bị kiểm tra
Không thể đổ lỗi cho đèn tín hiệu giao thông khi vi phạm luật