Mở đầu.
Mấy ngày gần đây, cộng đồng mạng nhảy cà tưng trước phát ngôn của một người có tên Hiến, được kể bởi một phụ nữ tên Dương Thị Tân, chưa rõ đã có kiểm chứng chưa, rằng “tự do là cái con cặc”. Cũng theo lời kể của chị Tân thì anh Hiến nói câu đó trong trạng thái tinh thần rất bực tức.
Ảnh: Tự do – Gần giống với sự thật
Nổi bật nhất trong các động thái cà tưng đó có lẽ là lá thư của nhà văn Nguyễn Quang Lập, post trên blog của nhà văn này, được hiểu là gửi một người cùng quê đang làm chức sắc cao trong ngành giáo dục, đề nghị sử dụng một đề bài tập làm văn do nhà văn sáng tác ra, gợi ý từ phát ngôn của trung tá Hiến. Lá thư kèm đề thi của Nguyễn Quang Lập lập tức được lan truyền rầm rộ trên mạng với những lời xuýt xoa tán thưởng độc – lạ – hay.
Vốn là một học sinh giỏi văn cấp huyện hồi cấp 2, nghe tới đề bài tập làm văn đã hay lại còn độc, lạ nữa thì máu HSGV nổi lên cuồn cuộn, Hòa Bình như sống lại thưở còn cắp sách đến trường. Vội lục tìm trên mạng nguyên văn cái “đề bài tập làm văn” đó về và cắm cúi ngồi làm bài như một cậu học sinh giỏi văn đầy đam mê ngày nào.
Để biết xem ai đang tự giam hãm mình trong con cặc, anh mới anh em thưởng thức món này nha. hã hã.
Để biết xem ai đang tự giam hãm mình trong con cặc, anh mới anh em thưởng thức món này nha. hã hã.
TẬP LÀM VĂN
Thời gian : 120p
Họ tên hs : Hòa Bình
Đề bài
Bác Hồ nói “Không có gì quí hơn độc lập tự do”. Trung tá công an Vũ Văn Hiến nói: “Tự do là cái con cặc!” Từ những gì trải nghiệm ở nước ta, bạn hãy viết một bài luận về vấn đề này để chứng minh phát ngôn của trung tá công an Vũ Văn Hiến về tự do ở Việt Nam là hoàn toàn chính xác.
Bài làm
Trong những năm gần đây, sau nhiều ý kiến phê phán, góp ý, phương pháp dạy và học môn văn theo khuôn mẫu, hạn chế tư duy sáng tạo của học sinh, đã dần được thay thế bởi những cách dạy và học mới đầy sáng tạo. Một trong những bước đổi mới mang tính cách mạng trong phương pháp dạy và học môn văn là sự xuất hiện của những đề bài tập làm văn “phản đề”, tức là yêu cầu học sinh phân tích, bình luận về chính hình thức và nội dung của đề bài đó, mà không phải làm theo những gì mà đề bài yêu cầu, vốn trước đây chỉ là “đặc quyền” trong môn toán học.
Đọc lướt qua đề bài ra trên đây, hẳn đa số các học sinh sẽ sa vào lối tập làm văn thông thường là ra sức làm theo yêu cầu “hãy chứng minh”, nhưng khi đọc kỹ ta nhận thấy nhiều điểm bất thường trong đề bài, mà có lẽ nằm ngoài ý muốn của người ra đề. Chính những điểm bất thường đó vô tình đã biến đề bài trên thành một đề tập làm văn thuộc dạng phản đề tiêu biểu. Vì vậy, bất kể do vô tình hay hữu ý thì đây vẫn là một đề tập làm văn “phản đề” rất hay, mở ra cho học sinh chúng em “mảnh đất” rộng thênh thang để tung hoành thỏa sức.
Là một học sinh giỏi văn của huyện, em rất vui mừng khi hôm nay có cơ hội để thể hiện năng khiếu văn học của mình qua việc làm bài tập làm văn theo đề bài đã ra. Em càng hào hứng hơn khi được biết đề văn đó được ra bởi nhà văn Nguyễn Quang Lập, người đã từng được đề cập đến trong vài bài văn trước đây của em.
Sau đây em xin đi vào phần phân tích và bình luận về đề bài tập làm văn nói trên.
Đọc đề xong ta có thể dễ dàng nhận thấy những điểm sai trong cả hình thức lẫn nội dung.
Về hình thức đề bài nói trên có hai điểm sai cơ bản.
Điểm sai thứ nhất : Nhập đề bằng một câu nói rồi lại yêu cầu chứng minh cho một câu nói khác. Nhập đề là câu nói nổi tiếng của Bác Hồ, một vĩ nhân, “không có gì quý hơn đôc lập tự do”. Sẽ là bình thường nếu như sau câu nhập đề là yêu cầu chứng minh một điều gì đó xung quanh câu nói này. Tuy nhiên, ngay sau câu nhập đề người ra đề lại đưa ra tiếp một câu nói khác, được biết là câu nói tục trong cơn nóng giận của viên trung tá Vũ Văn Hiến nào đó, một kẻ tầm thường, “tự do là cái con cặc”, và yêu cầu chứng minh cho câu nói ấy. Như vậy việc viện dẫn câu nói của Bác Hồ trong đề bài là thừa. Cái sai ở đây là: ra đề bài thừa thành tố và phi logic.
Điểm sai thứ hai: yêu cầu chứng minh một khái niệm trừu tượng (tự do) là một sự vật cụ thể (con cặc), không có sự tương đồng nào. Lại sẽ là hợp lý nếu người ra đề yêu cầu chứng minh tự do là có, hoặc có nhưng chưa hoàn toàn, hoặc hoàn toàn chưa có trong một phạm vi không gian, thời gian nào đó. Hoặc giả người ra đề yêu cầu chứng minh con cặc giống với một vật gì khác, như cái đầu của anh ta chẳng hạn, thì với những sự tương đồng dễ dàng nhận thấy như hình thù tròn tròn, hôi hám, bẩn thỉu, có ngấn và … có lông v.v… là hoàn toàn chấp nhận được. Điểm sai ở đây là: ra đề bài có yêu cầu phi lý.
Đằng sau hình thức luôn ẩn chứa những nội dung nhất định. Vậy, đằng sau những cái sai về mặt hình thức của đề văn nêu trên, ta có thể thấy những nội dung gì?
Điểm sai thứ nhất về hình thức thể hiện sự kém cỏi trong tư duy logic của người ra đề. Điều đáng nói nữa là khi đặt hai câu nói, một của vĩ nhân với lời phát biểu mang tính tư tưởng lớn, bên cạnh một câu chửi tục của một kẻ vô danh tiểu tốt trong cơn nóng giận, cho thấy sự thấp kém về trình độ của người ra đề khi không phân biệt được đâu là vĩ nhân, đâu là người tầm thường, không nhìn ra ngữ cảnh của câu nói. Ở đây ta có thể đặt giả thiết là người ra đề biết được sự phi lôgic đã nêu, phân biệt được vĩ nhân và người thường nhưng vẫn cố tình đặt hai câu nói cạnh nhau nhằm mục đích hạ thấp vĩ nhân, thì điều đó chứng tỏ người này không chỉ yếu kém về trình độ mà còn bỉ ổi cả về nhân cách. Tất nhiên biết hay không biết thì có lẽ chỉ người ra đề mới trả lời được.
Điểm sai thứ hai về hình thức thể hiện sự kém cỏi trong tư duy trừu tượng. Trong thực tiễn ngôn ngữ đời thường, người ta vẫn sử dụng cách nói có phần phi lý (so sánh giữa một sự vật cụ thể với một khái niệm trừu tượng) nhưng ẩn ý bên trong thì ai cũng hiểu, tiêu biểu là trường hợp khi người ta nói tục. Ta thường thấy khi chê bai một điều gì đó trong cơn tức tối bột phát, người ta thường đem nó ra so sánh với bộ phận bài tiết kiêm sinh dục của con người, hay động vật, nhất là của giống đực, tức con cặc. Qua một tư duy bình thường, người nghe ghi nhận sự so sánh phi lý đó như một thái độ thuộc về cá nhân người nói, vấn đề phải chứng minh không đặt ra. Chẳng hạn trước đây trong cộng đồng mạng có một blog hay, tên là “Quêchoa” có khá đông người truy cập, nhưng sau đó blog này biến chất không còn hay nữa, tới mức có người phải nói “Quechoa bây giờ như cặc” , đơn giản là tỏ thái độ với blog đó. Không ai bắt người nói câu đó phải chứng minh “Quechoa” giống con cặc ở chỗ nào.
Vậy vấn đề cần lý giải là tại sao người ra đề đưa ra yêu cầu “chứng minh phát ngôn của ông Vũ Văn Hiến về tự do ở Việt Nam là hoàn toàn chính xác”, tức vẫn yêu cầu chứng minh rằng ở Việt Nam tự do là cái con cặc? Không có câu giải thích nào khác hơn là người ra đề muốn hàm ý nói tự do ở Việt Nam là không có. Nếu người ra đề phủ nhận câu giải thích này thì bài văn của em xin được dừng tại đây, phần lập luận phản đề chấm dứt (tất nhiên nếu phủ nhận thì anh ta phải giải thích rõ vì sao anh ta cho rằng “tự do ở Việt Nam là con cặc” là chính xác). Bằng không, em xin tiếp tục phần bình luận dưới đây.
Có thể nói văng tục khi tức giận là một trong những lỗi lầm dễ được tha thứ nhất của người Việt. Bởi khi tức giận, người ta đôi khi mất lý trí (tạm thời) và nói những câu chính bản thân họ không ý thức được cho đến khi bình tâm trở lại. Nhưng ở đây người ra đề đã chộp ngay lấy câu nói thiếu kiểm soát kia và gắn với nhận thức chủ quan của mình, để biến nó thành nhận định của cá nhân anh ta, nghĩa là anh ta cho rằng ở Việt Nam “tự do là cái con cặc”, tức không có tự do, là đúng, và sau đó đề nghị người khác chứng minh nhận định đó là đúng. Đây chính là điểm sai cơ bản và trầm trọng nhất của đề văn này : người ra đề đã cố tình áp đặt nhận thức chủ quan của mình lên người khác, và điều quan trọng hơn là liệu nhận thức chủ quan đó có đúng hay chưa (mà đề bài yêu cầu chứng minh là đúng)?
Em xin làm sáng tỏ phần nào câu hỏi đó dưới đây.
Trong số các định nghĩa về tự do của các nhà triết học cổ kim, em thích nhất định nghĩa của nhà triết học vĩ đại John Locker : “Tự do là khả năng con người có thể làm bất cứ điều gì mà mình mong muốn mà không gặp bất kỳ cản trở nào”, bởi nó vừa bao quát, vừa dễ hiểu, phù hợp với trình độ nhận thức của hầu hết mọi người. Tuy nhiên đó là khái niệm tự do tuyệt đối, không có giới hạn do đó cần bổ sung thêm cụm từ “trong khuôn khổ pháp luật”. Bởi lẽ sự tự do không có giới hạn ắt sẽ dẫn đến việc tự do của người này xâm hại đến tự do của người kia, xâm hại đến lợi ích chung của cộng đồng, xã hội. Pháp luật sinh ra chính là để hạn chế tác động tiêu cực của sự tự do không giới hạn đó.
Như vậy tự do là một khái niệm liên quan chặt chẽ đến nhận thức của mỗi người trong sự so sánh giữa mong muốn của mình với sự cản trở nỗ lực thực hiện mong muốn đó bởi những yếu tố bên ngoài.
Trong nhận thức của em, tự do của con người là được sinh sống, làm ăn, học hành, đi lại, vui chơi … ở bất cứ nơi nào mình muốn trên đất nước này, được đi ra nước ngoài làm ăn, du lịch, học tập và kể cả định cư, được viết, được nói những gì mình nghĩ là đúng và muốn nói. Những điều đó hoàn toàn không bị cản trở ở Việt Nam. Em thường nghĩ những ai đã từng sống qua hay biết qua sách vở về Việt Nam thời trước Đổi mới, cái thời hầu hết mọi sinh hoạt của người dân được quản lý bằng hộ khẩu, lý lịch, ngăn sông cấm chợ, phát ngôn thường bị bắt bẻ, “nâng quan điểm” … hẳn sẽ sung sướng biết bao khi được hít thở bầu không khí tự do hôm nay.
Nhưng em biết rằng không phải ai cũng thấy như vậy.
Em có ông anh thường đi công tác tại Singapore, anh than phiền rằng ở bên đó hút thuốc lá thật là khó khăn, phải đi hàng trăm mét để tìm nơi có gạt tàn thuốc mới hút được, và trong suy nghĩ của anh, mỗi lần phải sang Sing đối với anh là một lần đến với xứ sở mất tự do?!!!
Cách đây vài năm có vụ án khá ồn ào tại TP. Hồ Chí Minh, một cựu chủ tịch một ngân hàng bị án tù vì đe dọa giết đồng nghiệp. Được biết, sau khi mãn hạn tù đã lâu anh ta vẫn còn than phiền rằng chỉ là đe dọa, chỉ là nói chứ đâu có làm, là ngôn luận thôi cũng không được tự do sao?!!!
Chỉ xin nêu hai ví dụ nhỏ để thấy nhận thức về tự do ở mỗi người khác nhau là khác nhau, cho dù cùng sống trong một môi trường, cơ hội thực hiện các mong muốn cá nhân là như nhau. Hai con người trên có một chút đáng thương khi họ không vượt qua được thói quen và sự hạn chế hiểu biết về luật pháp, để rồi thấy tự do của mình không được hoàn toàn như mong muốn. Nhưng họ chưa đến mức vì thế mà phủ nhận hết sự tự do của mình.
Trong khi đó có những người chỉ vì không thỏa mãn một vài mong muốn nào đó của bản thân mà phủ nhận hết tất cả. Thậm chí có những người thừa nhận rằng với cá nhân họ không có cản trở nào với việc thực hiện những mong muốn của mình ngoài năng lực của bản thân họ, nhưng họ cảm thấy mất tự do vì những mong muốn của … người khác bị cản trở, hoặc cảm thấy mất tự do vì … bức xúc trước những sự việc, hiện tượng nào đó trong xã hội khiến họ không hài lòng. Và họ thấy rằng xung quanh họ, đất nước mà họ đang sống không có tự do. Người ra đề bài văn này, nhà văn Nguyễn Quang Lập, theo em là một người trong số này. Thôi thì nhận thức ra sao, cảm nhận thế nào, đó là quyền của họ. Em không bắt họ phải suy nghĩ và nhận thức giống mình. Điều khiến em băn khoăn ở đây là tại sao lại có những người có xu hướng phủ nhận tất cả như vậy?
Em từng đọc một số bài viết về những người Việt chống cộng cực đoan ở hải ngoại và bắt gặp một cụm từ rất hay, đó là “tự giam hãm mình trong bóng tối thù hận” và bất chợt nhận ra rằng cụm từ này cũng rất thích hợp để dành cho những người đang thấy Việt Nam không có tự do, với một chút thay đổi cho phù hợp hơn, là “tự giam hãm mình trong nhận thức u tối về tự do”. Vì thế, họ đã sống trong tự do mà không thấy mình tự do.
“Tự giam hãm mình trong nhận thức u tối về tự do”.
Đó là câu trả lời cuối cùng của em về câu hỏi trên 🙂
Như đã nói ở trên, phần phân tích này chỉ nhằm làm sáng tỏ phần nào về câu hỏi “nhận thức chủ quan mà đề bài áp đặt đã đúng hay chưa?” mà không kết luận đúng-sai, bởi đối với nhận thức về tự do thì không có chuyện đúng hay sai, mà chỉ có sáng hay tối mà thôi.
Cho nên, vận câu trả lời cuối cùng của em vào trường hợp của nhà văn Nguyễn Quang Lập khi cho rằng tự do ở Việt Nam là không có, rằng chỉ là cái con cặc, qua việc sáng tác ra đề tập làm văn trên đây, có thể thấy rằng nhà văn Nguyễn Quang Lập đang tự giam hãm mình trong … cặc.
Người ta nói văn học có tính dự báo quả không sai. Em còn nhớ nhà văn Nguyễn Quang Lập có niềm tự hào là có chim rất to, và trong một bài viết trước đây em đã từng cảnh báo nhà văn rằng “chim to chắc đéo đời hay”. Và bây giờ thực tế đã cho thấy điều đó, một người tự nhốt đời mình trong con cặc thì có thể nói là đời người đó hay được không?
Bài bê từ @ By Hòa Bình, có đẽo gọt cho thêm phần tinh tế và thanh thoát.
Tin cùng chuyên mục:
Mặt tối của ân xá: Quyền lực Tổng thống hay công cụ bao che?
Bước đột phá trong cải cách bộ máy Nhà nước
Phiên tòa xét xử Lưu Bình Nhưỡng: Sự thật và những luận điệu xuyên tạc
Chuyện quý bà và ‘soái ca nước yến’