Enes Kanter Freedom và Nhân quyền

Người xem: 184

Khoai@
 
Cách đây hơn một tuần, con gái Trương Duy Nhất là Trương Thục Đoan đã thiết kế đôi giày in hình công an Việt Nam đang che miệng một nữ sinh nhằm vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền. Hình ảnh này sau đó được nhiều trang chống cộng đăng tải lại với những bình luận tiêu cực. Một trong số các điển hình là cầu thủ bóng rổ nhà nghề Mỹ Enes Kanter Freedom.

 

Enes Kanter Freedom đã đăng tải bức ảnh chụp đôi giày đó lên trang cá nhân cùng một status có nội dung: “Hàng trăm người bảo vệ nhân quyền và nhà báo đang có nguy cơ, quấy rối, hay hành hạ ở Việt Nam, nơi này không tự do thể hiện, không tự do ngôn luận, không có báo chí miễn phí. Ủng hộ Nhân Quyền tại Việt Nam”. 
Người Việt thường nói “Trăm nghe không bằng một thấy” như một lời khuyên dành cho mọi người về sự cần thiết của việc chứng kiến tận mắt mà không nên tin vào những phát biểu hoặc đồn đại thiếu căn cứ. 
 
Tôi dám chăc chắn rằng, Enes Kanter Freedom chưa từng tới Việt Nam và vì thế anh ta cũng chưa từng chứng kiến về tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Thế nhưng, chỉ vài dòng chữ định kiến, dù sai thực tế trên một đôi giày đã làm anh ta tin là thật và lú lẫn tới mức lên án cái gọi là “tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam”. Không biết mà phát biểu, người Việt gọi đó là phát biểu liều, năng hơn chút là “thằng ngu”, “thằng mất dạy”.
 
Với những gì Việt Nam đang làm, và những gì đang diển ra ở Việt Nam, có thể khẳng định Enes Kanter Freedom đang có cái nhìn sai lệch, thiếu khách quan và thậm chí là xuyên tạc thực tế về tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Nhân quyền ở Việt Nam được thể hiện trên nhiều khía cạnh của đời sống xã hội.
 
Đã từ lâu, quyền con người và pháp luật về quyền con người đã được quy định cụ thể trong Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992 và đặc biệt là Hiến pháp năm 2013 đã thể chế hóa quan điểm của Đảng về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, phù hợp với thực tiễn Việt Nam và chuẩn mực quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã tham gia.
 
Hiến pháp năm 2013 bao gồm 11 chương, 120 điều, trong đó riêng Chương II có 36 điều quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Đồng thời, các nội dung liên quan đến quyền con người không chỉ được quy định trong Chương II mà còn được đưa vào các chương khác của Hiến pháp, tạo cơ sở pháp lý cao nhất để mọi người được thụ hưởng, thực hiện và bảo vệ quyền con người của mình.
 

Điểm đáng chú ý là khi quy định quyền con người, quyền công dân, các điều của Hiến pháp xác định rõ “mọi người có quyền”, “công dân có quyền” để khẳng định tính pháp lý của các quyền được Hiến pháp thừa nhận, tôn trọng và bảo vệ. Đồng thời, để bảo đảm quyền con người trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, hệ thống pháp luật về quyền của con người cũng đã được bổ sung, hoàn thiện như việc ban hành Luật Báo chí; Luật Tín ngưỡng, tôn giáo; Luật Tiếp cận thông tin; Luật An ninh mạng…

Việt Nam cũng đã tham gia hầu hết các công ước quốc tế cơ bản, quan trọng nhất về quyền con người và được luật hóa. Cụ thể, tham gia 4 Công ước Geneve của Luật Nhân đạo quốc tế năm 1957 (cải thiện tình trạng cho thương binh và bệnh binh thuộc lực lượng vũ trang chiến đấu trên bộ; cải thiện tình trạng của thương binh, bệnh binh và những người đắm tàu thuộc lực lượng vũ trang trên biển; đối xử với tù binh chiến tranh; bảo vệ thường dân trong thời gian chiến tranh).
 
Tham gia Công ước về quyền dân sự, chính trị; Công ước về quyền kinh tế – xã hội và văn hóa, ký ngày 24/9/1982; Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ, ký ngày 18/12/1982; Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc, ký ngày 19/3/1982; Công ước về quyền trẻ em, ký ngày 20/2/1990; Công ước về quyền của người khuyết tật, ký ngày 22/10/2007; tham gia trong việc thành lập Ủy ban liên Chính phủ ASEAN về nhân quyền, ký ngày 23/10/2009, Ủy ban thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ và trẻ em ASEAN (ACWC), ngày 7/4/2010…
 
Thực tế, quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm theo Hiến pháp, pháp luật. Những thành quả trong việc bảo đảm, tôn trọng quyền con người và nâng cao chất lượng thụ hưởng các quyền con người của mọi người dân được thể hiện trên mọi lĩnh vực, ở mọi điều kiện, hoàn cảnh và đã được cộng đồng quốc tế, Liên hợp quốc ghi nhận, đánh giá cao. 
 
Việt Nam là một trong sáu quốc gia thành viên Liên hợp quốc đã hoàn thành phần lớn các Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ trước thời hạn năm 2015 và được xem là tấm gương điển hình của cộng đồng quốc tế trong thực hiện mục tiêu phát triển bao trùm, không ai bị bỏ lại phía sau của Liên hợp quốc.
 
The Economist tháng 8/2020 xếp Việt Nam trong tốp 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất thế giới. Năm 2019, Việt Nam đã lọt vào tốp 10 danh sách những quốc gia đáng sống và làm việc nhất thế giới. Việt Nam nằm trong nhóm các nước có tốc độ tăng trưởng chỉ số HDI cao nhất trên thế giới vào năm 2019.
 
Báo cáo “Phát triển con người năm 2019” được Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) công bố ngày 9/12/2019, với chỉ số HDI là 0,63, Việt Nam xếp thứ 118 trong tổng số 189 nước. Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam tăng 4,8 năm, số năm đi học trung bình tăng 4,3 năm, thu nhập bình quân đầu người tăng khoảng trên 354%; tỷ lệ nghèo đa chiều ở Việt Nam giảm từ 9,88% (năm 2015) xuống còn 3,73% (năm 2019)…
 
Trang mạng “We are social” cho biết, năm 2020 Việt Nam có hơn 68 triệu dân sử dụng Internet (chiếm tỷ lệ 70% dân số) với mục đích sinh kế, học tập, giải trí, biểu đạt và thực hiện các quyền con người của mình, kể cả những quyền dân sự, chính trị như tham gia đóng góp ý kiến vào các dự thảo văn bản chính sách, pháp luật, văn kiện Đại hội Đảng.
 
Đồng thời, với những thành tựu trong việc tôn trọng, bảo đảm về quyền của con người, Việt Nam được tín nhiệm là thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (nhiệm kỳ 2014 – 2016). Tại khóa họp lần thứ 73, tại trụ sở Liên hợp quốc vào ngày 7/6/2019, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã bầu Việt Nam làm Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 – 2021 với số phiếu gần tuyệt đối (192/193 phiếu).
 
Mới đây, Việt Nam đã hoàn thành tốt vai trò Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trong tháng 1 và tháng 4 năm 2021 với nhiều dấu ấn, đóng góp, trong đó có vấn đề bảo đảm quyền con người trước đại dịch COVID-19 được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao và thể hiện uy tín, vị thế quốc tế ngày càng tăng của Việt Nam.
 
Thành tựu đảm bảo nhân quyền tại Việt Nam trên các lĩnh vực đời sống văn hóa, xã hội, kinh tế, đặc biệt là những thành tựu của Việt Nam trong việc phòng, chống dịch COVID-19 và bảo đảm quyền sống là quyền cao nhất trong đại dịch COVID-19 là những minh chứng rõ nét nhất trong bảo đảm quyền của con người trước những biến cố, đại dịch mà người dân trên toàn thế giới phải trải qua.
 
Dài dòng như thế để thấy, nhân quyền ở Việt Nam luôn được đề cao và thực thi trong thực tiễn. 
 
Một ví dụ rất nhỏ là Việt Nam có tới 68% người dân sử dụng mạng xã hội để bày tỏ quan điểm trên không gian mạng mà không gặp khó khăn gì dù vào trang tìm kiếm Google search, Facebook, Twitter hay Zalo, Youtube. Tiktor… trong khi đó người dân Trung Quốc không được tiếp cận với công cụ tìm kiếm Google, mạng xã hội FB mà thay vào đó là những ứng dụng tương tự do chính Trung Quốc tự phát triển như Weibo. 
 
Mới đây nhất, khi xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine xảy ra, người dân Ukraine, Mỹ và EU chỉ nhận được thông tin một chiều, thiếu khách quan và thậm chí là tin giả do chính sách và các lệnh trừng phạt của Mỹ và NATO đưa ra. Điều này có nghĩa người dân đã bị chính phủ Mỹ, EU, Ukraine tước đoạt quyền tiếp cận thông tin chính xác, đa chiều… Vậy nhân quyền ở đâu hả Freedom?
 
Ở một hệ quy chiếu khác, chúng ta sẽ phải đặt câu hỏi rằng, một anh chàng bóng rổ chưa từng đến Việt Nam lại có thể lên tiếng chỉ trích tình hình nhân quyền của Việt Nam và rằng anh ta lấy quyền và tư cách gì để đánh giá về tình hình nội bộ của một quốc gia khác, chưa kể đến việc đánh giá đó sai sự thật?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *