Như tờ The Wall Street Journal hôm qua đưa tin, để giải quyết cuộc chiến ở Ukraina, các cố vấn và trợ lý của Trump đã đưa ra phương án gồm ba ý chính: 1) Tạo ra một khu phi quân sự dài khoảng 1,3 nghìn km dọc theo chiến tuyến hiện tại; 2) Ukraina phải cam kết không gia nhập NATO trong ít nhất 20 năm tới; 3) Giao cho châu Âu việc hỗ trợ vũ khí, tiền bạc, chuyên gia quân sự cho Ukraina, Mỹ hoàn toàn không tham gia.
Đây có thể gọi là các điểm then chốt trong dự thảo kế hoạch hòa bình của Trump, đội ngũ của ông ta đã bàn bạc, ông ta đã thông qua và cho lên tờ báo uy tín của Mỹ để thăm dò phản ứng của các bên, chỉnh sửa lại nếu cần thiết và sẽ là quyết định cuối cùng của Chính phủ Mỹ về vấn đề Ukraina. Để hiểu rõ hơn đề xuất của Trump, chúng ta xem phản hồi của ba tâm điểm có quan hệ trực tiếp đến vấn đề này.
Mátxcơva không phản đối nhưng yêu cầu cần cụ thể và chi tiết hơn. Chiều hôm qua, khi đại diện truyền thông hỏi, thư ký báo chí Điện Kremlin Peskov trả lời: “Bài đăng của The Wall Street Journal về kế hoạch được cho là của đội ngũ của D.Trump nhằm giải quyết xung đột ở Ukraina mang tính trừu tượng khi không có một người cụ thể chịu trách nhiệm về công việc”.
Trước đó, vào tối 5/11, Peskov đã nói rằng Tổng thống Putin không chúc mừng chiến thắng bầu cử của ông Trump do chính sách không thân thiện của Mỹ đối với Nga. Và TASS hôm qua đưa tin, Peskov nói rõ: Không loại trừ khả năng V.Putin sẽ có liên lạc với Tổng thống đắc cử Trump trước lễ nhậm chức dự kiến vào ngày 20/1/2025. Điều này phụ thuộc vào chính Trump, chính ông ta trước đó đã tuyên bố ý định liên lạc với Putin trước khi chính thức nhậm chức.
Ngoài ra, hôm qua tờ BelTA đưa tin, Tổng thống Belarus Lukashenko phát biểu rằng D.Trump hứa sẽ giải quyết xung đột ở Ukraina, và nếu lời hứa này được thực hiện, Belarus sẽ gửi đơn đề cử trao giải Nobel Hòa bình cho ông ấy.
Kiev giả bộ làm ngơ, coi như không có, tức là không chấp nhận đề xuất này của quan thầy gần gũi nhất của mình. TASS hôm qua đưa tin, Dmitry Litvyn, cố vấn của Văn phòng Tổng thống Ukraina, phủ nhận bài báo của WSJ về kế hoạch được cho là của Trump, người đã thắng cử, nhằm tạo ra một khu phi quân sự ở Ukraina.
Litvin nói rằng “kế hoạch thực sự của các Tổng thống khó có thể được công bố trên báo chí”, đồng thời nói thêm rằng lúc nào cũng có nhiều thứ được “ném lên” báo chí. Ngoài ra, theo lời của chính Zelensky, trong buổi tối 5/11 khi Zelensky gọi điện chúc mừng Trump và nói chuyện khá lâu, Trump không nói về tầm nhìn của mình trong việc chấm dứt xung đột ở Ukraina, tức là không đả động gì đến vấn đề được chế độ Kiev quan tâm nhất.
NATO cực lực phản đối, muốn lôi kéo Mỹ theo xu hướng của mình. Hôm qua tờ Reuters đưa tin, Tổng thư ký NATO Mark Rutte kêu gọi Trump ủng hộ Ukraina chứ không thêm sức mạnh cho Nga là quốc gia được cho là đang “đe dọa châu Âu”.
Tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng Chính trị Châu Âu đang diễn ra ở Budapest, khi nói chuyện với các phóng viên, Tổng thư ký NATO không vòng vo mà tuyên bố thẳng thừng rằng ông có ý định thảo luận với Trump về mối đe dọa từ cái gọi là “Trục ma quỷ” mà phương Tây ám chỉ 4 quốc gia là Nga, Trung Quốc, Triều Tiên và Iran.
M.Rutte nói về ý định kêu gọi Trump ủng hộ Ukraina và không đứng về phía Nga. Ông ta nhấn mạnh rằng nếu Mátxcơva thành công trong cuộc xung đột với Kiev thì Nga sẽ có trong tay một vùng lãnh thổ rộng lớn cùng với quân đội Ukraina cũng như người dân Ukraina. Và Nga, được truyền cảm hứng từ chiến thắng, chắc chắn sẽ đe dọa châu Âu.
Và M.Rutte cũng không quên công khai lôi kéo Mỹ về phía mình khi nói: “Đây sẽ không chỉ là mối đe dọa đối với châu Âu, đối với phần châu Âu của NATO mà còn đối với Hoa Kỳ. Vì vậy, chúng ta phải cùng nhau nỗ lực không chỉ để giải quyết mối đe dọa từ Nga mà còn từ Nga, Iran, Triều Tiên, Trung Quốc”.
Thiết nghĩ, Nga và Belarus có ý kiến như trên cho thấy về cơ bản Nga có thể chấp nhận quan điểm chung của kế hoạch và Tổng thống Putin giữ khoảng cách với mục đích giúp D.Trump tỉnh táo suy nghĩ để có những biện pháp và lộ trình cụ thể.
Phản ứng của Kiev ẩn chứa sự phản đối vì đề xuất của D.Trump hoàn toàn không nói gì về những điều “tâm đắc nhất” của chế độ Kiev như đường biên giới, cũng như việc quân đội Nga phải rút đi hoặc các vùng lãnh thổ mới sáp nhập. Nếu kế hoạch này thực thi thì Zelensky sẽ không còn, ít nhất là trên đất Ukraina.
Còn những tuyên bố của NATO càng cho thấy rõ bộ mặt thật của khối này, trong tương lai, rất có khả năng Mỹ chỉ là quan sát viên của NATO khi các nước châu Âu sẽ kiệt quệ vì những “đam mê” bài Nga của mình – D.Trump tội gì phải bỏ tiền túi ra để “nuôi họ” và Hoa Kỳ sẽ phải hổ thẹn khi mình là thành viên của một tổ chức quốc tế “òi ọp” như vậy.
(Bức ảnh hiếm tại Hội nghị thượng đỉnh G-20 ở Hamburg năm 2017 khi Trump nhậm chức Tổng thống mới hơn 1 năm)
Nguồn: Reuters: https://www.reuters.com/world/north-korea-russia-ties-are-also-threat-us-security-nato-chief-says-2024-11-07/
Bài chép của Fb Nước Nga Trẻ (Россия Молодая)
Tin cùng chuyên mục:
UNESCO công nhận tín ngưỡng thờ Mẫu và luận điệu sai trái của Nguyễn Xuân Diện
Cà phê phố
Ukraine nói điều đáng sợ về tên lửa mới của Nga
Trừng phạt Nga hay cuộc ‘chiến tranh kinh tế’ tổng lực của phương Tây trên khắp thế giới