Hàng loạt bất động sản có giá trị tại TP. Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam lộ ra trong vụ án ly hôn của ông Lê Phước Hoài Bảo – nguyên Giám đốc Sở KH-ĐT Quảng Nam.
Ngày 8/5, Tòa án nhân dân quận Cẩm Lệ (Đà Nẵng) quyết định hoãn phiên tòa xét xử vụ án ly hôn giữa bị đơn là ông Lê Phước Hoài Bảo, cựu Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Quảng Nam và nguyên đơn là bà Nguyễn Thị Hồng Thủy.
Về tranh chấp ly hôn, nuôi con chung, chia tài sản chung, nợ chung giữa ông Lê Phước Hoài Bảo và vợ vì một đại diện ngân hàng liên quan đến vụ án có đơn xin hoãn phiên tòa và 3 người khác có liên quan vắng mặt không lý do.
Chia sẻ với Báo Lao Động, bà N.T.H.T – vợ ông Bảo cho biết, nguyên nhân bà T có đơn khởi kiện ra tòa là do 2 bên thỏa thuận ly hôn bất thành.
Trong đơn khởi kiện của mình, bà Thủy đề nghị tòa án giải quyết cho 2 người ly hôn, phân chia tài sản chung, nợ chung và xử lý tranh chấp nuôi 2 con.
Ông Lê Phước Hoài Bảo – cựu Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Quảng Nam.
Dẫn nguồn từ VTV, tòa án đã triệu tập 7 người hoặc đơn vị đến phiên xử với tư cách “người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan” nhưng 3 người vắng mặt. Trong đó, phía ngân hàng Vietcombank vắng với lý do xin hoãn phiên tòa; 2 người khác vắng không lý do.
Đại diện viện kiểm sát cho rằng, phiên tòa mở lần đầu, do có nhiều người liên quan vắng mặt nên cần hoãn xét xử. Cả ông Bảo và bà Thủy đều đề nghị tòa căn cứ quy định để xem xét xử tiếp hay không.
Phía luật sư bảo vệ bà Thủy trình bày thêm, bên nguyên đơn đã nộp văn bản, đề nghị tòa án xử lý 6 vi phạm tố tụng trước khi mở phiên tòa nhưng không được giải quyết. Bà Thủy còn nộp bổ sung yêu cầu khởi kiện từ tháng 1 vừa qua và đến nay vẫn chưa thấy tòa án thông báo tiếp nhận hay chưa hoặc cho tạm ứng án phí.
Ngoài ra, 2 người liên quan có yêu cầu độc lập nhưng chưa được tiến hành hòa giải nên tòa án cần xem xét việc này. Trong buổi hòa giải duy nhất được tiến hành, ông Bảo vắng mặt.
Sau đó, Chủ tọa đã vào phòng hội ý và hội đồng xét xử sau đó thống nhất hoãn phiên tòa và sẽ mở lại vào sáng 17/5.
Theo đơn khởi kiện của bà Thủy, bản thân có nguyện vọng được nhận trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng 2 con chung cho đến khi các con đủ 18 tuổi và không yêu cầu ông Lê Phước Hoài Bảo phải cấp dưỡng nuôi con chung sau ly hôn.
Về tài sản chung, bà Thủy yêu cầu tòa án chia đôi tài sản chung và cả khoản nợ trong thời kỳ hôn nhân của bà và ông Lê Phước Hoài Bảo gồm 8 bất động sản và 1 phần vốn góp công ty.
Đáng chú ý, cả 8 bất động sản này đều là những khu đất vàng ở TP Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam, đơn cử như quyền sử dụng đất thuộc thửa đất số 21 và 22, tờ bản đồ số 7, diện tích đất 150,2m2 tọa lạc tại khu dân cư khách sạn căn hộ và thương mại dịch vụ 2.9, phường Bình Thuận, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng.Tại Quảng Nam, bà Thủy và ông Bảo có những bất động sản chung hàng trăm m2 như quyền sử dụng đất 288,75m2, có địa chỉ Khu tái định cư ven biển Duy Hải, thôn Tây Sơn Đông, xã Duy Hải, huyện Duy Xuyên; quyền sử dụng đất có diện tích đất 400m2, địa chỉ Khu tái định cư hồ Đông Tiễn, xã Bình Trị, huyện Thăng Bình; quyền sử dụng đất có diện tích đất 319m2, địa chỉ Khu đô thị số 3 phường Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
Bà Thủy chỉ yêu cầu nhận hiện vật là ngôi nhà tại địa chỉ số 419 – 421 đường Nguyễn Hữu Thọ, phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng và phần vốn góp tại Công ty TNHH Phát triển Giáo dục M. Đ (hoạt động tại địa chỉ trên). Ông Bảo nhận tất cả bất động sản còn lại và có trách nhiệm trả lại phần dư cho bà Thủy.
Nguồn từ báo Công Lý, ông Bảo (quê quán Quảng Nam) từng giữ chức Giám đốc một Sở tỉnh Quảng Nam. Tháng 7/2018, HĐND tỉnh Quảng Nam đã miễn nhiệm chức danh HĐND tỉnh đối với ông Bảo UBND tỉnh Quảng Nam cũng thu hồi quyết định bổ nhiệm GĐ Sở đối với ông Bảo do có sai phạm.
Trước khi bị rút quyết định bổ nhiệm chức Giám đốc Sở, ông Bảo cũng bị Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh Quảng Nam có quyết định xóa tên trong danh sách đảng viên.
Nguồn: Hồng Quyên (t/h)
Tin cùng chuyên mục:
UNESCO công nhận tín ngưỡng thờ Mẫu và luận điệu sai trái của Nguyễn Xuân Diện
Cà phê phố
Ukraine nói điều đáng sợ về tên lửa mới của Nga
Trừng phạt Nga hay cuộc ‘chiến tranh kinh tế’ tổng lực của phương Tây trên khắp thế giới