“Không thể gọi là “đốt lò”, “chống tham nhũng” nếu không chịu thay đổi thể chế” – Vị linh mục thuộc DCCT Việt Nam Đinh Hữu Thoại đã viết như thế trên facebook cá nhân sau khi dẫn về một stt khác của facebooker Thach Vu: “Hai sự thật không thể phủ nhận:
– CB tham nhũng từ phường xã cả nước đến UVBCT là sản phẩm trực tiếp của CƠ CHẾ hiện nay.
– Người “đốt lò vĩ đại” cũng là người nhất định duy trì CƠ CHẾ đó!”.
Chiêu trò được linh mục Đinh Hữu Thoại, DCCT Việt Nam nêu lên (Nguồn: Ảnh chụp từ facebook).
Đây không phải lần đầu tiên vị linh mục Dòng chúa cứu thế này nói ra những điều như thế. Sự hằn học, bất đồng với chế độ khiến ông ta chỉ nhìn được có thể và trong mọi vấn đề phản ánh, ông ta luôn cố gắng thể hiện cho được cái ý đồ thường trực đó. Tuy nhiên, cái gọi là “muốn chống tham nhũng hiệu quả thì phải thay đổi chế độ” được nói đến thực chất chỉ là chiêu trò của những kẻ luôn muốn thay đổi chế độ nhưng “lực bất tòng tâm”.
Từ cách gợi mở của linh mục này và facebooker Thach Vu, một câu hỏi được đặt ra là có phải thể chế hiện nay của Việt Nam đang đẻ ra tham nhũng? hay tham nhũng là hệ quả tất yếu của những cơ chế lỗi thời và những quy định không đủ sức kiểm tỏa, xử lý khi có tham nhũng xảy ra?
Các câu hỏi này có thể trả lời ngay luôn là không, bởi nếu tham nhũng là bệnh của một chế độ thì không có chuyện vấn nạn này đang hiện hữu, có mặt ở hầu hết các nước từ XHCN đến TBCN, từ nước giàu đến nước nghèo, bất chấp không có sự đồng nhất về mặt thể chế. Đến như các nước phương Tây Tư bản chủ nghĩa cũng đau đầu khi đối diện với nó. Và xin thưa một khi đã là bệnh chung, của thế giới thì việc cá thể hóa, gắn ghép cho một nước, một chế độ sẽ xem chừng là thiếu thuyết phục và điều không nên làm. Cái ý tưởng “”muốn chống tham nhũng hiệu quả thì phải thay đổi chế độ” vì thế cũng khó lòng thuyết phục được những người hiểu chuyện.
Xung quanh câu chuyện đang được nói đến không phải thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng đang phải bó tay, không có những giải pháp hữu hiệu để phòng chống. Mà trên thực tế, nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam đã thực sự thành công trong cách chống tham nhũng dựa trên nguyên tắc “đánh chuột không để vỡ bình”.
Theo đó, nhận thức được tham nhũng đẻ ra từ cơ chế (không phải thể chế) và nhất là việc cơ chế cũ không đủ sức trói buộc, hướng lái những chủ thể có quyền thực hiện hành vi tham nhũng. Nên từ rất sớm, khi phát động cuộc chiến chống tham nhũng Đảng cộng sản Việt Nam đã nêu vấn đề, khởi động cho việc thay đổi, đổi mới cơ chế quản lý, vận hành đất nước. Trên nền tảng cơ chế mới, hàng loạt giải pháp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nói chung, chống tham nhũng nói riêng được hình thành. Và điều đáng nói là tất cả những giải pháp, hệ thống biện pháp đó đều quán xuyến, xây dựng và thực hiện dựa trên những nguyên tắc xác lập trên nền tảng của chế độ và điều đó đang phát huy tác dụng.
Chỉ có điều với những sự lệch lạc trong ý nghĩ của bản thân cùng những ý đồ hướng đến mà vị linh mục DCCT Việt Nam này không thể nhìn thấy. Việc ông ta nhăm nhăm kêu gọi thay đổi chế độ vì thế là một chiêu trò nhưng xin thưa, nó chỉ lừa bịp được những kẻ hoặc có mặc cảm với chế độ hoặc những kẻ cùng quan điểm với ông ta.
Cần nhớ rằng, chế độ này do nhân dân Việt Nam lựa chọn và việc có để nó tồn tại được hay không phải là do số đông người dân quyết định. Nó mặc nhiên sẽ không bị thay thế bởi những chiêu trò rẻ tiền, ít chiều sâu kiểu này. Mong rằng, nếu tiếp tục những mưu đồ kiểu này thì linh mục Dòng chúa cứu thế Đinh Hữu Thoại cũng nên dụng công và đầu tư hơn. Có như thế ông mới có đất sống, chứ nếu không nó chỉ càng cho dư luận thấy rõ hơn cái bản mặt của ông hơn mà thôi. Thứ đến, đó cũng là nguyên cớ để lực lượng chức năng chú ý đến ông hơn và biết đâu đó có thể là sự khởi đầu cho những điều không hay của vị linh mục này…
Nguồn: An Chiến
Blog Việt Nam Mới
Blog Việt Nam Mới
Tin cùng chuyên mục:
Quy định mới về cấp bậc và tuổi nghỉ hưu trong quân đội
Những người thầy ươm dưỡng tương lai
Vụ tai nạn thương tâm từ máy bay không người lái: Hồi chuông cảnh báo về an toàn công nghệ
Vụ thợ trang điểm bị lục soát người: Góc nhìn pháp lý và bài học về quyền cá nhân