Giọng điệu kích động của Chân Trời mới về việc thu thập dữ liệu GEN

Người xem: 1848

Ong Bắp Cày

Mới đây, để kích động người dân chống đối chủ trương xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về ADN, mống mắt, giọng nói phục vụ quản lý dân cư và phòng chống tội phạm, thiên tai thảm họa, tìm kiếm tung tích nạn nhân, trang mạng Chân Trời Mới Media đã có bài viết “Phản đối việc thu thập dữ liệu GEN! Phải ngăn chặn ngay việc này“,

Với chiến thuật “Cả vú lấp miệng em” kẻ có bút danh là “Tèo Ngu Khìn-2” đã viết rằng, “Các quốc gia Phương Tây có phương tiện bảo mật khá tốt nhưng tại sao họ không thu thập dữ liệu gen? Đơn giản là luật pháp không cho phép vì nguy cơ bị lạm dụng quá cao và hậu quả cho người dân quá nặng nề. Một chính quyền tôn trọng quyền dân sẽ không thực hiện điều này”. Kèm theo đó là những dọa dẫm: (1) Thế giới chỉ có Trung Quốc đang làm như vậy, và không đảm bảo được độ an toàn của hệ thống, trong khi Việt Nam công nghệ kém hơn nhiều nên quá rủi ro; và (2) Dữ liệu gen là dữ liệu nhạy cảm và quan trọng nhất của con người. Nắm được dữ liệu này sẽ khống chế được toàn bộ dân chúng. Nếu quốc gia nào đó tài trợ công nghệ cho thu thập dữ liệu, rồi nhân cơ hội đó thâu tóm toàn bộ dữ liệu của nơi nhận tài trợ thì sẽ là thảm hoạ tầm cỡ quốc gia.

Dù không muốn tranh luận với đám phản động Chân Trời Mới, nhưng thiết nghĩ cần thiết phải làm sáng tỏ sự thật để tránh bị các thế lực thù địch lừa đảo, thao túng tâm lý, tư tưởng, rồi vướng vòng lao lý.

Mục đích và sự tự nguyện của người dân

Liên quan đến việc thu thập dữ liệu GEN, vào chiều 6/2/2024, Bộ Công an tổ chức Hội thảo lấy ý kiến các nhà khoa học về công nghệ sinh trắc học ADN phục vụ triển khai Luật Căn cước. Hội thảo được tổ chức để các chuyên gia, các cơ quan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp chia sẻ các kinh nghiệm liên quan đến pháp lý, giải pháp hạ tầng kỹ thuật về nội dung sinh trắc học ADN, giọng nói, mống mắt.

Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc cho biết, việc triển khai thực hiện các tiện ích công nghệ cho người dân đã được thực hiện đồng bộ, xuyên suốt với các ứng dụng, xác thực về sinh trắc, các tiện ích về chip trên thẻ căn cước, về định danh điện tử. Điều này đã thành công trong việc giảm và rút gọn các thủ tục hành chính và thân thiện với người dân.

Cũng tại Hội thảo này, Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc nói rõ: Chỉ bổ sung ADN khi công dân có yêu cầu. Còn theo đại tá Vũ Văn Tấn, Phó cục trưởng C06, Luật Căn cước có hiệu lực từ ngày 1/7. Về lý thuyết, khi người dân có yêu cầu thì sẽ được tích hợp ADN trong căn cước mới.

Như vậy, mục đích của việc thu thập GEN là để phục vụ người dân, phòng chống tội phạm, cứu nạn cứu hộ trong các thảm họa và chỉ được tiến hành dựa trên nhu cầu của người dân. Ngắn gọn lại là không bắt buộc.

Các quốc gia trên thế giới có thu thập xây dựng cơ sở dữ liệu về GEN không?

Tra cứu trên mạng được biết, nhiều nước, mà chủ yếu là các nước phương Tây đã triển khai thu thập dữ liệu GEN để xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về ADN, mống mắt, giọng nói phục vụ quản lý dân cư và phòng chống tội phạm, thiên tai thảm họa, tìm kiếm tung tích nạn nhân…

Đại tá Vũ Văn Tấn cho biết, trên thế giới đã có nhiều nước như Mỹ, Anh, Trung Quốc và nhiều nước châu Âu đều áp dụng ADN trong căn cước, dữ liệu về ADN”. Thậm chí, một số quốc gia cũng cho phép chia sẻ dữ liệu về sinh trắc (theo Hiệp ước châu Âu) trên tinh thần tự nguyện và phục vụ cho công tác tìm kiếm, tra cứu tội phạm. Tại Việt Nam, Luật Căn cước vừa qua cũng đưa trường dữ liệu ADN vào trong luật. Ngoài ra, khu vực châu Âu đã cho phép đưa 20 địa chỉ gen vào trong dữ liệu, còn tại Việt Nam đang tiến hành xây dựng 30 địa chỉ gen vào căn cước.

Tại Mỹ việc xây dựng cơ sở dữ liệu về GEN đang cạnh tranh quyết liệt với Trung Quốc. Các cơ quan như thu thập dữ liệu quốc gia về ADN, mống mắt, giọng nói phục vụ quản lý dân cư và phòng chống tội phạm, thiên tai thảm họa, tìm kiếm tung tích nạn nhân là Cục điều tra Liên bang (FBI), Bộ An ninh nội địa Hoa Kỳ (U.S. Department of Homeland Security), Cơ quan phòng chống tội phạm Hải quan Hoa Kỳ (ICE)…

Hình ảnh chụp từ màn hình dưới đây đã chứng minh điều đó:

Hệ thống cơ sở dữ liệu DNA quốc gia của Hoa Kỳ là một yếu tố tư pháp hình sự quan trọng đối với các cơ quan thực thi pháp luật Hoa Kỳ. Nó cho phép cơ quan thực thi pháp luật trên toàn quốc so sánh bằng chứng pháp y DNA. Kết quả phòng thí nghiệm tội phạm về những người bị bắt có thể được đối chiếu với kho thông tin DNA trung tâm. Với một miếng gạc đơn giản, cảnh sát có thể xác định tốt hơn danh tính của nghi phạm dựa trên bằng chứng sinh học tại hiện trường vụ án. Việc gõ DNA đặc biệt hữu ích khi nghi phạm vượt qua ranh giới trạng thái bình thường.

Link kiểm chứng đọc ở đây

FBI bắt đầu xây dựng cơ sở dữ liệu DNA ngay từ năm 1990. Đến năm 1998, cơ quan này đã giúp tạo ra cơ sở dữ liệu quốc gia có tên Hệ thống chỉ số DNA kết hợp, hay CODIS, trải rộng khắp 50 tiểu bang. Mỗi bang duy trì cơ sở dữ liệu riêng, cảnh sát hoặc các cơ quan chức năng khác gửi mẫu dựa trên quy định của bang họ và CODIS cho phép tất cả các bang tìm kiếm trên toàn quốc. Lúc đầu, việc thu thập dữ liệu chỉ giới hạn ở DNA của những người bị kết án, từ hiện trường vụ án và từ những hài cốt không xác định được danh tính.

Ngay cả những hạng mục đó cũng gây tranh cãi vào thời điểm đó. Khi CODIS được triển khai trên toàn quốc, hầu hết các bang đã không gửi DNA của tất cả những người bị kết án trọng tội; điểm nhất trí duy nhất giữa các chương trình thu thập của các bang là lấy DNA từ những kẻ phạm tội tình dục bị kết án.

Ngày nay, cảnh sát có quyền lấy mẫu DNA từ bất kỳ ai bị kết án vì tội nghiêm trọng. Ở 28 bang, cảnh sát có thể lấy mẫu DNA từ những nghi phạm bị bắt vì trọng tội nhưng chưa bị kết án về bất kỳ tội danh nào. Trong một số trường hợp, cảnh sát đưa ra các thỏa thuận nhận tội để giảm nhẹ tội danh xuống tội nhẹ để đổi lấy mẫu DNA. Cảnh sát thậm chí còn thu được mẫu DNA từ những người vô tình, như The Intercept đưa tin gần đây.

Trong một tuyên bố vào tháng 4/2023 đệ trình lên Quốc hội để giải thích về yêu cầu ngân sách, Giám đốc FBI Christopher Wray đã trích dẫn một số yếu tố đã “mở rộng đáng kể các yêu cầu xử lý DNA của FBI”. Ông cho biết FBI đã thu thập khoảng 90.000 mẫu mỗi tháng – “gấp hơn 10 lần lượng mẫu trước đây” – và dự kiến con số đó sẽ tăng lên khoảng 120.000 mẫu mỗi tháng, tổng cộng khoảng 1,5 triệu mẫu DNA mới mỗi năm. (FBI từ chối bình luận.)

Sự gia tăng đáng kinh ngạc đã cho thấy Mỹ đang tiến gần hơn đến cơ sở dữ liệu DNA toàn cầu.

Đến đây có lẽ không cần phải trích dẫn gì thêm và những bài báo, dữ liệu tổng kết tương tự có rất nhiều trên mạng và chỉ cần gõ cụm từ “DNA samples collected by the U.S. Department of Homeland Security” sẽ ra hoàng loạt kết quả như hình dưới:

Đọc những tài liệu nói trên từ các cơ quan của chính phủ và của các cơ quan nghiên cứu khoa học Mỹ, ta sẽ thấy Mỹ vẫn đang tiếp tục xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về ADN, mống mắt, giọng nói phục vụ quản lý dân cư và phòng chống tội phạm, thiên tai thảm họa, tìm kiếm tung tích nạn nhân.

Và như vậy, chúng ta biết Chân Trời Mới đang loan tải những thông tin sai sự thật tới mức trơ trẽn. Tất nhiên, giọng điệu kích động đó không thể lừa đảo được những người hiểu biết và cũng không thể ngăn cản được những nỗ lực ứng dụng khoa học công nghệ vào cuộc sống nhằm mục đích phục vụ nhân dân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *