Với sự phối hợp của các cơ quan chức năng trong nước và Campuchia, đến nay, các cơ quan đại diện Việt Nam tại Campuchia đã bảo hộ, đưa về nước khoảng hơn 400 trường hợp, đồng thời, hướng dẫn, can thiệp và hỗ trợ pháp lý cho khoảng hơn 1.500 trường hợp công dân gặp khó khăn trong xuất nhập cảnh, đi lại, gia hạn cư trú, vi phạm pháp luật sở tại.
Ngày 7/7, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi phóng viên đề nghị cập nhật công tác bảo hộ công dân trước tình trạng người Việt Nam bị cưỡng bức lao động tại Campuchia, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết:
Trong những ngày qua, thực hiện chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, các cơ quan đại diện Việt Nam tại Campuchia đã thường xuyên phối hợp với các bộ ngành, cơ quan chức năng, các địa phương trong nước, đặc biệt là các địa phương giáp biên giới với Campuchia và các cơ quan chức năng của Campuchia thực hiện nhiều biện pháp bảo hộ, hỗ trợ các trường hợp công dân khó khăn, hoạn nạn và đưa về nước như lập nhóm công tác chuyên trách để xử lý yêu cầu hỗ trợ của công dân; đăng cảnh báo lên hệ thống trang điện tử và tài khoản mạng xã hội của các cơ quan đại diện; thiết lập đường dây nóng hoạt động 24/7 giữa Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia và cơ quan chức năng của Campuchia trong việc tiếp nhận thông tin, hỗ trợ giải cứu công dân Việt Nam là nạn nhân một cách kịp thời và có hiệu quả; phối hợp với các cơ quan liên quan trong nước thúc đẩy tuyên truyền, cảnh báo nâng cao nhận thức cho người dân.
Với sự phối hợp của các cơ quan chức năng trong nước và Campuchia, đến nay, các cơ quan đại diện Việt Nam tại Campuchia đã bảo hộ, đưa về nước khoảng hơn 400 trường hợp, đồng thời, hướng dẫn, can thiệp và hỗ trợ pháp lý cho khoảng hơn 1.500 trường hợp công dân gặp khó khăn trong xuất nhập cảnh, đi lại, gia hạn cư trú, vi phạm pháp luật sở tại.
Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng trong và ngoài nước, các công ty quản lý và sử dụng lao động, tăng cường điều tra, triển khai các biện pháp bảo hộ cần thiết để kịp thời xử lý các vụ việc phát sinh, từng bước đẩy lùi tình trạng này.
***
Hiện nay, nhiều đối tượng lừa đảo, dụ dỗ, lôi kéo người dân xuất cảnh sang Campuchia bằng hình thức việc nhẹ lương cao, vào làm trong các casino. Tuy nhiên khi người dân sang đây đều phải lao động nặng nhọc, bị bóc lột, hành hạ, bán cho các công ty. Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cảnh giác trước các thủ đoạn của những kẻ lừa đảo, buôn người để tránh tiền mất tật mang.
Nguồn: Báo Công Lý
Tin cùng chuyên mục:
Quy định mới về cấp bậc và tuổi nghỉ hưu trong quân đội
Những người thầy ươm dưỡng tương lai
Vụ tai nạn thương tâm từ máy bay không người lái: Hồi chuông cảnh báo về an toàn công nghệ
Vụ thợ trang điểm bị lục soát người: Góc nhìn pháp lý và bài học về quyền cá nhân