“Giao nhân nào thì gặt quả nấy” – Cuối cùng thì những kẻ vi phạm pháp luật, lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân ở Tịnh thất bồng lai cũng đã bị pháp luật xử lý nghiêm minh.
Kết quả là bị cáo Lê Tùng Vân (90 tuổi) bị tuyên phạt 5 năm tù; bị cáo Lê Thanh Hoàn Nguyên (32 tuổi) 4 năm tù; bị cáo Lê Thanh Nhất Nguyên (31 tuổi) 4 năm tù; bị cáo Lê Thanh Trùng Dương (27 tuổi) 4 năm tù; bị cáo Lê Thanh Nhị Nguyên (24 tuổi) 3 năm 6 tháng tù và bị cáo Cao Thị Cúc (62 tuổi, chủ căn hộ tại xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa) 3 năm tù.
Bỏ qua vụ “lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân” vì tội trạng của các đối tượng quá rõ ràng, chứng cứ đầy đủ, chặt chẽ và mức án tịa phiên sơ thẩm là thấu tình đạt lý, người viết xin nói thêm về chuyện bẻ lái của Ls Đặng Đình Mạnh (nếu như BBC tiếng Việt dẫn đúng). Trong bài viết “Tịnh thất Bồng Lai: Luật sư ‘thất vọng’ khi ông Lê Tùng Vân bị 5 năm tù vì ‘lợi dụng tự do dân chủ’”, ở phần “Tin đồn ‘loạn luân’ có hay không?”, BBC viết nguyên văn như sau:
“Tháng 1/2022, truyền thông Việt Nam đưa tin cơ quan điều tra đã lấy mẫu xét nghiệm DNA của những người ở Tịnh thất Bồng Lai, thông tin về kết quả này đã được công bố khi đang trong giai đoạn điều tra.Báo chí nhà nước, và các nguồn phi chính thống trên mạng internet, khi đó liên tiếp đăng các bài viết có nội dung cáo buộc các bị cáo phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Loạn luân”.Nhưng luật sư Đặng Đình Mạnh nhận định thực tế cho đến nay thì các tội danh này vẫn không bị khởi tố hình sự.Theo luật sư Mạnh: “Việc thông tin về các tội danh “Loạn luân” và “Lừa đảo” trước đây là một việc làm đáng xấu hổ. Bôi nhọ danh dự, nhân phẩm công dân.”.
Tôi đã tìm, và thấy vào ngày 7/1/2022, tờ Vietnamnet có bài “Công an điều tra chuyện loạn luân tại Tịnh thất bồng lai”, trong đó nói rõ: “Kết quả giám định cho hay, nhiều người sinh sống tại Tịnh thất Bồng Lai có quan hệ huyết thống với ông Lê Tùng Vân“. Báo này cũng nêu điển hình là anh Lê Thanh Minh Tùng tố cáo, anh là sản phẩm loạn luân giữa ông Lê Tùng Vân và em gái ruột. Tuy nhiên, báo cũng viết rằng, “Vì đây là vấn đề liên quan đến những đứa trẻ nên cơ quan điều tra đang tiến hành rất thận trọng”. Rõ ràng, bài báo không hề cáo buộc mà chỉ dẫn lại thông tin đang lan tỏa trên mạng hoặc dẫn câu trả lời từ công an khi báo chí phỏng vấn. Đó mới chỉ là sự phản ánh các dấu hiệu chứ không phải kết luận.
Khi và chỉ khi báo chí cáo buộc ông Lê Tùng Vân có hành vi loạn luân, lừa đảo… mà chưa có phán xét của Tòa án thì hành vi đó mới là đáng xấu hổ, mới là bôi nhọ danh dự, nhân phẩm công dân.
Trong vụ việc này, khi có đơn tố giác thì công an phải điều tra, xác minh. Người ta sẽ chỉ khởi tố khi kết quả điều tra cho thấy ông Lê Tùng Vân có dấu hiệu loạn luân, lừa đảo.
Thực ra tôi biết một số anh luật sư “thu thập chứng cứ” bằng cách chụp ảnh, sao chép những đoạn viết cư dân mạng “cáo buộc” ông Lê Tùng Vân có hành vi loạn luân. Các anh này hí hửng khi thấy một số bài viết nói rằng, “công an đã bí mật lấy mẫu tóc của Lê Tùng Vân, của các chú tiểu và của các phụ nữ được cho là có quan hệ tình dục với Lê Tùng Vân để đối chiếu, so sánh ADN… và kết quả là họ cùng huyết thống”. Tương tự như thế, nhưng ở chiều ngược lại, có anh luật sư còn nói rằng, không có ai là bị hại trong vụ “loạn luân” này hoặc các phụ nữ bị cho là có giáo cấu với Lê Tùng Vân “không đồng ý cho cơ quan điều tra lấy mẫu giám định y học”… để cười nhạo việc điều tra về hành vi loạn luân ở Tịnh thất bồng lai.
Xin thưa các luật sư, việc các bị hại từ chối giám định gây khó khăn cho cơ quan điều tra là có thật, nhưng chuyện đó chỉ xảy ra khi Bộ luật tố tụng hình sự 2003 còn hiệu lực. Nhưng tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì mọi chuyện đã khác.
Tin cùng chuyên mục:
Quy định mới về cấp bậc và tuổi nghỉ hưu trong quân đội
Những người thầy ươm dưỡng tương lai
Vụ tai nạn thương tâm từ máy bay không người lái: Hồi chuông cảnh báo về an toàn công nghệ
Vụ thợ trang điểm bị lục soát người: Góc nhìn pháp lý và bài học về quyền cá nhân