Sự thật về sức khỏe Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Chấm dứt tin đồn thất thiệt!

Người xem: 2067

Khoai@

Tung tin thất thiệt về sức khỏe của lãnh đạo đảng và nhà nước ta vẫn là một trọng các thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch và những kẻ ác ý.

Hình ảnh TBT Nguyễn Phú Trọng vào sáng nay 15/1/2024

Trong những ngày, một số nguồn tin trên mạng xã hội và các trang web chống phá nhà nước Việt Nam đã lan truyền tin đồn thất thiệt về sức khỏe của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Dù không dám thể hiện bằng câu chữ, nhưng nội dung của những bài viết hay bình luận đó đều ám chỉ rằng Tổng Bí thư đang có vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Có những kẻ còn úp mở rằng, đã từng chết đi sống lại, và thậm chí còn nói rằng, ngay mai sẽ có cáo phó…

Không khó để nhận ra những tin đồn này, xuất phát từ ác ý của những kẻ chống phá, nhằm mục đích gây hoang mang dư luận và hướng lái dư luận vào những luận điểm sai trái về “khoảng trống quyền lực”, từ đó dẫn dụ người đọc đến câu chuyện “tranh giành quyền lực” hoặc úp mở theo “thuyết âm mưu”.

Và cũng rất dễ để nhận ra rằng, đó là những tin đồn vô căn cứ. Nhưng vẫn có thể lừa phỉnh được nhiều người nhẹ dạ, cả tin và câu chuyện này cũng một lần nữa cảnh báo người đọc về sự nguy hiểm của việc tiếp nhận thông tin sai lệch từ các nguồn không chính thống.

Người phương Tây vẫn nói “Một bức ảnh, vạn lời nói” và sáng nay 15/1/2024, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tham dự cuộc họp bất thường của Quốc hội. Người dân thấy Tổng Bí thư vẫn khỏe mạnh, bình thường và tươi cười khi gặp gỡ các đại biểu.

Đây là minh chứng rõ ràng nhất cho thấy sức khỏe của Tổng Bí thư vẫn bình thường và đang trong trạng thái vui vẻ, phấn khởi.

Những gì chúng ta thấy trên truyền thông và báo chí chỉ ra rằng, những tin đồn đó là hoàn toàn sai lệch, và nó cho thấy tâm địa đen tối của các thế lực thù địch, như Việt Tân, Hội anh em dân chủ, Chân Trời Mới, RFA… hay của một số kẻ “ăn theo nói leo” như Đặng Bích Phượng, Nguyễn Xuân Trung, Ngu Trung…

Lướt qua mạng xã hội, có thể thấy, những tin đồn ác ý đó đều xuất phát từ các trang web chống phá nhà nước Việt Nam, vốn có lịch sử đăng tải thông tin sai lệch, xuyên tạc sự thật. Tiếc rằng, một số người đã nhẹ dạ cả tin đã tiếp tay để lan truyền những tin đó trên mạng xã hội, cho dù không có bất kỳ bằng chứng xác thực nào, chỉ dựa trên suy đoán và lời đồn thổi.

Từ vụ việc này, lời khuyên cho người đọc là cần tỉnh táo trước những thông tin chưa được kiểm chứng. Chỉ nên tiếp nhận thông tin từ các nguồn chính thống, uy tín; không chia sẻ, lan truyền những tin đồn thất thiệt… để chung tay bảo vệ sự ổn định của xã hội.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *