Vụ Việt Á: Lời kêu gọi cho sự tỉnh táo và trách nhiệm

Người xem: 1295

Ong Bắp Cày

Vụ Việt Á đang thu hút sự quan tâm của dư luận với những tình tiết tham nhũng, hối lộ nghiêm trọng. Trong khi tòa đang xét xử, báo chí vẫn cập nhật thông tin và người dân đang chờ đợi vào một kết quả công tâm, minh bạch, thì đâu đó vẫn xuất hiện những ý kiến thiếu xây dựng, thiếu hiểu biết, thậm chí có ý kiến lại cho rằng “chính quyền đang coi nhẹ vụ việc hơn bản chất của nó”, thậm chí “bưng bít” thông tin.

Điển hình là quan điểm của nhạc sĩ Tuấn Khanh. Anh ta cho rằng: “Việt Á là câu chuyện đại ác tập thể đối với quê hương dân tộc. Nhưng lúc này, sự vụ được nhắc lại, nghe có vẻ nhẹ như một trò lừa cỏn con, lừa lẫn nhau, chứ không liên quan gì đến vận mệnh quốc gia.”. Mời xem ảnh chụp màn hình bên cạnh.

Quan điểm của Tuấn Khanh về vụ Việt Á thể hiện sự thiếu tin tưởng vào chính quyền và cơ quan tư pháp, đồng thời kích động sự phẫn nội của người dân, gây hoang mang dư luận. Cũng qua status này, Tuấn Khanh truyền tải một thông điệp bẩn thỉu tới người đọc rằng, người ta xét xử “chỉ là để lừa người dân” chứ không phải vì thượng tôn pháp luật hay vì vận mệnh quốc gia.

Nói thẳng ra, đây là quan điểm cực kỳ phản động. Nó nói lên bản chất phản động của Tuấn Khanh từ lâu nay. Thực tế, việc điều tra xét xử vụ Việt Á diễn ra công khai, minh bạch và người dân đã không bỏ xót một chi tiết nào qua thông tin từ các cơ quan chức năng, qua báo chí, truyền thông và ngay cả mạng xã hội.

Về câu chuyện Việt Á, cần nhìn nhận vấn đề một cách khách quan và tỉnh táo. Việc đưa vụ án ra xét xử công khai, minh bạch là minh chứng cho thấy chính quyền đã và đang quyết tâm làm rõ vụ việc, xử lý nghiêm minh những kẻ vi phạm. Nó cũng chứng minh, công cuộc phòng chống tham nhũng không hề có vùng cấm, không có ngoại lệ với bất kể ai. Từ Bộ trưởng, Chủ tịch thành phố cho đến các quan chức ở các địa phương… đều phải đối mặt với sự phán quyết của pháp luật.

Kể từ khi điều tra cho đến khi xét xử, nhiều cơ quan báo chí, truyền thông đã đưa tin về vụ án một cách đầy đủ, cập nhật, thể hiện sự quan tâm của xã hội. Các phiên tòa được tường thuật trực tiếp, tạo điều kiện cho người dân theo dõi và giám sát.

Như vậy, mọi người dân đều có thể tiếp cận sự thật vụ án theo nhiều cách, nhiều kênh và nhiều góc nhìn khác nhau. Vậy chính quyền có thể dấu diếm được điều gì và lừa ai, lừa để làm gì, hả?

Vậy nên, thay vì vội vàng kết luận, chúng ta nên tập trung vào những thông tin chính thức từ cơ quan chức năng từ các cơ quan báo chí truyền thông chính thống, vào các trang mạng tử tế. Việc lan truyền tin đồn thất thiệt, thiếu kiểm chứng chỉ càng làm nhiễu loạn thông tin, gây hoang mang dư luận.

Hơn nữa, việc “chọc ngoáy”, “chĩa mũi nhọn” vào chính quyền hay cơ quan tư pháp trong lúc này là không phù hợp nếu không muốn nói là vi phạm pháp luật. Thay vì chỉ trích, chúng ta nên ủng hộ và tin tưởng vào công tác điều tra, xét xử vụ án.

Lòng tin là nền tảng của mối quan hệ giữa chính quyền và người dân. Việc vun đắp lòng tin cần sự nỗ lực của cả hai phía. Chính quyền cần thể hiện sự minh bạch, công tâm trong xử lý vụ việc, còn người dân cần giữ bình tĩnh, tỉnh táo và tiếp nhận thông tin từ những nguồn chính thống.

Vụ Việt Á là một bài học đắt giá cho công tác phòng chống tham nhũng, hối lộ và điều cần làm là chúng ta phải rút ra được những kinh nghiệm để ngăn ngừa những vụ việc tương tự xảy ra trong tương lai, cãy cùng chung tay góp sức để xây dựng một xã hội công bằng, minh bạch, nơi pháp luật được thực thi nghiêm minh. Vậy nên, mỗi chúng ta sẽ cần đến sự tỉnh táo và trách nhiệm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *