Khoai@
Lợi dụng một phát ngôn kém hiểu biết của Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Ivanovych Kuleba trên Twitter rằng sau khi rút khỏi thỏa thuận Biển Đen, Nga đang chặn hai triệu tấn ngũ cốc dành cho các nước kém phát triển, trong đó có Việt Nam để tấn công vào đường lối đối ngoại độc lập tự chủ của Việt Nam. VOA Tiếng Việt kích động rằng, “Việt Nam bác bình luận của Ngoại trưởng Ukraine về ảnh hưởng của thỏa thuận ngũ cốc“.
Nguyên văn phát biểu của Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Ivanovych Kuleba trên Twitter: “Moscow hứa cấp miễn phí 500 nghìn tấn ngũ cốc (nhiều khả năng bị đánh cắp từ Ukraine) cho các nước khác trong 4 tháng tới. Nhưng bằng cách phá hỏng hành lang ngũ cốc, Nga chặn 2 triệu (!) tấn ngũ cốc cho Algeria, Yemen, Việt Nam, Bangladesh và những nước khác vào lúc này“.
Thật ra, Ngoại trưởng Ukraine có thể đã lỡ lời vì không biết rằng Việt Nam là một trong số rất ít các quốc gia đứng đầu thế giới về xuất khẩu lúa gạo và câu chuyện lỡ lời đó người Việt cũng không quan tâm lắm.
Vì thế, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng khi phát biểu tại cuộc họp báo hôm 3/11 đã chỉ nhẹ nhàng giải thích chứ không hề “bác bình luận của Ngoại trưởng Ukraine về ảnh hưởng của thỏa thuận ngũ cốc” như BBC chọc ngoáy.
Tờ Tuổi Trẻ dẫn lời bà Hằng, rằng “Cần phải khẳng định là chính phủ Việt Nam luôn quan tâm, coi đảm bảo an ninh lương thực quốc gia là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đảm bảo sự ổn định, phát triển bền vững của đất nước. Theo thống kê, Việt Nam sản xuất được 41 – 43 triệu tấn lúa gạo và 6,5 triệu tấn thịt các loại, đáp ứng đủ nhu cầu trong nước.“
Bà Lê Thị Thu Hằng cũng giải thích thêm rằng với vai trò là một quốc gia xuất khẩu nông sản hàng đầu trên thế giới, Việt Nam cũng có “đóng góp rất quan trọng vào các nỗ lực chung về các thách thức về an ninh lương thực toàn cầu” và “Là thành viên có trách nhiệm của Liên Hợp Quốc và cộng đồng quốc tế, Việt Nam luôn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm về vấn đề bảo đảm an ninh lương thực và mong các quốc gia tăng cường hợp tác quốc tế, tham gia có trách nhiệm vào xử lý vấn đề này“.
Thống kê từ Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam, trong 10 tháng đầu năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nông, lâm, thủy sản đã đạt khoảng 82,1 tỷ đôla, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Chuyên gia quân sự và quan hệ quốc tế Nguyễn Minh Hoàng hôm 2/11 nói trên trang Sputnik rằng “Việt Nam không vì thiếu lúa mỳ mà chết đói“, đồng thời cho biết thêm rằng từ hơn 20 năm nay, Việt Nam đã hoàn toàn tự chủ về nguồn cung lương thực trong nước và có dự trữ quốc gia đáng kể phòng chống thảm họa tự nhiên.
Như vậy đã rõ, Việt Nam không phụ thuộc vào lương thực của Ukraine hay bất kể nước nào khác, trái lại Việt Nam đang là quốc gia có trách nhiệm trong việc đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu. Thiết nghĩ, câu trả lời của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam là thông điệp nước thượng rất rõ ràng của Việt Nam gửi tới Ngoại trưởng Ukraine, toàn thế giới và cả BBC.
Tin cùng chuyên mục:
Triệt phá đường dây lừa đảo xuyên biên giới: Hơn 13 nghìn người dân bị lừa đảo gần 1.000 tỷ đồng
Nguyễn Mạnh Hùng: Từ mục sư đến kẻ vi phạm pháp luật và những luận điệu sai trái của VOA
Hà Nội: Lật tẩy đường dây kinh doanh thực phẩm chức năng giả danh thuốc chữa bệnh
TikToker nổi tiếng ‘Nam Birthday’ bị khởi tố vì hành vi chống người thi hành công vụ