Về nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện giao thông

Người xem: 468

Khoai@

Bàn về Dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, các đại biểu và dư luận vẫn còn ý kiến khác nhau về “Quy định ngưỡng vi phạm nồng độ cồn trong xử lý vi phạm giao thông”. Trong Dự thảo, quy định tỷ lệ nồng độ cồn bằng 0. Nghĩa là cấm tuyệt đối lái xe khi trong cơ thể có nồng độ cồn.

Với tư cách là một cử tri, tôi cho rằng “quy định tỷ lệ nồng độ cồn bằng 0” tại khoản 1 Điều 8 như trong Dự thảo là chuẩn. Theo đó, cấm người mà trong máu  hoặc hơi thở có nồng độ cồn điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Quy định này để hạn chế tai nạn giao thông, bảo vệ tính mạng cho lái xe và những người khác. Quy định này cũng thống nhất với quy định của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia (quy định điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn là hành vi bị cấm).

Về phương diện khoa học, rượu, bia hay bất cứ thứ gì chứa cồn dù ít hay nhiều đều tác động ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm thần của người điều khiển phương tiện. Điều đó ảnh hưởng đến khả năng phán đoán, xử lý tình huống trong giao thông.

Trên thực tế, đã có cực kỳ nhiều vụ tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng, làm chết và bị thương nhiều người mà nguyên nhân là do người điều khiển phương tiện uống rượu bia hoặc dùng đồ ăn uống có cồn.

Khi Nghị định 100/2019/NĐ-CP về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt có hiệu lực, sau thời gian thực hiện quyết liệt việc kiểm soát, xử lý vi phạm về nồng độ cồn, các vụ tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu, bia đã giảm đáng kể, chứng minh được hiệu quả của quy định này trong thực tế.

Bên cạnh đó, quy định như dự thảo, sẽ bớt người sử dụng rượu bia trong giờ làm việc. Điều này sẽ góp phần làm cho năng suất lao động tăng lên và góp phần làm cho văn hóa ứng xử được cải thiện.

Do đó, tôi cho rằng, quy định nồng độ cồn bằng 0 như dự thảo là khả thi.

 

One thought on “Về nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện giao thông

  1. Minh Ngoc says:

    nói gì thì nói, cần khung pháp lí phải rắn thì dân mới chịu làm. Tôi thấy từ khi có quy định về xử phạt vi phạm nồng độ cồn khi lái xe này, vấn đề rượu bia gây tai nạn cũng đỡ hơn hẳn. Ông nào uống rượu xong một là vợ đèo về hai là goi taxi, thế là yên tâm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *