Việt Tân và những xuyên tạc bỉ ổi về công tác phòng chống tham nhũng

Người xem: 1755

Ong Bắp Cày

Không phải ngẫu nhiên mà dân ta thường nói, “Không la liếm, không dối trá, không lươn lẹo, không xuyên tạc bẻ lái… không chống phá” thì không phải là Việt Tân”. Nói đến Việt Tân người ta nghĩ ngay đến tổ chức phản động lớn nhất đang ngày đêm chống phá Việt Nam dưới mọi hình thức, bằng mọi thủ đoạn dù là bỉ ổi nhất.

Hồi đầu tháng 9/2023, tờ Tuổi Trẻ đăng bài “Số vụ nhận hối lộ phát hiện tăng hơn 312%, cần kiểm soát quyền lực người đứng đầu“. Bài báo cho biết, tại phiên họp nhóm nghiên cứu báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2023, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Mai Thị Phương Hoa (ảnh trêên) đã chỉ rõ:

Tội phạm tham nhũng, chức vụ phát hiện tăng 71,46% về số vụ, tăng 116,17% số đối tượng, đặc biệt số vụ nhận hối lộ phát hiện tăng 312,5%.

Trước đó, báo cáo của Chính phủ nêu rõ đã phát hiện 679 vụ phạm tội về tham nhũng, chức vụ (khởi tố 755 vụ với 2.315 bị can).

Điều này cho thấy công cuộc chống tham nhũng ngày càng quyết liệt, thể hiện quyết tâm cao của Đảng và Nhà nước là “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”, nên việc phát hiện và xử lý ngày càng nhiều.

Tuy nhiên, điều này cũng thể hiện công tác quản lý nhà nước ở một số lĩnh vực vẫn còn hạn chế nên đã để xảy ra nhiều vụ việc tham nhũng như đấu thầu, mua sắm công, quản lý tài sản công, lĩnh vực đất đai, tài chính, ngân hàng, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, y tế, giáo dục, việc thực hiện các chủ trương, chính sách phục hồi kinh tế sau dịch bệnh…“.

Một cách công tâm, có thể thấy phát biểu của bà Mai Thị Phương Hoa là chính xác, sự nhìn nhận của Chính phủ là công khai, minh bạch, bởi đã chỉ rõ những ưu điểm và hạn chế, thậm chí là sai lầm trong phòng chống tham nhũng để xử lý tận gốc vấn đề. Bởi vậy, công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực ở nước ta đã trở thành quyết tâm chính trị và đạt nhiều kết quả quan trọng, được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, ủng hộ, các tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh giá cao.

Chỉ tính riêng từ tháng 1 đến tháng 5/2023, cấp ủy, UBKT các cấp đã thi hành kỷ luật hơn 100 tổ chức đảng, hơn 3.600 đảng viên. Trong đó, BCH Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, UBKT Trung ương đã xử lý kỷ luật 12 tổ chức đảng, 26 cán bộ cấp giám đốc sở và tương đương trở lên, trong đó có 1 nguyên Ủy viên Trung ương Đảng; 3 chủ tịch, nguyên chủ tịch UBND cấp tỉnh và 2 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang. Cùng với đó, các cơ quan tố tụng đã khởi tố, điều tra 1.099 vụ, 2.411 bị can về các tội tham nhũng, chức vụ, kinh tế; khởi tố mới 242 vụ án, 864 bị can về tội tham nhũng, tăng gần 2 lần so với cùng kỳ năm 2022.

Không chỉ dừng lại ở đó, các cơ quan từ Trung ương đến địa phương đã chủ động phát hiện, quyết liệt đấu tranh, mở rộng điều tra, khởi tố thêm nhiều bị can trong các vụ án tham nhũng lớn, liên quan đến nhiều bộ, ngành, địa phương, cả khu vực nhà nước và ngoài nhà nước. Có thể dễ dàng chỉ ra như vụ án xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam và các Trung tâm đăng kiểm các địa phương; vụ án xảy ra tại Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao và một số đơn vị liên quan; vụ án xảy ra tại Công ty Việt Á và các đơn vị, địa phương…

Trong phát biểu của mình bà Mai Thị Phương Hoa cũng chỉ ra rằng, “những con số đáng buồn nêu trên cũng đã phản ánh một thực tế không thể phủ nhận, đó là công tác quản lý nhà nước ở một số lĩnh vực vẫn còn hạn chế, kẽ hở nên đã để xảy ra nhiều vụ việc tham nhũng như đấu thầu, mua sắm công, quản lý tài sản công, lĩnh vực đất đai, tài chính, ngân hàng, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, y tế, giáo dục, việc thực hiện các chủ trương, chính sách phục hồi kinh tế sau dịch bệnh…”. Sự thẳng thắn của bà Mai Thị Phương Hoa là đáng quý và đáng khuyến khích.

Còn nhớ, ngày 30/6/2023, phát biểu tại Hội nghị tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, TBT Nguyễn Phú Trọng đã đánh giá: “Hiện nay, tham nhũng trên một số lĩnh vực vẫn nghiêm trọng, phức tạp, với những biểu hiện ngày càng tinh vi, xảo quyệt, gây bức xúc trong xã hội. Tham nhũng, tiêu cực là một trong những “kẻ thù hung ác”, nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng, chế độ. Bởi nếu tham nhũng, tiêu cực không được ngăn chặn đẩy lùi sẽ dẫn tới “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ cực kỳ nguy hiểm. Vì vậy, chống tham nhũng, tiêu cực là mệnh lệnh sống còn của Đảng, của chế độ và dân tộc. Hơn thế nữa, phải kiên quyết, kiên trì đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, lãng phí với quyết tâm chính trị cao hơn, hành động mạnh mẽ và hiệu quả hơn. Đồng thời, đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và tất cả cơ quan, ban, ngành, chính quyền, đoàn thể đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng”.

Dài dòng như thế để thấy, phòng chống tham nhũng vẫn đang được thực hiện một cách mạnh mẽ, thể hiện quyết tâm chính trị của toàn đảng toàn dân và đã thu được nhiều kết quả cực kỳ quan trọng. Từ công tác phòng chống tham nhũng chúng ta phát hiện những yếu kém trong quản lý, tìm ra những lỗ hổng pháp luật, chỉ ra những rào cản… để khắc phục.

Như vậy, nội dung của bài báo trên tờ Tuổi Trẻ là rõ ràng, thông điệp là tích cực. Tuy nhiên, ngay sau khi được đăng tải, tổ chức khủng bố Việt Tân đã vội vàng bẻ lái xuyên tạc. Với thủ đoạn cắt cuos thường thấy, Việt Tân chỉ trích đoạn nói về những con số tiêu cực mà lờ đi những kết quả quan trọng mà công tác phòng chống tham nhũng của đảng đã đạt được. Rồi quay sang kết luận một cách hồ đồ rằng “do độc đảng nên ở Việt Nam, tham nhũng càng chống lại càng tăng”.

Con số hơn 312% là phản ánh mức độ tăng số vụ án tham nhũng được phát hiện. Vậy thì hiển nhiên là công cuộc phòng, chống tham nhũng của toàn Đảng, toàn dân đang đạt được những kết quả to lớn. Càng ngày càng có nhiều vụ án tham nhũng được phát hiện và xử lý nghiêm, đồng thời chứng minh rằng tuyệt đối không có nhân nhượng, “không có vùng cấm”, “không có ngoại lệ”.

Một điểm khác đáng lưu ý là những con số thống kê trong quá trình đấu tranh phòng chống tham nhũng cho thấy, các sai phạm đều có liên quan đến người có chức vụ, thẩm quyền trong các cơ quan quản lý nhà nước. Do đó, để chống tham nhũng hiệu quả cần có biện pháp nâng cao hơn nữa việc kiểm soát quyền lực của người đứng đầu, người có thẩm quyền, nhằm không để tình trạng tập trung quyền lực vào một người.

Rõ ràng, từ tiêu đề đến nội dung bài báo của Tuổi Trẻ là trung thực, tích cực. Vậy mà, với mục đích chính trị bẩn thỉu, Việt Tân đã bẻ lái thành một bài viết tố cáo tiêu cực rồi quy chụp rằng, “tham nhũng là do chế độ độc đảng ở Việt Nam sinh ra” và rằng, “muốn xóa bỏ tham nhũng thì người dân phải đứng lên lật đổ chế độ“…

Đến đây thì cái đuôi cáo đã lòi ra. Mục đích của tổ chức khủng bố Việt Tân không phải là cơm no áo ấm cho nhân dân, cũng chẳng phải vì tự do, dân chủ, nhân quyền gì cao sang mà chính là vì muốn lật đổ chế độ chính trị của nhà nước Việt Nam. Điều đó giải thích rằng, vì sao Việt Tân lại phải la liếm mọi thứ, phải xuyên tạc bẻ lái mọi chuyện và vì sao phải nhằm vào thể chế chính trị tại Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *