Vụ Hoàng Thị Minh Hồng: Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ quan ngại cái gì?

Người xem: 580

Khoai@

Chiều tối 29/9, VOA và RFA đăng tải thông tin “Bộ Ngoại giao Mỹ “quan ngại sâu sắc” vì tòa án Việt Nam kết án đối với nhà hoạt động môi trường Hoàng Thị Minh Hồng”, rồi bẻ lái rằng, Việt Nam đang bóp chặt không gian XHDS và yêu cầu các tổ chức quốc tế cam thiệp, gây sức ép, đòi thả bà Hồng. 

Sự “Quan ngại sâu sắc” của Bộ Ngoại giao Mỹ là miếng mồi béo bở cho những cá nhân, tổ chức thù địch với Việt Nam tiến hành các hoạt động thù địch.

Việt Nam cũng như bất cứ quốc gia nào trên thế giới, đều có hệ thống pháp luật để quản lý xã hội, với mục tiêu tối thượng là bảo vệ cộng đồng, bảo vệ sự vững mạnh của nhà nước. Cũng giống như Mỹ, Anh, Pháp, Đức… tại việt Nam, bất kể ai vi phạm pháp luật đều bị xử lý. Nhưng vi phạm nhẹ thì xử lý hành chính, vi phạm nặng hơn thì có thể xử lý hình sự.

Pháp luật Việt Nam được thiết kế khoa học, khá tương thích với hệ thống pháp luật của các quốc gia trên thế giới, đảm bảo công bằng bình đẳng với mọi công dân, không phân biệt giai tầng, địa vị xã hội, hay tôn giáo, dân tộc, nhà khoa học hay người làm ruộng… Theo đó, bất kể là ai, thân phận như thế nào, nếu vi phạm pháp luật đều bị xử lý.

Trường hợp của bà Hoàng Thị Minh Hồng không phải là ngoại lệ, cho dù bà đang là Giám đốc Trung tâm Hành động và Liên kết vì môi trường phát triển (CHANGE). Bà Hoàng Thị Minh Hồng đã có hành vi trốn thuế – Đây là hành vi vi phạm pháp luật, mà  ở Mỹ hay bất cứ quốc gia nào cũng đều xử lý quyết liệt. Chính vì thế, bà Hồng đã bị TAND TPHCM tuyên phạt 3 năm tù vào hôm 28/9/2023.

Trong các quy định của Việt Nam cũng như của thế giới, trong hệ thống thuật ngữ pháp lý (ngôn ngữ pháp luật), không hề có cụm từ “Nhà hoạt động môi trường” hay “Lương tâm”… mà chỉ có thuật ngữ “Công dân”. Bản thân từ “Công dân” đã hàm chứa trong đó đầy đủ về quyền và nghĩa vụ của một người, cũng như sự tôn trọng của nhà nước của xã hội đối với người đó. Đặc biệt, từ “Công dân” còn thể hiện sự bình đẳng giữa người này với người khác. Chính vì thế, trong vụ án trốn thuế này, không hề có cái gọi là “Nhà hoạt động môi trường” để Bộ Ngoại giao Mỹ tỏ ra quan ngại.

Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, hay các tổ chức không thân thiện khác, thì không lẽ, trước pháp luật, “Nhà hoạt động môi trường” thì được đứng ngoài vòng pháp luật, thoải mái trộm cắp, trốn thuế,.. trong khi đó, những người khác thì bị xử lý? Đó là sự bình đẳng trước pháp luật sao?

Trở lại vấn đề, sự can thiệp hay quan ngại của Bộ Ngoại giao Mỹ đã vô tình hay hữu ý giúp những cá nhân, tổ chức thù địch với Việt Nam xuyên tạc vụ việc, để biến “một kẻ trốn thuế” thành “nhà hoạt động môi trường” để rồi lua loa lên rằng, “vụ bắt giữ là một phần của chiến dịch đàn áp các nhóm xã hội dân sự trong những năm gần đây của Đảng Cộng sản cầm quyền tại Việt Nam”…

Mời tham khảo bài viết: “Tiếp vụ Hoàng Thị Minh Hồng bị bắt vì trốn thuế

Trên thực tế, với các tài liệu chứng cứ thu thập được trogn quá trình điều tra, ai cũng biết CHANGE của Hoàng Thị Minh Hồng được thành lập với tư cách là một tổ chức NGO dân sự, nhưng lại vận hành theo mô hình doanh nghiệp.

Nội dung cáo trạng chứng minh không thể chối cãi, rằng Hoàng Thị Minh Hồng đã chỉ đạo Trung tâm CHANGE trốn gần 6,8 tỷ đồng kể từ năm 2013 đến tháng 6/2022. Dù doanh thu là 68 tỷ đồng, nhưng bà Hồng đã không kê khai, không nộp bất kỳ tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp nào.

Về phía mình, bản thân bà Hoàng Thị Minh Hồng cũng đã thừa nhận hành vi phạm tội trốn thuế của mình ngay từ giai đoạn điều tra và viết đơn xin nộp số tiền đã trốn thuế nhằm khắc phục hậu quả. Tại phiên tòa hôm 28/9, bà Hoàng Thị MInh Hồng cũng đã một lần nữa khẳng định bà đã phạm tội trốn thuế do chưa hiểu hết các quy định của pháp luật.

Một chi tiết đặc biệt quan trọng là trong quá trình xét xử, Hoàng Thị Minh Hồng đã thừa nhận “số tiền trên phát sinh từ các hoạt động dịch vụ của trung tâm chứ không phải tiền nhận được của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài chuyển về”. Hiện Hoàng Thị Minh Hồng đã khắc phục được 3,5 tỷ đồng; cho biết sẽ động viên gia đình, bạn bè để khắc phục số tiền còn lại. Tình tiết này rất quan trọng, nó chứng minh rằng, nhà nước không đánh thuế GTGT các nguồn tiền tài trợ cho các hoạt động môi trường và đây là vụ án kinh tế đơn thuần, không hề liên quan tới môi trường như các tổ chức thù địch với Việt Nam đang rêu rao.

Tại tòa, Hoàng Thị Minh Hồng nói: “Bị cáo đã nhận ra cái sai của mình. Sai phạm của bị cáo là quá tập trung vào vấn đề chuyên môn nghiệp vụ mà không cập nhật thông tin, kiến thức về thuế, để đến hôm nay phải đứng trước tòa là bài học rất đắt giá. Bị cáo cảm ơn các cơ quan chức năng giúp bị cáo hiểu rõ các quy định về thuế”. Và Hoàng Thị Minh Hồng mong Tòa xem xét cho mức án thấp để sớm về với gia đình, tiếp tục cống hiến cho xã hội.

Rõ ràng, lời khai nhận tội tại tòa của bị cáo Hoàng Thị Minh Hồng là phù hợp kết quả điều tra và kết luận giám định, nên cáo trạng truy tố là có căn cứ. Tòa ghi nhận và áp dụng các tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo như: thành khẩn khai báo, khắc phục hậu quả, được Chính phủ tặng bằng khen…

Xem thêm bài đăng vào sáng 1/6/2023: “Về thông tin Hoàng Thị Minh Hồng bị bắt vì trốn thuế”

Như vậy đã rõ, lời nhận tội, sự thành khẩn khai báo, tích cực khắc phục hậu quả… của Hoàng Thị Minh Hồng cùng với đó là hệ thống chứng cứ, lời khai của những người liên quan đã nói lên tất cả. Bản án là công tâm, khách quan. Vì thế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ không có lý do gì để quan ngại cả.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *