Vụ hồ Ka Pét: Trò mèo của lũ “ngáo sư”

Người xem: 991

Khoai@

Hôm 19/9/2023, trên Fb của Mạc Văn Trang đăng một cái gọi là “Tuyên bố phản đối chặt phá 600 ha rừng nguyên sinh Bình Thuận để làm hồ thủy lợi”. Trong bản Tuyên bố này, có nhiều nội dung sai sự thật, nhưng trong phạm vi bài viết này chỉ xin bàn đến 600 ha rừng đó có phải là rừng nguyên sinh như tên của Tuyên bố đó hay không.

Xin nhắc lại tiêu đề của Tuyên bố: “Phản đối chặt phá 600 ha RỪNG NGUYÊN SINH Bình Thuận để làm hồ thủy lợi“.

Thật ra, báo chí, truyền thông đã thông tin nhiều về Dự án hồ Ka Pét. Theo đó, để thực hiện Dự án này người ta sẽ phải chuyển đổi thay thế hơn 600 ha rừng mà hầu hết là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất. Thực tế trong diện tích bị chuyển đổi, không có khu vực rừng nào được coi là rừng nguyên sinh. Điều đó được thể hiện ngay cả trong Nghị quyết của Quốc hội và văn bản liên quan đến dự án này. Ngay cả những người đã từng quản lý khu rừng này cũng đã xác nhận điều đó (tham khảo tại đây).

Lạm bàn về Hồ chứa Kapet

Lấy số liệu từ Nghị quyết của Quốc hội và báo cáo của Bí thư tỉnh uỷ Bình Thuận trong buổi họp báo gần nhất, thì thông tin về diện tích rừng bị chuyển đổi để xây dựng hồ Ka Pét như sau:

Tổng diện tích đất dự án là 697,73 ha, trong đó diện tích đất lâm nghiệp là 679,72 ha (đất có rừng 619,58 ha, gồm: rừng đặc dụng 137,95 ha; rừng phòng hộ 0,51 ha; rừng sản xuất 440,4 ha, đất nằm ngoài quy hoạch 3 loại rừng là 40,72 ha và đất không có rừng 60,14 ha); diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 18,01 ha“.

Như vậy, không có RỪNG NGUYÊN SINH ở đây (cho dù đây đó có những cây quý hàng trăm năm tuổi) và điều đó có nghĩa Tuyên bố của nhóm Mạc Văn Trang là sai sự thật.

Khách quan mà nói, nhóm Mạc Văn Trang cũng như một vài người dùng từ “Phá rừng” có thể không sai, nhưng chưa lột tả hết việc khai thác, chuyển đổi và thay thế rừng Bình Thuận. Bởi trên thực tế, Bình Thuận đã có kế hoạch triển khai trồng 1.844,54 ha rừng thay thế theo Quyết định 3263/QĐ-UBND ngày 30/12/2020 về việc phê duyệt phương án trồng rừng thay thế (đợt I) với diện tích 434,22 ha (cho 144,74 ha rừng tự nhiên) của UBND tỉnh Bình Thuận. Như vậy việc trồng mới sẽ gần gấp 3 lần diện tích rừng bị chuyển đổi. Tất nhiên, việc trồng mới rất khó để thay thế ngay lập tức diện tích rừng phải chuyển đổi, mà cần có thời gian, công sức cùng sự nghiêm túc, trách nhiệm và tâm huyết.

Rất tiếc, Tuyên bố của nhóm Mạc Văn Trang đăng trên Fb lại được nhiều người like. Có lẽ họ không đủ tỉnh táo để nhận ra rằng, 600 ha rừng đó không phải hoàn toàn là rừng nguyên sinh. Đó là sự xảo trá, gian dối về khoa học để lừa đảo người đọc. 

Đúng là trò mèo của lũ “ngáo sư”.

Được biết, cái gọi là “Tuyên bố phản đối chặt phá 600 ha rừng nguyên sinh Bình Thuận để làm hồ thủy lợi” do nhóm toàn những cộm cán dzân chủ, gồm: (1) Gs Mạc Văn Trang; (2) Hà Sĩ Phu, đại diện Câu lạc bộ Phan Tây Hồ; (3) Ts Nguyễn Quang A, đại diện Diễn đàn Xã Hội Dân Sự; (4) Gs Nguyễn Huệ Chi, đại diện BauxiteVN; (5) Gs Nguyễn Đình Cống, đại diện Câu lạc bộ Nguyễn Trọng Vĩnh; và (6) ông Lê Thân, đại diện Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng. Các hội nhóm trên bản chất là hội nhóm gì, hẳn các anh chị đã rõ.

Một bản Tuyên bố được soạn thảo bởi những người có mác giáo sư, tiến sĩ mà lại phải sử dụng thủ đoạn “đánh lận con đen” để biến diện tích rừng bình thường thành rừng nguyên sinh nhằm lừa lọc dư luận như thế này sao? Các ông giáo sư, tiến sĩ nên nhớ, trung thực chính là yếu tố quan trọng trước hết và chủ yếu đạo đức khoa học đấy.

P/s: Theo thông tin từ Dự án, sau khi Hồ chứa nước Ka Pét được hoàn thành, sẽ có giá trị cấp nước tưới cho khoảng 7.762 ha đất sản xuất nông nghiệp của huyện Hàm Thuận Nam; cấp nước thô với khoảng 2,63 triệu m²/năm cho Khu công nghiệp Hàm Kiệm II và tạo nguồn nước thô để phục vụ sinh hoạt của 120.000 người dân khu vực huyện Hàm Thuận Nam, TP Phan Thiết.

Ngoài ra, Hồ Ka Pét còn có vai trò phòng chống lũ và cải tạo môi trường, điều tiết nước cho vùng hạ du khu vực huyện Hàm Thuận Nam và tỉnh Bình Thuận; tăng dòng chảy trong mùa khô, góp phần cải thiện môi trường sinh thái vùng hạ du, nhất là đoạn qua TP Phan Thiết, góp phần phát triển du lịch, dịch vụ của địa phương.

One thought on “Vụ hồ Ka Pét: Trò mèo của lũ “ngáo sư”

  1. admin says:

    Nhìn vào các tấm hình do phóng viên chụp đăng trên Vnexpress với những cây cổ thụ (lim xanh, bằng lăng, căm xe) vài người ôm và ảnh chụp trên không cho thấy hệ sinh thái rừng với các tầng tán khép kín nhau, người đọc dễ ngộ nhận rằng toàn bộ trên 600 ha rừng chuyển mục đích sang xây dựng hồ thủy lợi Kapet đều có cùng chung hiện trạng rừng như thế.
    Nhìn qua ảnh, với cái nhìn của nhà chuyên môn, tôi xác định được đó là hiện trạng rừng giàu, được xếp loại từ trạng thái IIIA3 đến trạng thái IV (gần như rừng nguyên sinh).
    Theo báo cáo DTM, các loại đất có rừng quy hoạch hồ Kapet phân theo chức năng như sau:
    Tổng: 639 ha, trong đó:
    Rừng sản xuất : 489,05 ha chiếm 71,95%
    Rừng đặc dụng : 149,09 ha chiếm 21,93%
    Rừng phòng hộ : 0,86 ha chiếm 0,13%
    Vào những năm 200X, do yêu cầu công tác, tôi đã đi lại rất nhiều lần trong vùng rừng này (khu vực trên 400 ha rừng sản xuất), từ trạm Cầu Treo đến trạm Bom bi, ngược về hướng đông nam, đi hướng về lãnh địa khu bảo tồn thiên nhiên núi Ông, nhận thấy đại đa số diện tích rừng ở khu vực mà bây giờ được quy hoạch là vùng lòng hồ hầu hết có hiện trạng rừng nghèo (trạng thái IIIA1) xen kẻ các trạng thái IIA, IIB (rừng phục hồi, rừng non) và rừng le hoặc đất không có rừng (hiện trạng IA, IB).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *