Ong Bắp Cày
ChatGPT đang làm mưa làm gió trên mạng, tạo nên hiệu ứng công nghệ toàn cầu trong đó có Việt Nam. Bên cạnh những mặt tích cực thì ChatGPT cũng tạo nên sự lo lắng cho các nhà quản lý và người dùng bởi mặt trái của nói.
Như đã viết trong một bài viết trước đó trên Blog Tre Làng, tôi đã nói nhược điểm lớn nhất của ChatGPT là có thể đưa tin giả, tin sai sự thật và sử dụng vào mục đích chính trị bẩn thỉu. Bằng chứng là những ngày gần đây, tổ chức khủng bố Việt Tân, tổ chức phản động Hội anh em dân chủ đang tích cực khai thác những mặt trái này để phá hoại sự ổn định chính trị ở Việt Nam, gây nghi hoặc trong nhân dân bằng các bài viết chứa đựng thông tin sai sự thật, bôi nhọ lãnh đạo đảng và nhà nước, thậm chí là xúc phạm danh dự nhân phẩm lãnh tụ Hồ Chí Minh. Điều này gây nên những phản ứng bất bình của người đọc và đồng thời đặt ra những vấn đề lớn, nghiêm túc cho các cơ quan quản lý cũng như người dùng.
ChatGPT (Chat Generative Pre-training Transformer) ra mắt vào ngày 30/11/2022, bởi OpenAI có trụ sở tại San Francisco. ChatGPT được xây dựng dựa trên GPT-3.5 – một dòng mô hình ngôn ngữ lớn của OpenAI, được tinh chỉnh bằng cả hai kỹ thuật học tăng cường lẫn học có giám sát.
Kể từ khi ra đời, ChatGPT nhanh chóng thu hút sự chú ý nhờ việc nó có thể hồi đáp chi tiết và trả lời lưu loát trên nhiều lĩnh vực kiến thức khác nhau. Tuy nhiên, nó cũng nhanh chóng bộc lộ điểm yếu vì độ chính xác không đồng đều về dữ kiện thực tế và đây chính là hạn chế lớn nhất và đáng lo ngại nhất.
Nắm được hạn chế này, các thế lực thù địch, các phần tử xấu trong và ngoài nước đang lợi dụng để chống phá Việt Nam. Trong số các tổ chức và cá nhân chống phá bằng việc lợi dụng ChatGPT ấy có thể kể đến tổ chức khủng bố Việt Tân, tổ chức phản động Hội anh em dân chủ, các hội nhóm phản động trên mạng xã hội và một số phần tử thoái hóa biến chất cả trong và ngoài nước.
Một ví dụ là Việt Tân đã lợi dụng tính chính xác không đồng đều của ChatGPT để chống phá Việt Nam bằng việc tấn công hạ bệ lãnh tụ dân tộc Hồ Chí Minh (ảnh bên). Việt Tân đã cung cấp tới người đọc bằng cách đưa ra thông tin một cách lập lờ, không rõ ràng, trong đó có cái đúng, có cái sai về Chủ tịch Hồ Chí Minh dựa trên sự lựa chọn có chủ ý của người hỏi với các câu hỏi khác nhau để cho ra các kết quả khác nhau. Sự “Kém thông minh” và “không biết lựa chọn tin chính xác để đưa vào câu trả lời” của ChatGPT là điểm yếu của ứng dụng này khiến Việt Tân có thể lợi dụng để tung những thông tin sai sự thật về Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chúng ta sẽ không ngạc nhiên khi ChatGPT cho ra các kết quả không chính xác về Chủ tịch Hồ Chí Minh, bởi dữ liệu mà nó có được là nhờ thu thập trên mạng từ các nguồn khác nhau. Nếu như dữ liệu từ các nguồn đều chính xác thì kết quả sẽ là chính xác và ngược lại. Đó là chưa kể để có những dữ liệu mà cơ quan quản lý không đưa lên mạng, do đó ChatGPT sẽ phải sử dụng những dữ liệu không chính thống và độ chính xác thì chưa được kiểm chứng. Trên thực tế, các nguồn cung cấp thông tin trên mạng là không đồng nhất thậm chí trái ngược (bao gồm cả những Fakenews và rác rưởi) và do đó ChatGPT trả lời sai là hoàn toàn bình thường, nhất là nó đang trong giai đoạn thử nghiệm.
Trở lại với ví dụ này, Việt Tân đã lợi dụng tính không đồng đều về dữ kiện thực tế này để cung cấp thông tin nửa đúng nửa sai về Hồ Chủ Tịch rồi phụ họa rằng, “nhận định về tính cách và thành tựu của Bác Hồ cũng phụ thuộc vào quan điểm cá nhân của mỗi người” hay “Bác Hồ có một số sai lầm trong quản lý chính trị và xã hội”… Luận điệu này rất nguy hiểm vì nó tạo ra sự nghi ngờ cho người dân đối với những gì họ được nghe, được đọc từ các nguồn thông tin chính thống. Về lâu dài, nó làm xói mòn niềm tin của người dân vào chế độ.
Một ví dụ khác, các đối tượng đã sử dụng kết quả trả lời của ChatGPT để giễu cợt vua Quang Trung (Mời xem ảnh chụp màn hình ở trên cùng bài viết này).
Câu hỏi mà đối tượng đưa ra là: Quang Trung và Nguyễn Huệ có mối quan hệ gì?
ChatGPT trả lời rằng, “Nguyễn Huệ và Quang Trung là hai vị vị Hoàng tộc trong lịch sử Việt Nam. Nguyễn Huệ là vị vua cuối cùng của triều Nguyễn và Quang Trung là vị hoàng đế xuất sắc của Đại Việt trong thời kỳ chiến tranh chống Nguyễn. Chúng ta có thể nói rằng, họ là những người có mối quan là là đối tác chiến tranh với nhau”.
Rõ ràng, trong cả hai ví dụ trên, tính chính xác của ChatGPT bị hạn chế và kẻ xấu đã lợi dụng điều này để gây mất ổn định xã hội bằng cách cung cấp thông tin sai sự thật tới người đọc với kiểu lập luận rằng, “máy móc là chính xác”, hay “máy tính không biết nói dối, không biết tham nhũng” và rằng “ChatGPT luôn khách quan”…
Bạn đọc cần nhớ rằng, không chỉ các thông tin liên quan đến chính trị, đến sự ổn định xã hội thì ChatGPT mới trả lời sai. Ngay cả những thông tin rất “đời” trên mọi lĩnh vực thì kết quả cũng tương tự.
Mới đây, tờ Tiền Phong có đăng bài viết “ChatGPT vấp nhiều lỗi sơ đẳng về Việt Nam, chuyên gia nói gì?” trong đó nêu hai ví dụ về việc ChatGPT vấp lỗi sơ đẳng:
Ví dụ thứ nhất, khi người dùng hỏi về “dân số Việt Nam” bằng tiếng Việt được chatGPT trả lời như ảnh chụp màn hình bên cạnh:
Câu hỏi “dân số Việt Nam năm 2021 là bao nhiêu”, ChatGPT đưa ra số liệu là 96.208.984 người. Tiếp tục hỏi về “Dân số Việt Nam tính đến nay là bao nhiêu?”, ChatGPT cho biết nền tảng này chỉ mới cập nhật thông tin đến năm 2021.
Nhưng cho dù số liệu về dân số Việt Nam năm 2021 được ChatGPT trả lời thì số liệu này là không chính xác hoàn toàn. Tìm trên trang web “www.gso.gov.vn” của Tổng cục thống kê, dân số Việt Nam năm 2021 là 98.506.190 người.
Ví dụ thứ hai là là Bài văn về nhân vật Chí Phèo của nhà văn Nam Cao của Chat GPT đưa thông tin sai lệch bằng tiếng Việt.
Phần đúng mà ChatGPT đưa ra là “Chí Phèo là một nhân vật trong tác phẩm”Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao”. Nhưng phần sai nghiêm trọng lại chiếm hầu hết dung lượng câu trả lời. Chẳng hạn như “Anh ta được mô tả là người đàn ông giàu có và tài giỏi, nhưng lại có tính cách tham lam và nhạy bén”; “Chí Phèo luôn tìm cách để mình có đồ (ối giời ôi, đồ chắc hàng nóng theo ngôn ngữ của xã hội đen) và tiền bạc nhiều hơn, dù phải làm nọi thứ, cho đến việc lấy tiền của người khác”…
Trên đây mới chỉ là vài ví dụ trong số hàng trăm, hàng ngàn các ví dụ về kết quả sai lệch của ChatGPT. Kết quả không chính xác đó khiến người dùng bất an, nhưng lại là cơ hội cho các thế lực thù địch lợi dụng ChatGPT để cung cấp thông tin xấu độc tới người dùng. Thực tế ấy đặt ra nhiều vấn đề đáng để suy nghĩ và hành động đối với các cơ quan quản lý và ngay cả với người dùng mạng.
Bài dự kiến sẽ viết:
– Những vấn đề đặt ra đối với cơ quan quản lý nhà nước khi ChatGPT chính thức vào Việt Nam
– Người dụng mạng cần làm gì để tránh những rủi ro từ thông tin không chính xác của ChatGPT
Tin cùng chuyên mục:
Vụ tai nạn thương tâm từ máy bay không người lái: Hồi chuông cảnh báo về an toàn công nghệ
Vụ thợ trang điểm bị lục soát người: Góc nhìn pháp lý và bài học về quyền cá nhân
UNESCO công nhận tín ngưỡng thờ Mẫu và luận điệu sai trái của Nguyễn Xuân Diện
Cà phê phố