Lâm Trực@
Đã từ lâu, các thế lực thù địch với nhà nước Việt Nam vẫn cố tình bẻ cong ngòi bút, xuyên tạc công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam. Chúng xuyên tạc là đấu tranh, phòng, chống tham nhũng của đảng, nhà nước về bản chất là đấu đá, tranh giành quyền lực, là thanh trừng nội bộ. Một số khác lại viết rằng, giả sử có vì mục đích cao đẹp đi nữa chống tham nhũng ở Việt Nam thì cũng bất khả thi, như đánh nhau với cối xay gió, là ảo tưởng, là phi thực tế vì Việt Nam chỉ có một đảng. Và rằng, muốn hết tham nhũng thì phải thay đổi chế độ, xây dựng chế độ đa đảng, mà cách phổ thông nhất là người dân cùng đứng lên lật đổ chế độ này. Thậm chí RFA trơ tráo đăng bài viết “Thuốc đặc trị chữa tham nhũng: Thay đổi thể chế”.
Rất tiếc, dù biết những luận điệu nói trên là xảo trá, là có ý đồ xấu, nhưng nó vẫn lừa bịp để dắt mũi được nhiều người.
Thực ra, tham nhũng không phải là “đặc sản” chỉ có ở Việt Nam hay chế độ cộng sản. Tham nhũng là vấn đề phức tạp của mọi quốc gia trên thế giới kể cả các quốc gia được coi là văn minh như Mỹ, Pháp, Đức, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc hay Trung Quốc. Tham nhũng khong phải là sản phẩm của chế độ đa đảng hay một đảng, cũng không phải là sản phẩm của chế độ chính trị nào. Tham nhũng là “khuyết tật bẩm sinh” của quyền lực. Ở đâu có quyền lực, ở đó có nguy cơ xảy ra tham nhũng, một khi quyền lực bị lạm dụng. Tham nhũng là căn bệnh của nhà nước, do quyền lực nhà nước bị thao túng, tha hóa gây ra, có nhà nước là có tham nhũng, không phân biệt nhà nước đó là xã hội chủ nghĩa hay tư bản chủ nghĩa, đi theo thể chế chính trị đa đảng hay một đảng. Nếu như quyền lực được kiểm soát chặt chẽ với cơ chế quản lý, phòng ngừa đồng bộ thì quyền lực sẽ không thể bị lạm dụng, người có quyền lực sẽ không thể tham nhũng, tình trạng tham nhũng sẽ được kiểm soát và hạn chế tối đa.
Thực tế, ở các nước theo chế độ TBCN, duy trì chế độ đa đảng, tham nhũng vẫn tồn tại, thậm chí một số nguyên thủ quốc gia ở Tunisia, Hàn Quốc, Malaysia, Philippin, Indonesia, Pakixtan, Brazil,… cũng dính vào tội tham nhũng. Mới đây, Phó Tổng thống Argentina, 1 Phó Chủ tịch Nghị viện châu Âu cũng bị cáo buộc dính vào tham nhũng. Chẳng thế mà Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI) hằng năm đều công bố chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) trong khu vực công, để cung cấp cái nhìn tổng quát về mức độ tham nhũng tương đối của 180 quốc gia và vùng lãnh thổ; trong đó, chủ yếu là các nước, vùng lãnh thổ đi theo thể chế chính trị tư bản chủ nghĩa, thực hiện chế độ đa đảng.
Nhìn vào bảng xếp hạng CPI năm 2021 được công bố đầu năm 2022 có thể thấy rất rõ quốc gia nào cũng có tham nhũng, khác nhau chỉ ở mức độ nghiêm trọng, bởi không có quốc gia nào đạt được điểm 100 (tức là không có tham nhũng). Những nước đứng đầu bảng xếp hạng CPI là Đan Mạch, Phần Lan và New Zealand, cũng chỉ đạt 88 điểm, nghĩa là vẫn có tham nhũng. Còn những nước đứng cuối bảng là Somalia, Syria và Nam Sudan chỉ đạt từ 11 đến 13 điểm, đều là các nước theo thể chế chính trị tư bản chủ nghĩa. Bảng xếp hạng còn cho biết kể từ năm 2012 đến nay, 23 quốc gia và vùng lãnh thổ đã giảm đáng kể về chỉ số CPI, trong đó có các nước như Australia, Canada và Mỹ. Điều đó cho thấy tham nhũng ở những nước này trong 10 năm qua có xu hướng gia tăng.
Dài dòng như thế để thấy, tham nhũng không phải là đặc ssanr của Việt Nam như các thế lực thù đich rêu rao và tham nhũng hoàn toàn có thể phòng ngừa, loại bỏ được.
Nhận thức rõ điều này, đảng, nhà nước ta không ngừng hoàn thiện thể chế để kiểm soát quyền lực, “Nhốt quyền lực trong lồng cơ chế” thông qua việc minh bạch, lấy ý kiến rộng rãi khi hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật, cải tiến tổ chức bộ máy và hoạt động của các cơ quan, đơn vị, bảo đảm rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn. Trong phạm vi nhỏ hơn, các quy định về chế độ công vụ, công chức, thực thi công vụ dần hoàn thiện. Hiệu lực, hiệu quả công tác thanh, kiểm tra, giám sát, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử trong phát hiện, xử lý tham nhũng được nâng cao. Tất cả những việc làm ấy nói lên rằng, đảng và nhà nước ta rất quan tâm tới công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực, trước hết và chủ yếu là vì lợi ích của nhân dân, của dân tộc. Cúng chính vì thế, không chỉ có một mình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chống tham nhũng, tiêu cực, mà có sự tham ra của toàn đảng, toàn quân, toàn dân, từ trên xuống dưới, lan tỏa rộng rãi thành phong trào mạnh mẽ.
Theo tổng kết của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, trong giai đoạn 2012 – 2022, cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật 2.740 tổ chức đảng, hơn 167.700 cán bộ, đảng viên, trong đó có 7.390 đảng viên bị kỷ luật do tham nhũng; đã kỷ luật 170 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý, trong đó có 04 Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị; 29 Ủy viên Trung ương, nguyên Ủy viên Trung ương; 50 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang. Riêng từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII đến tháng 6/2022, đã thi hành kỷ luật 50 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý (cao gấp 04 lần so với nhiệm kỳ khóa XI và bằng gần một nửa số cán bộ cấp cao bị xử lý của nhiệm kỳ khóa XII); trong đó, có 08 Ủy viên Trung ương, nguyên Ủy viên Trung ương, 20 sĩ quan cấp tướng. Hoạt động phòng, chống tham nhũng từng bước được mở rộng ra cả khu vực ngoài nhà nước và sang cả lĩnh vực chống tiêu cực.
Kết quả đó đã tạo hiệu ứng tích cực trong toàn xã hội, được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao. Đó cũng là bằng chứng thuyết phục bác bỏ mọi sự xuyên tạc, chống phá của các thế lực xấu, thù địch. Con số 93% người dân được hỏi trong cuộc điều tra dư luận xã hội do Ban Tuyên giáo Trung ương tiến hành thời gian qua, bày tỏ tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng đã nói lên điều đó. Cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Việt Nam còn nhận được sự ghi nhận, đánh giá cao của cộng đồng quốc tế.
Theo Tổ chức Minh bạch quốc tế, trong một thập kỷ qua, Việt Nam đã tăng hơn 30 bậc về chỉ số CPI, năm 2021 tăng 03 bậc trong bảng xếp hạng so với năm 2020. Cơ quan đầu mối quốc gia của Tổ chức Minh bạch quốc tế tại Việt Nam là Hướng tới Minh bạch (TT) cũng khẳng định: “Trong những năm gần đây, Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng kể trong phòng, chống tham nhũng nhờ nỗ lực to lớn của Đảng và Nhà nước”.
Đại diện nhiều doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam cũng có những đánh giá tích cực. Ông Thomas Bo Pedersen, Tổng Giám đốc Công ty Mascot Việt Nam và Lào nhận xét: “Điều này cho thấy Đảng và Chính phủ phòng, chống tham nhũng, tiêu cực rất quyết liệt và theo một cách có hệ thống. Tôi cho rằng, đây là động thái đúng đắn và cho tôi hy vọng rằng tham nhũng, tiêu cực sẽ không diễn ra khi thấy Đảng và Chính phủ xử lý tham nhũng, tiêu cực quyết liệt như thế cũng như nhìn thấy hậu quả nếu tham nhũng, tiêu cực”. Ông Kenneth Atkinson, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Anh quốc tại Việt Nam (BritCham Vietnam) nhấn mạnh: “Tôi cho rằng những hành động mạnh mẽ này của Việt Nam rất đáng hoan nghênh, đặc biệt lần này là với ngay cả những quan chức cấp cao. Đây là một động thái tích cực và hy vọng rằng sẽ được duy trì”.
Những tiếng nói khách quan của các tổ chức và doanh nghiệp quốc tế đó nói lên điều gì?
Rõ ràng, phòng, chống tham nhũng không phải là đánh nhau với cối xay gió như luận điệu được RFA gán ghép. Ngược lại, đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở nước ta ngày càng đi vào chiều sâu, được thực hiện một cách quyết liệt, toàn diện, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, đạt nhiều kết quả rất quan trọng, được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, ủng hộ. Như thế cũng có nghĩa, phòng chống tham nhũng trước hết là vì dân và sau nữa là để xây dựng chỉnh đốn Đảng.
Mặt khác, rất dễ dang thấy, chủ trương, pháp luật của ta khẳng định, không có vùng cấm trong đấu tranh với tham nhũng, tiếu cực. Có nghĩa, ai tham nhũng, ở đâu có tham nhũng đều phải tìm ra và xử lý bằng được. Cách thức Đảng đang triển khai chống tham nhũng đó là “đánh từ trên đánh xuống, đánh từ trong đánh ra, đánh những nơi quan trọng trước” là cách làm đúng hướng, hiệu quả. Thực tế đã chứng minh, trong những vụ án tham nhũng trọng điểm đã xử lý, hầu hết các vụ án là ở các cơ quan, doanh nghiệp cấp Trung ương. Như vậy, ở ta, đấu tranh phòng chống tham nhũng tiêu cực không phải là “đấu đá phe nhóm”, “triệt hạ cán bộ”, hay “giơ cao đánh khẽ” như RFA và các thể loại tương tự vẫn thường lu loa.
Tin cùng chuyên mục:
Vụ tai nạn thương tâm từ máy bay không người lái: Hồi chuông cảnh báo về an toàn công nghệ
Vụ thợ trang điểm bị lục soát người: Góc nhìn pháp lý và bài học về quyền cá nhân
UNESCO công nhận tín ngưỡng thờ Mẫu và luận điệu sai trái của Nguyễn Xuân Diện
Cà phê phố