Lạm bàn về Hồ chứa Kapet

Người xem: 437

Khoai@

Xin trân trọng giới thiệu bài viết của tác giả Võ Đình Tiến gửi đến Tre Làng. Anh là kỹ sư lâm nghiệp đã công tác trong ngành kiểm lâm Bình Thuận 17 năm và sau đó có 3 năm công tác ở công ty MTV lâm nghiệp Bình Thuận (đơn vị quản lý khu vực rừng Sông Móng Kapet vào những năm 2000. Anh Võ Đình Tiến là người được giao trực tiếp phụ trách công tác bảo vệ khu rừng Kapet hiện đang chuyển đổi mục đích sang xây dựng hồ thủy lợi Kapet. Dưới đây là nội dung bài viết.
***

Gần đây, trên báo chí và mạng xã hội bàn tán xôn xao về việc UBND tỉnh Bình Thuận cho phá hủy 600 ha rừng để xây dựng hồ thủy lợi Kapet. Theo đó, đại đa số các member không đồng tình vơi việc tỉnh Bình Thuận hủy hoại trên 600 ha rừng nguyên sinh để xây dựng hồ chứa nước. Có nhiều KOLs (người có ảnh hưởng lớn trên mạng xã hội) và nhiều thành viên MXH tham gia phản biện với lời lẻ rất cực đoan, gay gắt!  

Tôi là kỷ sư lâm nghiệp đã công tác trong ngành kiểm lâm Bình Thuận 17 năm và sau đó có 3 năm công tác ở công ty MTV lâm nghiệp Bình Thuận (đơn vị quản lý khu vực rừng Sông Móng Kapet vào những năm 2000. Tôi được giao trực tiếp phụ trách công tác bảo vệ khu rừng Kapet hiện đang chuyển đổi mục đích sang xây dựng hồ thủy lợi Kapet hiện nay) Xin có một số ý kiến như sau: 

 – Về hiện trạng rừng: 
 Nhìn vào các tấm hình do phóng viên chụp đăng trên Vnexpress với những cây cổ thụ (lim xanh, bằng lăng, căm xe) vài người ôm và ảnh chụp trên không cho thấy hệ sinh thái rừng với các tầng tán khép kín nhau, người đọc dễ ngộ nhận rằng toàn bộ trên 600 ha rừng chuyển mục đích sang xây dựng hồ thủy lợi Kapet đều có cùng chung hiện trạng rừng như thế. 
 Nhìn qua ảnh, với cái nhìn của nhà chuyên môn, tôi xác định được đó là hiện trạng rừng giàu, được xếp loại từ trạng thái IIIA3 đến trạng thái IV (gần như rừng nguyên sinh). 
 Theo báo cáo DTM, các loại đất có rừng quy hoạch hồ Kapet phân theo chức năng như sau: 
 Tổng: 639 ha, trong đó: 
 Rừng sản xuất : 489,05 ha chiếm 71,95% 
 Rừng đặc dụng : 149,09 ha chiếm 21,93% 
 Rừng phòng hộ : 0,86 ha chiếm 0,13% 
 Vào những năm 200X, do yêu cầu công tác, tôi đã đi lại rất nhiều lần trong vùng rừng này (khu vực trên 400 ha rừng sản xuất), từ trạm Cầu Treo đến trạm Bom bi, ngược về hướng đông nam, đi hướng về lãnh địa khu bảo tồn thiên nhiên núi Ông, nhận thấy đại đa số diện tích rừng ở khu vực mà bây giờ được quy hoạch là vùng lòng hồ hầu hết có hiện trạng rừng nghèo (trạng thái IIIA1) xen kẻ các trạng thái IIA, IIB (rừng phục hồi, rừng non) và rừng le hoặc đất không có rừng (hiện trạng IA, IB). 
 Gần đây, xem phóng sự lãnh đạo UBND tỉnh và các cơ quan chức năng đi thực địa hiện trường trên đài phát thanh truyền hình Bình Thuận, thấy hầu hết hiện trạng rừng hiện còn vẫn là dạng rừng nghèo (IIIA1) và rừng phục hồi (loại II) 
 Lý do dễ hiểu là những năm đó, lâm tặc ngày đêm ra vào chặt hạ, cắt khúc, vận chuyển các súc gõ ra khỏi rừng ở khu vực này nhưng lực lượng bảo vệ rừng không có cách gì ngăn chặn nỗi; cho nên dễ hiểu rằng những khu rừng nằm gần khu dân cư (trên 400 ha rằng sản xuất) đã bị xâm phạm, khai thác lậu gần như cạn kiệt, chỉ còn lại những cây gỗ, nhìn tầng tán thì xum xuê, nhưng thực chất đó là những cây gổ không có giá trị kinh tế như vông đồng, cóc lột, mày ca vv. Riêng rừng trong khu bảo tồn thiên nhiên núi Ông được bảo vệ tốt hơn do xâm phạm vào loại rừng này rất đễ dính án hình sự, đi tù. 
Hiện trạng rừng giàu như hình phóng viên chụp, theo tôi, nếu có thì nó phải nằm trong 149 ha rừng đặc dụng (khu bảo tồn thiên nhiên núi Ông). 
 Nhưng theo quy luật phân bổ rừng, không phải toàn bộ 149 ha rừng đặc dụng này đều có hiện trạng rừng giàu với những cây gỗ quý hàng trăm năm tuổi, mấy người ôm không xuể như thế! 
 Hơn nữa, chưa thể xác định các hình do phóng viên chụp các cât rừng cổ thụ đẹp đẻ nêu trên là nằm trong hay ngoài ranh giới khu hồ chứa, chỉ cần nạp tọa độ VN2000 ranh hồ vào máy định vị cầm tay, áp dụng tính năng route hiển thị ranh giới, ta dễ dàng xác định vị trí của các hình chụp đó so với ranh hồ chứa. 
 Vì vậy mà cần có đợt phúc tra hiện trạng rừng của các cơ quan chức năng, có mới phóng viên đã đưa tin và các cơ quan truyền thông cùng đi thực địa để xác định rõ ràng hiện trạng rừng trong khu vực này. 
 Ngoài ngộ nhận về hiện trạng rừng như trên, một số thành viên mạng xã hội còn có những ngộ nhận như:
– Vì sao không xây dựng, đào hồ chứa thủy lợi ở những nơi không có rừng cạnh đó?
Xin thưa: Việc chọn lựa vị trí để xây dựng các hồ chứa nước rất công phu, khoa học, căn cứ vào điều kiện tự nhiên (chủ yếu là địa hình) chứ không phải muốn đặt hồ chứa ở nơi đâu cũng được. Nhiều người hiểu nhầm rằng xây dựng hồ chứa là người ta đầo hố sâu có diện tích 600 ha để chứa nước. Trong thực tế, không có đào lòng hồ mà chỉ xây dựng dập bê tông đầm lăn cao 28 mét để ngăn dòng chảy, tích nước trong vùng lõm lòng hồ, khi cần sẽ mở van điều tiết để xả nước xuông vùng hạ lưu.  
– Có người cho rằng mục đích của việc phá rừng xây dựng hồ chứa là vì mục đích lấy gổ ra để bán thu lợi. 
 Xin thưa, tài nguyên rừng trong vùng ngập hồ Kapet không nhiều vì đa số là gổ tận dụng, củi và cây bất cập phân, giá trị không cao và quan trọng hớn là phải tiến hành thiết kế, sau đó đấu thầu, đơn vị trúng thầu phải là đơn vị có chức năng kinh doanh khai thác lâm sản, có xe máy, lực lượng đảm bảo thực hiện nhiệm vụ và giá trị đấu thầu được nộp về cho ngân sách nhà nước. Các đơn vị thi công hồ chứa hoặc các đơn vị không óc chức năng và không thắng thầu không thể tham gia khai thác lâm sản trong vùng ngập lòng hồ. 
 
VĐT 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *