Ông nguyễn Đình Lộc bắt đầu ngấm đòn Dzân chủ

Người xem: 196

LâmTrực@
Cũng chả có gì là lạ khi ông Nguyễn Đình Lộc – Cựu Bộ trưởng Bộ tư pháp bắt đầu bị giàn pháo kích tấn công dữ dội trên các trang mạng sau khi trả lời phỏng vấn VTV. Bắt đầu từ chú Tễu với bài lạt mềm buộc chặt mang tên: “Ông Nguyễn Đình Lộc một lần nữa khẳng định lại chữ kí“. Tiếp theo là một loạt bài của: Phó giáo sư Tương Lai (not Giáo sư nhé), Huỳnh Ngọc Chênh, Nguyễn Tường Thụy, Bùi Văn Bồng, Phạm Thị Hoài, JB Nguyễn Hữu Vinh và vân vân…

Các bài viết đi từ cấp độ thấp đến cấp độ cao, từ việc giải thích vì sao ông Lộc trả lời trên VTV như vậy cho đến suy đoán các nguyên nhân làm ông lúng túng, lựa lời và cân nhắc cẩn trọng khi trả lời phỏng vấn, và dường như không chờ đợi được lâu thêm, đã xuất hiện bài viết (link dưới đây) của Đông Hải Long Vương, mang tính đả phá, xỉ vả ông Nguyễn Đình Lộc.

Đến đây, tôi hiểu là ông Nguyễn Đình Lộc đã bắt đầu chịu tiếng thị phi từ những hành động thiếu kiểm soát của mình khi nổi hứng tham gia cái gọi là Kiến nghị 72 mà thiên hạ ném đá rào rào trong suốt thời gian qua. Tôi cá là điều này làm ông sẽ phải suy nghĩ lắm lắm khi đang trong giai đoạn nghỉ hưu với con với cháu.

Ngay sau buổi trao Bản Kiến Nghị Sử Đổi Hiến Pháp năm 1992 vào ngày 4 tháng 2 năm 2013 cho Đại diện Ủy bản Dự thảo sửa đổi Hiến Pháp ở Hà Nội, với động thái vỗ tay tán thưởng của của các “nhân sĩ” và sự tung hô của báo mạng, tôi đã hiểu rằng: đằng sau những tràng pháo tay ấy là một tương lai u ám dành cho ông Nguyễn Đình Lộc.

Thậm chí, vào ngày 17 tháng 2, ông Nguyễn Đình Lộc sách cặp đen đi cùng với những người đến gây sự với chính quyền nhưng với vỏ bọc là tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến chống Trung cộng xâm lược. Theo dõi clip quay toàn bộ sự vụ hôm đó, người xem không khó nhận ra những hành tung không tự nhiên của ông Lộc. Ông không hào hứng, có vẻ nghi ngờ, tìm cách tránh máy quay, và có biểu hiện không muốn tiếp tục tham ra (Xem lại băng, phần cuối, đoạn ông xách cặp một mình đứng ra một góc phố như có ý chuẩn bị bước đi, từ bỏ đoàn viếng.. Tại đây). Đó có lẽ là những biểu hiện không mấy tin tưởng của ông với “các nhân sĩ“. 

Đối chiếu với những gì ta thấy trên VTV, tôi dám khẳng định ông Nguyễn Đình Lộc không tin vào “ý định tốt đẹp” của các tác giả “Kiến nghị 72“, song đã chót thì phải chét, ông vẫn nhận làm trưởng đoàn một cách bất đắc dĩ, trong một hoàn cảnh khó có thể chối từ cho các quyết định mang tính tình huống như thế. Bởi nếu ông đổi thay, những người còn lại đương nhiên coi ông là loại không ra gì. Bạn đọc có thể hiểu rằng, từ đây ông Lộc đã biết mình bị lợi dụng mà vì nể nang, vì sĩ diện, vì tình cảm mà không nỡ chối từ. Chính sự thiếu quyết đoán trong tính cách của ông dẫn đến kết cục bi thảm như hôm nay ông phải chịu đựng.
Đã có rất nhiều Bloger nổi tiếng thẳng và thật với tư cách là nhà quan sát và bình luận đã đưa ra nhận định xác đáng về ông Nguyễn Đình Lộc. Người ta kết rằng, sự vụ ông tham gia Kiến nghị 72, chẳng có gì là sai, nhưng ông tham gia vào đó làm mất đi vẻ đẹp hình ảnh mà cả đời ông gây dựng, và vô hình chung đã đẩy ông về phía bên kia của chính quyền và đứng vào hàng ngũ của những người tự xưng là “nhân sĩ yêu nước” kiaCũng kể từ đây, làn sóng phản ứng cả từ hai phía dồn dập trên các báo, trang mạng. Khen thì ít, chê thì nhiều, đây đó có tiếng sỉ vả.
Hiển nhiên, không phải bắt đầu từ hôm nay, mà kể từ khi ông ông Nguyễn Đình Lộc kí vào Bản Kiến nghị “tai tiếng” đó, và khi ông trả lời trên VTV ông đã thấm thía nỗi đau về sự ấu trĩ của mình.

Chắc chắn, cuộc đời ông sẽ không thanh thản trước sức ép từ dư luận.

Nhưng cũng tốt thôi, qua búa rìu dư luận, đặc biệt là những gì ông đã, đang và sẽ tiếp tục nhận được từ phía những nhà “dân chủ tự phong”, ông sẽ đau, sẽ tĩnh tâm và sẽ dễ dàng nhận biết bạn thù, đúng sai hay chính tà. 

Tôi tin ông Nguyễn Đình Lộc là người tử tế.

———————————————-
Mời các bạn tham khảo thêm:

Bài rrên trang Người lót gạch: Ông Nguyễn Đình Lộc hãy tự sát về chính trị để phần nào chuộc lại danh dự cho chính mình của Đông Hải Long Vương, để thấy sức ép với ông Lộc giờ lớn như thế nào.

Bonnus: Uốn éo trước thời cuộc


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *