NGỰA ĐỊT QUẠ! (Không cấm trẻ em trên 18)

Người xem: 357

LâmTrực@


Xin lỗi bạn đọc, anh giật tít câu vìu tí cho xôm tụ.

Hình Mmnh họa, nhưng không nhất thiết phải khác với sự thật
Đọc lốc thánh Đào, thấy có bài “Vì sao Trương Duy Nhất bị tóm và dư luận xung việc ông Trương Duy Nhất bị bắt“, trong đó có nội dung phần trả lới BBC tiếng Việt của luật gia LHĐ. Đọc xong, anh thấy “ngựa địt quạ“. Bài đó ở đây, các bạn có thể kiểm chứng. 
Tất nhiên, câu chuyện giao hợp giữa một chú ngựa và một con quạ không thể xảy ra, nhưng chuyện tương tự giữa một chú quạ với một con (thậm chí là chú) quạ khác hoàn toàn có thể xảy ra.
Ông LHĐ, một luật gia ở TP HCM cho rằng “Bộ Công an bắt ông Nhất để dọa những người “yếu bóng vía“. He he, một kết luận như đúng rồi, và ông LHĐ chắc khỏe?

Anh thật, không thể hiểu nổi một luật gia như ông LHĐ lại có thể phát biểu như vậy với BBC. Mà BBC giẻ rách như thế nào các bạn đều biết cả rồi đấy. Bạn anh bảo, ông này phát biểu như thế để làm vừa lòng cái mớ giẻ rách ấy thôi, tóm lại, đó là câu chuyện miếng ăn và PR tên tuổi trên thân xác của một thằng không còn khả năng chống cự.

Để bắt một người là cực khó nếu như không có chứng cứ buộc tội. Bắt người là một trong những biện pháp ngăn chặn được quy định tại Chương sáu La Mã, BLTTHS năm 2003. Anh cũng biết rõ việc bắt người luôn là vấn đề nhạy cảm trong đời sống xã hội. Bắt người đúng hay không đúng quy định của pháp luật, hay bắt oan sai có ảnh hưởng như thế nào đến các quyền cơ bản của công dân, liên quan đến đường lối, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Vì thế, dẫu không biết rõ những tình tiết vụ của Trương Duy Nhất, nhưng anh đoán: Không sai, không oan! Chỉ những gì mà Nhất viết trên lóc, anh đọc đã thấy là không oan rồi. 

Vì thế, anh nghĩ bắt Trương Duy Nhất là một việc làm đã được tính toán, cân nhắc cẩn trọng. Riêng đối với Nhất, anh nghĩ sự cẩn trọng không bao giờ thừa, kể cả việc công bố tội danh, và một khi đã bắt, dứt khoátt Bộ Công an đã phải có đủ chứng cứ buộc tội và có lẽ đã có sự phê chuẩn của VKS.

Theo bạn Tùng Dương, “Nhiều người đặt câu hỏi, vì sao đến thời điểm này mới khui sự việc ông Trương Duy Nhất trong khi ông phạm tội chống phá Nhà nước đã lâu? Xin thưa rằng, cái gì cũng có nguyên nhân của nó. Đó là do thời điểm này, phía Công An đã thu thập đầy đủ chứng cứ và biết rõ kế hoạch, chặn đứng ý đồ chống phá Nhà nước trong đại hội sắp tới mà Duy Nhất đang rắp tâm thực hiện. Thế mới nói, việc Trương Duy Nhất bị bắt giam cũng đồng nghĩa với việc, những ngày tới, ông đối mặt với bản án hình sự chứ không đơn thuần chỉ là cơ quan Công an bắt ông về để “xơi nước” hay “gặp rồi thả ra” như sắc thái mà ông tỏ ra điềm tỉnh khi bị bắt vào chiều hôm qua – ngày 26-5“. Anh đồng tính với ý kiến này của Tùng Dương và mọi chuyện sẽ dần được phơi bày ra ánh sáng. Nói thêm một tí là đã có nhiều người biết tỏng cái ý đồ của Nhất từ lâu, kể cả ông LHĐ ở Sài Gòn.

Trở lại vấn đề ông LHĐ trả lời BBC, theo ý kiến mà ông nói với BBC, “Bộ Công an bắt blogger Trương Duy Nhất để đe dọa những người “yếu bóng vía”. Với cách diễn đạt này của ông Đằng, người ta có thể hiểu rằng, Bộ Công an muốn bắt ai thì bắt, bắt tùy tiện và nực cười là có cả bắt để đe dọa ai đó. Đây cách nói xách mé, thiếu trách nhiệm hoặc cố ý lợi dụng quyền tự do phát ngôn để làm tổn hại tới uy tín của ngành Công an.

Đã vậy, khi trả lời phỏng vấn BBC hôm 27/5, ông Lê Hiếu Đằng nói ông “không ngạc nhiên trước vụ bắt chủ nhân của trang blog ‘Một góc nhìn khác’ vì đây là cách mà Đảng Cộng sản Việt Nam hay dùng để trấn áp những người đấu tranh“. Như vậy, với những gì Nhất làm, ông biết chắc chắn đó là hành vi vi phạm luật pháp và chắc chắn sẽ bị Công an tóm, vì thế ông không hề ngạc nhiên. 

Cái ác, thiếu thiện tâm của ông Đằng là ở chỗ ông biết, nhưng ông không hề có sự cảnh báo hay khuyên giải nào với Nhất. Trái lại, khi suy nghĩ của ông trở thành hiện thực, ông lợi dụng vụ việc của Nhất để không chỉ đánh bóng tên tuổi mà còn trục lợi và làm tổn hại đến lợi ích của xã hội. Với những gì ông nói với BBC, đích thị là mong muốn làm giảm đi uy tín của ngành Công an, và xa hơn là ông đang ám chỉ đảng cộng sản và chính quyền nhà nước.


Thực ra trong phần trả lời này, ông có nhắn nhủ các nhà rân trủ là “đừng có sợ, cứ làm đi“. Tất nhiên, đây là thông điệp ngầm, và nếu ai đó cứ “đừng sợ mà làm” như ông LHĐ xúi bẩy kiểu “xúi trẻ con ăn cứt gà sát” mà chả may có bị bắt như Nhất, thì lẽ dĩ tất ngẫu kẻ hưởng lợi từ “món nhậu” (theo cách nói của DG, anh vừa học được) còn có thể là ai khác ngoài ông?


Là một luật gia, ông LHĐ thừa biết, tính nhân văn của pháp luật không chỉ thể hiện ở việc cải tạo, giáo dục những công dân lầm lỗi trở về với cộng đồng, mà còn thể hiện ở tính răn đe những hành vi tương tự có thể xảy ra. Việc bắt Trương Duy Nhất có ý nghĩa đó, nhưng dứt khoát không phải như ông LHĐ nói: Đây là biện pháp để họ răn đe những người yếu bóng vía tham gia vào cuộc đấu tranh chính đáng hiện nay vì một nước Việt Nam dân chủ giàu mạnh và chống bọn bành trướng Bắc Kinh“. Cái thâm ý (ý xấu) của ông LHĐ là ở chỗ ông mượn tính giáo dục, răn đe của một biện pháp ngăn chặn trong tố tụng để gán cho nó cái mác “là một biện pháp đe dọa” ai đó của nhà chức trách. Rõ ràng, cái thông điệp mà ông LHĐ muốn gửi đến bạn đọc là rất xấu về một xã hội. Về phương diện ngôn ngữ (anh không giỏi nhưng đủ hiểu) ông LHĐ đang dùng xảo thuật ngôn từ để đánh tráo khái niệm nhằm đồng nhất giữa “giáo dục, răn đe” với “đe dọa“. Từ “đe dọa” mà ông LHĐ sử dụng là một từ dùng để chỉ hành vi của một kẻ thiếu chính nghĩa, bất lương và vì câu này, với bạn bè quốc tế, hình ảnh ngành công an và nhà nước Việt Nam không hề đẹp.

Anh cho rằng, những phát ngôn của ông luật gia này với  BBC về trường hợp của Trương Duy Nhất, và nội dung của Điều 258, Bộ luật Hình sự đang có mẫu số chung. 

Anh không rành về Luật, nhưng nếu điều đó xảy ra, thì Trương Duy Nhất không phải là trường hợp duy nhất bị tóm cổ bởi phạm điều 258, Bộ Luật Hình sự.

Ngựa địt quạ!

————————

Bon nớt bài này cho em MON và những ai chuẩn bị du lịch miền Trung. Chú ý là anh chuẩn bị cưới một em miền Trung làm vợ, vì thế bài không nhằm phân biệt hay miệt thị vùng miền. Nếu điều đó xảy a, anh phản đối, phản đối, phản đối!

Cái gầu thì bảo cái đài
Ra sân thì bảo ra ngoài cái cươi
Chộ tức là thấy mình ơi
Trụng là nhúng đấy đừng cười nghe em
Thích chi thì bảo là sèm
Nghe ai bảo đọi thì mang bát vào
Cá quả lại gọi cá tràu
Vo troốc là bảo gội đầu đấy em…
Nghe em giọng Bắc êm êm
Bà con hàng xóm đến xem chật nhà
Răng chưa sang nhởi nhà choa
Bà o đã nhốt con ga trong truồng
Em cười bối rối mà thương
Thương em một lại trăm đường thương quê
Gió Lào thổi rạc bờ tre
Chỉ nghe giọng nói đã nghe nhọc nhằn
Chắt từ đã sỏi đất cằn
Nên yêu thương mới sâu đằm đó em.



Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *