LUẬT CỦA CHLB ĐỨC VỀ “TUYÊN TRUYỀN CHỐNG PHÁ NHÀ NƯỚC”, “TỤ TẬP” VÀ “TỰ DO NGÔN LUẬN, TỰ DO BÁO CHÍ”

Người xem: 166

Sưu tầm

Một vài nét về Luật của CHLB Đức về “Tuyên truyền chống phá Nhà nước”, “Tụ tập” và “Tự do ngôn luận- Tự do báo chí”. 

Điều 81 bộ luật hình sự của Đức:

(1) Ai đe dọa sử dụng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực

1. Nhằm gây nguy hại tới cộng hòa liên bang Đức

2. hoặc để thay đổi trật tự của nước CHLB Đức trên căn bản hiến pháp

Sẽ bị kết án chung thân hoặc tù giam từ 10 năm trở lên.

(2) Trong một số trường hợp cá biệt sẽ được xem xét giảm án từ một năm cho tới mười năm

Điều 82 bộ luật hình sự Đức:

(1) Ai sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực

1. nhằm kết hợp giữa vùng này và vùng kia hoặc yêu cầu một vùng đất tách ra khỏi CHLB Đức

2. Thay đổi trật tự của tiểu bang trong trật tự mà hiến pháp qui định sẽ bị phạt tù từ một năm đến mười năm.

(2) Trong một số trường hợp cá bịêt sẽ được xem xét và giảm án còn tối thiểu từ sáu tháng đến năm năm.

Điều 83 bộ luật hình sự Đức:

(1) Ai có ý định sử dụng những hành động chống lại chính quyền liên bang sẽ bị kết án từ một năm đến mười năm, trừ một số trường hợp sẽ được xem xét giảm án còn từ một năm đến năm năm.

(2) Ai có ý định sử dụng những hành động chống lại chính quyền tiểu bang, sẽ bị phạt tù từ ba tháng tới năm năm.


Điều 5 hiến pháp nước CHLB Đức

(1) Tất cả người Đức không cần phải xin phép hoặc đăng ký vẫn có quyền tụ tập ôn hòa và không mang theo vũ khí.

(2) Riêng những cuộc tụ tập ở ngòai trời thì quyền nêu trên có thể bị hạn chế bởi luật pháp hoặc theo căn bản của một điều luật.

Như vậy quyền tụ tập đông người được hiến pháp qui định nhưng vẫn trong khuôn khổ nhất định chứ không phải thích là xuống đường, thích là đi. Đó là tụ tập ngoài trời không phải muốn là được mà phải xin phép và làm theo luật pháp, ở đây là “Versammlungsgesetz” tức là luật tụ tập đông người.

Trích luật tụ tập và diễu hành:

Điều 14 của luật này ghi rõ:

(1) Ai có ý định tổ chức tụ tập đông người hoặc tổ chức diễu hành phải thông báo ít nhất 48 tiếng trước khi bắt đầu với cơ quan trách nhiệm, nêu rõ mục đích của cuộc tụ tập hoặc diễu hành này.

(2) Khi đăng ký phải nêu rõ ai là người chịu trách nhiệm trong bủôi tụ tập hoặc diễu hành này.

Điều 15, khoản 1:

(1) Cơ quan hữu quan có quyền cấm tụ tập hoặc diễu hành hoặc áp dụng một số qui định, nếu như vào thời điểm cấp phép nhận thấy việc tụ tập hoặc diễu hành có biểu hiện đe dọa tới an ninh, trật tự và an toàn xã hội.

Điều 15, khỏan 3 và 4 (giải tán):

(3) Cuộc tụ tập và diễu hành sẽ bị giải tán trong trường hợp không đăng ký, đăng ký không đúng hoặc có biểu hiện gây mâu thuẫn hoặc bị pháp luật cấm.

(4) Tất cả các buổi tụ tập bị cấm sẽ bị giải tán.

Điều 16

(1) Cấm tất cả các cuộc tụ tập và diễu hành trong khu vực an toàn của các cơ quan chính quyền tiểu bang

(2) Khu vực an toàn sẽ do các tiểu bang tự quyết định.

Một phán quyết của tòa án về lời kêu gọi biểu tình

Ngày 28 tháng 6 năm 2012, cùng với sự có mặt của 90 người cùng trong đảng, đại diện công đoàn, đại diện báo chí và biên tập viên của SWR, sau 90 phút xét xử tòa án Ahrweiler đã tuyên phạt ông W. Husle. 2000 Euro vì kêu gọi biểu tình. Cuối tháng 8 năm 2011 ông có viết một bài trên trang blog cá nhân kêu gọi mọi người đến tổ chức biểu tình ôn hòa vào ngày 03 tháng 9, phản đối 900 kẻ phát xít mới sẽ tổ chức diễu hành cùng ngày ở Dortmund. Buổi phản biểu tình đã có vào khoảng 10 ngàn người tham gia.


Điều 18 hiến pháp nước CHLB Đức:

Ai lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, đặc biệt tự do báo chí, tự do tuyên truyền, tự do tụ tập, tự do lập hội, những bí mật về thư tín, thông tin, quyền sở hữu hoặc quyền tỵ nạn làm công cụ chống lại trật tự của xã hội tự do dân chủ sẽ bị tước bỏ quyền công dân.

Tòa án tối cao liên bang sẽ quyết định về việc tước quyền công dân và mức độ xử phạt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *