SAM RAINSY – KẺ TÂM THẦN HOANG TƯỞNG

Người xem: 104

Bằng thái độ say sưa cuồng nhiệt đến mức trang tin Asia Sentinel phải mô tả là ‘tâm thần hoang tưởng’, Sam Rainsy tự vẽ ra những câu chuyện để dẫn dắt một bộ phận cử tri Campuchia thiếu thông tin đến chỗ sợ hãi người Việt Nam vì tin rằng Việt kiều ở Campuchia cướp mất công ăn việc làm của họ.


Bợ đỡ Trung Quốc, chà đạp lên chủ quyền nước khác

Những ngày vừa qua, một số báo và trang mạng Campuchia và Trung Quốc đưa tin, ông Sam Rainsy, lãnh đạo Đảng Cứu nguy dân tộc đối lập của Campuchia phát biểu rằng đảng ông xem Trung Quốc là một đồng minh quan trọng và hoàn toàn ủng hộ Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp Biển Đông.

Các báo cho biết, tuyên bố này được ông Rainsy đưa ra trong cuộc phỏng vấn độc quyền với Kênh truyền hình Phượng Hoàng của Hồng Kông.

Trong bài phỏng vấn này, bên cạnh những thông điệp để lấy lòng cử tri Campuchia và hàng loạt các lời chê bai, chỉ trích dành cho đối thủ trong cuộc bầu cử Quốc hội vừa qua, một phần khá lớn thời lượng được Rainsy dùng để bày tỏ lòng ‘hữu hảo’ đối với Trung Quốc. Những ‘lời có cánh’ mà chính trị gia Campuchia dành cho Trung Quốc được tô vẽ và sử dụng nhiều thán từ tán dương đến mức những khán giả có quan điểm trung lập phải cảm thấy khó chịu.

Rainsy cho biết ông ta đã đến Trung Quốc nhiều lần và đã chứng kiến sự phát triển của Trung Quốc. Ông này nói Trung Quốc là ‘hình mẫu để Campuchia học hỏi’. “Chúng tôi không chỉ xem Trung Quốc là một người bạn mà còn là một đồng minh. Đảng của chúng tôi ủng hộ chính sách một Trung Quốc,” Rainsy nói.

Không dừng ở đó, lãnh đạo đảng Đảng Cứu nguy dân tộc Campuchia còn tuyên bố đảng này ủng hộ Trung Quốc trong tranh chấp trên Biển Đông.

“Đảng của chúng tôi ủng hộ Trung Quốc trong việc bảo vệ toàn bộ lãnh thổ. Tất cả mọi hòn đảo do Trung Quốc bảo vệ là lãnh thổ của Trung Quốc. Chúng tôi lên án bất cứ hành động xâm lược nào. Những hòn đảo ấy là của Trung Quốc và chỉ thuộc về Trung Quốc mà thôi,” Rainsy ngang ngược khẳng định.

Và để thêm sức nặng cho những tuyên ngôn đầy sai trái và sặc mùi bợ đỡ Trung Quốc của mình, ông này nhấn mạnh rằng các đảng phái khác ở Campuchia không thể ủng hộ Trung Quốc rõ ràng về Biển Đông như đảng của ông.

Tuồng cũ diễn lại

Đây không phải là lần đầu tiên Sam Rainsy dùng chiêu bài xâm phạm chủ quyền Việt Nam để thu hút một bộ phận cử tri Campuchia thiếu thông tin.

Ngày 25/10/2009, ông Rainsy, khi đó là chủ tịch đảng Sam Rainsy (SRP) của Campuchia đã tới khu vực đang phân giới cắm mốc giữa tỉnh Long An và tỉnh Svay Rieng, nhổ 6 cọc dấu tạm thời xác định vị trí mốc 185 mang về Phnom Penh.

Ông Sam Rainsy cũng đã có nhiều phát biểu vu cáo Việt Nam “chiếm đất của Campuchia thông qua việc phân giới cắm mốc”.


Khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga nói đã lên án mạnh mẽ hành vi này của ông Rainsy.

Hành động của ông Sam Rainsy là ngang ngược, phá hoại tài sản chung, vi phạm pháp luật của cả Campuchia và Việt Nam, vi phạm các Hiệp ước, Hiệp định và thỏa thuận giữa hai nước, ngăn cản và phá hoại tiến trình phân giới cắm mốc. Các phát biểu vu cáo Việt Nam của Sam Rainsy là thiếu hiểu biết, vô trách nhiệm, nhằm mục đích kích động hận thù, phá hoại mối quan hệ giữa Việt Nam và Campuchia.

Chính phủ Việt Nam lên án mạnh mẽ những hành động và phát biểu của ông Sam Rainsy, đồng thời yêu cầu Chính phủ Campuchia có các biện pháp xử lý thích đáng những hành động phá hoại.

Tòa án tỉnh Xvay Rieng của Campuchia ngày sau đó đã tuyên án Sam Rainsy 2 năm tù giam và phạt 60 triệu riel (khoảng 15.000 USD) vì tội phá hoại tài sản nhà nước và có hành động kích động phân biệt sắc tộc.

Tuy nhiên, chính trị gia này đã bỏ trốn khỏi Campuchia và sống lưu vong tại Pháp. Năm 2010, Rainsy bị tòa án Phnom Penh kết án 11 năm tù vì bị kết tội hủy hoại tài sản nhà nước khi nhổ bỏ cọc tiêu định vị phục vụ việc phân giới cắm mốc trên biên giới Campuchia-Việt Nam và ngụy tạo tài liệu.

Ông này mới về nước hồi tháng 7 vừa qua nhờ lệnh ân xá của Quốc vương Norodom Sihamoni theo đề nghị của Thủ tướng Hun Sen, trên tinh thần “hòa giải và thống nhất dân tộc nhằm tiến tới cuộc bầu cử dân chủ, tự do và công bằng.”

Người Việt tại Campuchia sợ bị giết

Khi vừa chân ướt chân ráo về nước nhờ lệnh ân xá của Quốc vương Norodom Sihamoni, ông Rainsy đã lập tức tổ chức một cuộc vận động tranh cử ở tỉnh Svay Rieng mà thông điệp chính là bài xích người Việt Nam.

Trong cuộc vận động này, Rainsy trắng trợn vu cáo “Nhiều người yuon đã đến đây. Chúng di dời các cột mốc biên giới vào lãnh thổ chúng ta… Hãy bỏ phiếu cho Rainsy để bảo vệ lãnh thổ Campuchia”.

Kem Sokha, cấp phó của Sam Rainsy trong Đảng Cứu nguy dân tộc Campuchia (CNRP) cũng hứa hẹn với cử tri: “Nếu thắng cử, chúng tôi sẽ đuổi hết người yuon về Việt Nam”. ‘Yuon’ là danh từ mang tính miệt thị, phân biệt chủng tộc mà các chính trị gia CNRP dùng để chỉ người Việt Nam ở Campuchia. Luận điệu vu cáo, bôi nhọ Việt Nam, đe dọa quyền định cư hợp pháp của kiều dân Việt Nam tại Campuchia liên tục được Sam Rainsy và Kem Sokha nhai đi nhai lại trong mọi cuộc vận động tranh cử.

Bằng thái độ say sưa cuồng nhiệt đến mức trang tin Asia Sentinel (Hong Kong) phải mô tả là ‘tâm thần hoang tưởng’, Sam Rainsy tự vẽ ra những câu chuyện để dẫn dắt một bộ phận cử tri Campuchia thiếu thông tin đến chỗ sợ hãi người Việt Nam vì tin rằng Việt kiều ở Campuchia cướp mất công ăn việc làm của họ. Trong khi đó, theo Asia Sentinel, rất nhiều người Việt ở Campuchia chỉ làm nghề thi công điện nước hoặc thợ cắt tóc, những công việc mà người Campuchia rất ít khi làm.

Rainsy thậm chí còn vu cáo rằng người Việt Nam tràn qua biên giới sang Campuchia để bỏ phiếu trái phép trong đợt bầu cử vừa qua, trong khi các nhà quan sát nước ngoài ở khu vực biên giới Campuchia tiếp giáp với Việt Nam đều khẳng định không hề có chuyện này. Chính vì những thông tin bịa đặt của Rainsy mà một thanh niên có ngoại hình giống người Việt Nam đã bị hành hung dã man tại một điểm bầu cử ở Phnom Penh dẫn đến chấn thương nặng, mặc dù anh này là người Campuchia.

Những vụ việc bạo lực như vậy khiến kiều dân Việt Nam tại Campuchia rất hoang mang, lo sợ, đặc biệt là trong những ngày trước khi diễn ra cuộc bầu cử Quốc hội Campuchia ngày 28/7 vừa qua. Bà Chan Srey Nath, 68 tuổi, một người Campuchia gốc Việt đã sống ở đất nước Chùa Tháp từ 30 năm qua cho biết “Tôi rất tức giận khi người Campuchia dùng từ ‘yuon’ với mình, nhưng chẳng biết phải làm sao. Tôi sống ở đây đã chừng ấy năm, chưa từng nói gì không hay, không phải với họ, sao họ lại dùng những từ miệt thị như vậy với tôi.”

Còn bà Kim Liên, 44 tuổi, đã sống ở Campuchia hơn 20 năm, lấy chồng người Campuchia thì lo lắng “Tôi rất sợ, sợ người ta hành hung tôi, sợ người ta giết tôi.” Bà và chồng còn tính chuyện nếu có bạo động chống lại người Việt thì cả hai sẽ trốn trong nhà, tích trữ lương thực để phòng thân.

Theo TRÍ THỨC TRẺ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *