VỤ GÂY RỐI CỦA GIÁO DÂN Ở NGHI PHƯƠNG DƯỚI GÓC NHÌN LUẬT HÌNH SỰ

Người xem: 106

Cuteo@

Nói về vụ Nghi Phương (Nghi Lộc, Nghệ An), nhiều bạn đọc bị nhầm lẫn 2 vụ việc là một. Tất nhiên chúng có liên quan với nhau, bởi các vụ việc này nằm trong một chuỗi các sự kiện xảy ra tại Giáo phận Vinh, kể từ khi Nguyễn Thái Hợp về nhậm chức. 

Cần phân biệt rõ 2 vụ việc: 

#1. Vụ thứ nhất: Nguyễn Văn Hải và Ngô Văn Khởi bắt giữ người trái pháp luật, hủy hoại tài sản, cố ý gây thương tích và gây rối trật tự công cộng

Việc cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Nghệ An tiến hành khởi tố và bắt tạm giam hai bị can Nguyễn Văn Hải và Ngô Văn Khởi về các tội danh “gây rối trật tự công cộng”; “bắt giữ người trái pháp luật”; “Hủy hoại tài sản”, và “Cố ý gây thương tích” theo quy định tại các Điều 245, 123, 143 và Điều 104 Bộ luật hình sự, là đúng người, đúng tội. Việc bắt và tạm giam đều đúng với quy định về thủ tục tố tụng. Tại cơ quan điều tra, các bị can cũng đã khai nhận về hành vi của mình và mong muốn nhận được sự khoan hồng của pháp luật. Đáng ra, những người thân của các bị can phải động viên, khuyên nhủ để họ thành khẩn khai báo để hưởng các tình tiết giảm nhẹ theo quy định của Bộ Luật hình sự, thì một số giáo dân và người thân của các bị can lại có những hành động vi phạm pháp luật.

#2. Vụ thứ hai: Giáo dân Mỹ Yên gây rối tại trụ sở UBND xã Nghi Phương

Vụ việc xảy ra vào ngày 04/9/2013 tại giáo xứ Mỹ Yên, thì dù với động cơ nào, ai xúi bẩy thì các đối tượng gây rối tại trụ sở UBND xã Nghi Phương cũng đã vi phạm pháp luật. 


Một trong những nguyên tắc xử lý của Bộ Luật hình sự là “Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt nam, nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội” (Khoản 2, Điều 3 BLHS). Với những hành vi đã thực hiện, các đối tượng sẽ bị khởi tố về các tội “gây rối trật tự công cộng” và “Bắt giữ người trái pháp luật”. 

Điều 245. Tội gây rối trật tự công cộng: 1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: a) Có dùng vũ khí hoặc có hành vi phá phách; b) Có tổ chức; c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng; d) Xúi giục người khác gây rối; đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng; e) Tái phạm nguy hiểm.

Điều 123. Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật: 1. Người nào bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm: a) Có tổ chức; b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; c) Đối với người thi hành công vụ; d) Phạm tội nhiều lần; đ) Đối với nhiều người.

3. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 1 năm đến 5 năm.

P/s: Còn kẻ giấu mặt, đứng đằng sau giật dây, các bạn cho ý kiến nhé.

Tổng hợp từ Net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *