Sáng 16/3/1968, đại đội C của lực lượng đặc nhiệm Barker thuộc lữ đoàn 11, sư đoàn 23 Americal càn quét vào xã Sơn Mỹ với trọng điểm là thôn Tư Cung. Các lính Mỹ từ khi đổ bộ đã bắn giết điên cuồng vào người dân vô tội.
Trong những ngày gần đây, một số người trước kia đã từng đứng trong hàng ngũ của Đảng cộng sản Việt Nam, họ tung ra những bài viết tỏ ra sám hối, tiếc nuối vì đã “lỡ” một thời theo Đảng. Nay họ ”đòi xét lại vai trò lãnh đạo”, vu cáo Đảng cộng sản Việt Nam đặt lợi ích Đảng lên trên lợi ích dân tộc, đẩy dân tộc Việt Nam vào con đường binh đao máu lửa hơn 30 năm. Với luận điệu đưa ra là:” Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo cách mạng Việt Nam đã nhiều lần chứng minh rằng đảng không những không vì lợi ích dân tộc Việt Nam mà đảng còn hi sinh lợi ích dân tộc Việt Nam cho lợi ích của đảng, cho những mục tiêu viển vông, siêu thực của đảng, cho cuộc cách mạng vô sản thế giới hão huyền, chỉ đẩy Dân vào chiến tranh hận thù, chỉ lấy Dân làm vật thí nghiệm, vật hi sinh cho chủ nghĩa xã hội hư vô! Đưa dân tộc Việt nam vào con đường máu lửa. Dân tộc Việt Nam đã phải trả giá máu quá đắt cho sự lãnh đạo của đảng cộng sản Việt nam“.!? Vậy điều này có đúng không? hay là chụp mũ, vu cáo của các nhà “dân chủ”?
Chúng ta phải nói một cách dứt khoát, đây luận điệu xuyên tạc lịch sử của các nhà “dân chủ”, với ý đồ bôi nhọ, chà đạp trắng trợn lên thành quả cách mạng mà toàn dân tộc phải đánh đổi bằng sinh mạng hàng triệu người con ưu tú, hàng triệu sinh mạng của người dân lành. Luận điệu này chúng ta phải hết sức cảnh giác nó sẽ gây nên sự ngộ nhận, vì đối tượng phát tán tài liệu đã từng là người theo Đảng. Điều nguy hiểm là một số ít người thiếu hiểu biết lịch sử đất nước và lớp người trẻ sinh ra sau chiến tranh sẽ nhận thức sai lầm dẫn tới phủ nhận thành quả cách mạng, mất lòng tin vào chế độ, vào con đường đi tới của dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Vạch trần luận điệu giả dối, bóp méo, xuyên tạc của những người này để chúng ta khẳng định đâu là chân lý, đâu là sự thật.
Trong bài viết “Không trung thực trong điều 4 hiến pháp” của một nhà “dân chủ” đăng tải trên mạng RFA Việt ngữ ngày 1-9-2013, người có gần 40 năm theo Đảng viết “Phan Châu Trinh mất sớm, con đường cứu nước đúng đắn Phan Châu Trinh vừa khởi xướng, đành bỏ dở! Sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam thôi đành phó thác cho những người Cộng sản! Và dân tộc Việt Nam phải trải qua con đường đấu tranh bạo lực dằng dặc máu lửa”?- Xin thưa với nhà “dân chủ” rằng: khi thực dân pháp xâm lược và cả khi thiết lập được quyền cai trị trên đất nước Việt Nam thì dân tộc này đã kháng cự lại. Đã có biết bao cuộc nổi dậy của nhân dân dưới ngọn cờ của sĩ phu yêu nước, nhưng tất cả các cuộc kháng cự đó đều bị đè bẹp và bị dìm trong biển máu. Họ “Hối tiếc” vì cụ Phan châu Trinh mất sớm nếu không thì đi theo con đường của Ấn độ đòi lại độc lập từ người Anh ? điều này cho thấy họ đã cố tình bẻ cong sự thật của lịch sử. Sau nhiều cuộc khởi nghĩa và các phong trào chống pháp không đem lại kết quả, đứng trước vận mệnh của đất nước Đảng cộng sản đã gánh vác sứ mệnh giải phóng dân tộc. Phong trào chống xâm lược do người cộng sản phát động không phải là một ngoại lệ. có cùng một mục đích như các phong trào khởi nghĩa trước đó là giành, giữ độc lập cho Tổ quốc, hạnh phúc cho dân tộc. Đảng cộng sản Việt nam có “hiếu chiến” như các nhà “dân chủ” quy kết không ? Chúng ta tìm hiểu vấn đề này. Những ai hiểu biết về cuộc chiến tranh, những người có lương tri trên thế giới, đều đứng về phía Việt Nam. Đáng lẽ sau Cách mạng Tháng Tám, nhân dân ta phải được sống trong hòa bình, độc lập, tự do để xây dựng chế độ mới. Nhưng thực dân Pháp đã dã tâm quay trở. Chúng mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược lại Việt Nam từ tháng 9-1945. Trong tình thế vận mệnh đất nước như “ngàn cân treo sợi tóc”, tương quan lực lượng bất lợi cho một chính phủ còn non trẻ, chúng ta rất cần một khoảng thời gian để xây dung lực lượng nên Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng chủ trương hòa hoãn với thực dân Pháp. Để đạt được kết quả hòa hoãn, chúng ta đã nhượng bộ, chấp nhận nền độc lập hạn chế và nền thống nhất có điều kiện đó là :Theo Hiệp định Sơ bộ, chúng ta thỏa thuận cho 15.000 quân Pháp vào miền Bắc, và khẳng định việc Nam Bộ có trở về với nước Việt Nam hay không là tùy thuộc vào kết quả của một cuộc trưng cầu ý dân. Nhưng thực dân Pháp quyết dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ nước ta. Chúng tăng quân trái phép ở miền Bắc, gây ra nhiều vụ xung đột đẫm máu và cuối cùng, gửi cho Chính phủ ta bức thư, với tính chất như một “tối hậu thư”, đòi quân, dân ta hạ vũ khí. Vậy thì xin hỏi các nhà “dân chủ” vào tình thế như vậy theo các vị Đảng cộng sản Việt Nam mà người đứng đầu là Chủ Tịch Hồ Chí Minh xử lý ra sao? theo cách nói của các vị thì nên tìm một con đường không “không đổ máu”? chỉ có một con đường là chấp nhận làm kiếp nô lệ mà thôi. Dân tộc này không bao giờ chọn con đường đó, dân tộc này có truyền thống hào hùng giữ nước từ ngàn xưa, một lần nữa đứng lên bảo vệ nền dân chủ cộng hòa non trẻ, hưởng ứng “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa! cả nước thành chiến trường quyết tâm kháng chiến. Chấp nhận đối đầu với đội quân xâm lược nhà nghề khi không còn đường lựa chọn đó là thể hiện ý chí sắt đá, khát khao của cả một dân tộc vì độc lập, tự do. Nhà sử học Pháp Philíp Đờvile đã nhận định: “Trong khi máy bay, xe tăng và binh lính Pháp ùn ùn kéo đến Việt Nam để chuẩn bị xâm lược, thì chỉ có một dân tộc cam chịu để mình bị cắt cổ, chỉ có một dân tộc ươn hèn, thực sự phản bội dân tộc mình mới không chuẩn bị gì, không hành động gì để chống lại”. Sau này Tổng thống Pháp Ph. Mittơrăng, trong dịp sang thăm chính thức Việt Nam tháng 2 – 1993, đã trả lời các nhà báo rằng: “Ông Hồ Chí Minh đã tìm kiếm những người đối thoại, nhưng không tìm được. Dù rất mong muốn đàm phán để hướng tới độc lập, ông Hồ Chí Minh bị đẩy vào cuộc chiến tranh”.
Xin thưa với các nhà “dân chủ”: chính truyền thống yêu nước, là động lực thúc sự vùng dậy quật cường của dân tộc Việt Nam. Đảng cộng sản kêu gọi toàn dân kháng chiến chống lại quân xâm lược là sự lựa chọn đúng theo truyền thống của dân tộc, nó là một quy luật mà không có sự lựa chọn nào khác. Luận điệu “ngậm máu phun người” của các vị “dân chủ” rõ ràng hòng quy kết những người cộng sản phát động cuộc kháng chiến chống thực dân pháp là đẩy cả dân tộc vào cuộc chiến tranh. Họ còn nói rằng:”Trong khi đội quân xâm lược Pháp lực đã kiệt, thế đã tàn thì lực lượng kháng chiến giành độc lập đã lớn mạnh, đang bừng bừng xốc tới, chỉ dấn thêm một bước là cả nước sạch bóng giặc ngoại xâm. Nhưng những người Cộng sản đặt giá trị giai cấp lên trên giá trị dân tộc thì giải phóng dân tộc không phải là mục đích duy nhất và cao nhất của họ. Với ý thức hệ giai cấp, những người Cộng sản Việt Nam coi giải phóng dân tộc không phải là mục đích mà chỉ là phương tiện để họ làm cách mạng vô sản thế giới..”? Thật nực cười cho cái lập luận quái gỡ này, họ gán cho Đảng CSVN theo đường lối bạo lực của quốc tế cộng sản, gọi cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc ta “đó là cuộc chiến tranh ý thức hệ”, “chiến tranh ủy nhiệm” “miền Bắc xâm lược miền Nam”? Trải qua 9 năm kháng chiến, kết thúc bằng chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, buộc chính phủ Pháp phải ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ, cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam, rút quân về nước. Đáng lẽ theo Hiệp định Giơ-ne-vơ, tháng 7-1956 sẽ tổ chức tổng tuyển cử tự do thống nhất đất nước. Nhưng đế quốc Mỹ với âm mưu biến miền Nam nước ta thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự chống nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, lập “đê chắn làn sóng đỏ” xuống phía nam đã hất cẳng thực dân Pháp, nhảy vào xâm lược chia cắt lâu dài đất nước. Chính Ngô Đình Diệm từng tuyên bố khi sang thăm Mỹ: “Biên giới Hoa Kỳ đến vĩ tuyến 17″.
Một lần nữa nhân dân ta lại phải đứng lên chống xâm lược, giành độc lập, thống nhất hoàn toàn cho Tổ quốc.Trên thực tế, Mỹ – và chính quyền VNCH đã gây ra “cuộc chiến tranh một phía”. Chẳng những thế, họ còn đe dọa “lấp sông Bến Hải”, “Bắc tiến”, “giải phóng Cố đô rửa hận thù”. Sau này, đế quốc Mỹ còn thực hiện cuộc “chiến tranh cục bộ”, đưa trên nửa triệu quân Mỹ vào xâm lược miền Nam, và tiến hành cuộc “chiến tranh phá hoại”, đe dọa đẩy miền Bắc nước ta trở về “thời kỳ đồ đá”. Không còn con đường nào khác, dân tộc ta phải chấp nhận cuộc đụng đầu với đế quốc Mỹ. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Không có gì quý hơn độc lập, tự do! “Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta, thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu, quét sạch nó đi”. Như vậy, chính đế quốc Mỹ là thủ phạm gây ra cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thần thánh của nhân dân Việt Nam đã được lịch sử ghi nhận, lẽ phải chỉ có một, dù các nhà “dân chủ” có cố tình phủ nhận nó nhưng những người chủ mưu trong cuộc chiến tranh đó khi họ đã thú nhận thì những lập luận kiểu “Giá như….” của những kẻ xuyên tạc, bóp méo lịch sử đều trở nên vô nghĩa.
Chúng ta có thể tham khảo trích dẫn một số tài liệu của chính những người gây ra cuộc chiến đẫm máu với dân tộc Việt Nam để hiểu rõ bản chất phi nghĩa của nó.
Trong cuộc hội thảo về chiến tranh Việt Nam tháng 3-2007 tại tiểu bang Tếch-dát, các học giả Mỹ đã phân tích những nguyên nhân thất bại của Mỹ trong cuộc chiến tranh này, trong đó nhấn mạnh đến yếu tố văn hóa. Cuộc hội thảo này đã đi đến kết luận: sự thiếu hiểu biết của Hoa Kỳ về văn hóa, lịch sử và con người Việt Nam chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thất bại của Mỹ trên chiến trường”.
Tổng thống Nich-xơn Ông ta đã cay đắng thừa nhận: “Sai lầm nghiêm trọng của chúng ta là không biết một trong những quy luật của chiến tranh. Đó là, đừng bao giờ bước vào cuộc chiến tranh, nếu không biết cách nào để ra khỏi cuộc chiến tranh đó”.
Tổng thống Nich-xơn còn nhấn mạnh sự thất bại của mình trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam: “Cuộc chiến tranh Việt Nam không phải giới cầm quyền nước Mỹ chỉ thua trên chiến trường. Nó còn thua ngay trên nước Mỹ, ở các hành lang của Quốc hội, trong phòng ăn các công ty, trong các buồng giám đốc của các tổ chức nghiên cứu, trong các buồng chủ bút của các tờ báo và của hệ thống vô tuyến truyền hình, trong các hội trường ở Gioóc-giơ Tao, các phòng khách của “những người đẹp” ở Niu Oóc và trong các lớp học của các trường đại học lớn, đó là các tầng lớp đã đưa lại sự mạnh mẽ, bảo đảm thắng lợi trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất và lần thứ hai, đã làm cho Mỹ thất bại một trong những cuộc chiến đấu trọng yếu nhất của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ ba, đó là Việt Nam”.
– Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mc Namara, trong cuốn hồi ký “Nhìn lại quá khứ tấn thảm kịch và bài học về Việt Nam”, đã viết “Chúng tôi ở trong chính quyền Kennedy và Johnson, tham gia vào các quyết định về Việt Nam, đã hành động theo những gì mà chúng tôi coi là nguyên tắc và truyền thống của dân tộc này. Chúng tôi đã ra các quyết định dưới ánh sáng của các giá trị đó.”…”Nhưng chúng tôi đã sai lầm, sai lầm khủng khiếp. Chúng tôi mắc nợ các thế hệ tương lai trong việc giải thích tại sao sai lầm như vậy”.
-Tướng C. Oetmolen, Tổng Chỉ huy quân viễn chinh Mỹ ở miền Nam (1964-1968) trong hồi ký “Tường trình một người lính” đã viết: “Lịch sử rất có thể đánh giá lại rằng nhảy vào Việt Nam là một trong những sai lầm lớn nhất của đất nước chúng ta”.
– Cựu Ngoại trưởng Mỹ Hen-ri Kit-xinh-giơ đã phải nhục nhã ký vào Hiệp định Pa-ri chấp nhận rút quân khỏi Việt Nam cũng phải thốt lên rằng: “Có điều gì ô nhục hơn khi ba hãng truyền hình Mỹ đã phát về những cảnh diễu hành kỷ niệm chiến thắng Mỹ ngay tại thành phố, đất nước đã giành được chiến thắng đó”.
– M. Taylor, cha đẻ của “chiến tranh đặc biệt”, Đại sứ Mỹ ở miền Nam Việt Nam (1964-1965), Cố vấn đặc biệt của Tổng thống Johnson (1965-1968) trong cuốn sách viết về thế hệ thanh niên Mỹ đã than thở: “Cái giá đắt khác nữa mà chúng ta phải trả cho cuộc chiến tranh này là sự chia rẽ nội bộ nước Mỹ, là việc để lộ những nhược điểm nội tại của chúng ta trước thế giới, và là tình trạng mất chủ quyền hành động để đối phó với các vấn đề đối nội, đối ngoại khẩn cấp của chúng ta. Do thất bại này, chúng ta phải trả một cái giá nặng nề là sự tan vỡ của nền đoàn kết quốc gia. Tất cả chúng ta có phần mình trong sự thất bại của Mỹ ở Việt Nam và chẳng có gì là tốt đẹp cả. Chúng ta không hề có một anh hùng nào trong cuộc chiến tranh này mà chỉ toàn là một lũ ngu xuẩn. Chúng tôi cũng nằm trong số đó”. M. Taylor còn thừa nhận: “Chúng ta không đánh giá nổi đức tính cực kỳ hy sinh vì sự nghiệp của người Việt Nam”.
-Tướng Uây-en , Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ, được cử làm cố vấn của “tuyến phòng thủ Phan Rang” vào tháng 4 năm 1975, đã thừa nhận: “Tình hình quân sự ở miền Nam Việt Nam là tuyệt vọng”. Sau khi nghe Tướng Uây-en báo cáo như vậy, Tổng thống Mỹ Ford đã phải thốt lên: “Không có cách gì cứu được Sài Gòn”.
– Thượng nghị sĩ Mỹ Ét-uốt Ken-nơ-đi thì nhận xét: “Ngọn lửa cuộc kháng chiến của Việt Nam châm ngòi cho ngọn lửa nổi loạn trên chính đất nước Mỹ”. Đô đốc Đum-oan, Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ chua chát: “Cuộc chiến tranh Việt Nam làm mất đi của hải quân Mỹ một thế hệ tàu chiến”.
– Frank Snepp, nhân viên tình báo chiến lược CIA của Mỹ ở miền Nam Việt Nam, trong hồi ký “Cuộc tháo chạy tán loạn” đã viết: “Ngay từ đầu, chính sách của chúng ta quá tồi, không rõ ràng, chính sách ấy chỉ có thể đưa đến chiến thắng của cộng sản”.
– Trùm tình báo Mỹ William Colby, trong hồi ký về chiến tranh Việt Nam (xuất bản năm 1989), đã viết: “…Tổng thống Ford cắt đứt mọi hy vọng hão huyền vào phút cuối, ra lệnh di tản hoàn toàn sứ quán Mỹ lúc 3 giờ 45 ngày 30 tháng 4 năm 1975. Trước đó không lâu, Tom Polgar, phụ trách CIA bên đó, có gửi cho tôi (William Colby) một bức điện báo tin kết thúc liên lạc để phá hủy mật mã và máy móc. Ông kết luận bằng những lời sau đây: “Đây là một cuộc chiến đấu lâu dài và khó khăn, và chúng ta đã thất bại. Kinh nghiệm đó là duy nhất trong lịch đất nước chúng ta, không có nghĩa là sự kết thúc của Hoa Kỳ với tư cách là cường quốc thế giới. Tuy nhiên, tầm quan trọng của thất bại và hoàn cảnh xảy ra, hình như đòi hỏi chúng ta phải đánh giá lại những chính sách nửa vời thiển cận là đặc điểm chủ yếu sự tham gia của chúng ta ở đây, mặc dầu sự can thiệp về người và của rõ ràng là hào phóng. Ai không biết rút ra bài học của lịch sử sẽ bị sa vào sự lặp lại. Hy vọng rằng chúng ta sẽ không biết đến những Việt Nam khác và chúng ta đã rút ra được bài học. Sài Gòn từ biệt ngài”.
– Cựu Tổng thống Mỹ Gerald Ford, ngày 15-6-2000, khi trả lời thư của Colin Broussard, cựu binh thủy quân lục chiến Mỹ tại Việt Nam, đã nói lên nỗi niềm tâm sự của mình về một thực tế thất bại của chiến tranh Việt Nam: “Tháng 4-1975 chắc chắn là một thời điểm khắc nghiệt, mãi mãi không làm phôi pha nỗi đau buồn nhất trong cuộc đời hoạt động chính trị của tôi. Tôi cầu xin để những tổng thống Mỹ sau này không bao giờ phải đứng trước những quyết định tàn nhẫn như tôi đã từng…25 năm qua, tôi vẫn còn ray rứt và mãi mãi khóc thương cho 2.500 lính Mỹ tới bây giờ vẫn còn mất tích…Mỗi nước đều có hồn dân tộc được tôi luyện qua gian khổ. Họ có thể bị quân đội nước ngoài đô hộ, nhưng linh hồn của một dân tộc vĩ đại như Việt Nam thì mãi mãi sáng ngời Sau thất bại ở Việt Nam, Hoa Kỳ đã rút ra được những kinh nghiệm, từ đó người Mỹ có một chính sách đúng đắn và hiệu quả. Đó là chấm dứt theo đuổi việc chống cộng bằng chiến tranh, bắt đầu dùng sức mạnh của mình là dân chủ chính trị và tự do kinh tế là vũ khí chính để tấn công. Cựu tổng thống R. Ni-xơn khẳng định: “ Chúng ta có bổn phận phải giúp đỡ những người đấu tranh ngăn chặn sự thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản và những người có chủ trương lật đổ chính quyền cộng sản đã giành thắng lợi… Về lâu dài, chúng ta có thể khuyến khích “Diễn biến hòa bình” trong nội bộ các nước XHCN, song nhiệm vụ đó không thể hoàn thành trong mấy chục năm mà phải làm trong nhiều thế hệ”. R. Ni-xơn cũng là cha đẻ của học thuyết “Chiến thắng không cần chiến tranh” hướng vào Liên Xô và các nước Đông Âu.
Thử hỏi các nhà “dân chủ” rằng hàng triệu người đã hy sinh để có ngày độc lập thống nhất như ngày hôm nay, hàng triệu người đã bỏ một phần thân xác trên các chiến trường họ có đòi dân tộc này phải “xét lại” lịch sử như các vị không ? chỉ có các vị những kẻ phản bội lại lý tưởng, những kẻ cơ hội, những kẻ xem máu của những người ngã xuống vì nền độc lập của dân tộc là nước lã mới có những ý nghĩ quái gỡ như vậy. Sự thất bại của cường bạo trước sức mạnh chính nghĩa cảnh tỉnh những người vẫn mơ hồ tin vào cái gọi là sứ mệnh “mở rộng dân chủ” như vẫn thường được tuyên truyền hòng làm thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam mà một số người “trở cờ” đang là những kẻ xung kích chống phá, gây nhiễu loan phá hoại niềm tin của nhân dân với Đảng cộng sản Việt Nam .
Tin cùng chuyên mục:
Vụ tai nạn thương tâm từ máy bay không người lái: Hồi chuông cảnh báo về an toàn công nghệ
Vụ thợ trang điểm bị lục soát người: Góc nhìn pháp lý và bài học về quyền cá nhân
UNESCO công nhận tín ngưỡng thờ Mẫu và luận điệu sai trái của Nguyễn Xuân Diện
Cà phê phố