Vụ Lê Quốc Quân: LA LỐI OM XÒM

Người xem: 165

Khoai@
Tòa án TP Hà Nội vừa tuyên án 30 tháng tù với Lê Quốc Quân vì tội trốn thuế theo Điều 161 Bộ Luật Hình sự. Lê Quốc Quân còn bị phạt 1,2 tỷ đồng. Theo dư luận của người dân, đây là bản án tích cực và đã có phần nhân nhượng vì hình phạt với Quân chưa hết khung.

Vậy mà, một số nhân vật, kể cả cơ quan ngoại giao cũng nhắm mắt la lối om xòm.

1. Với tư cách là luật sư bào chữa, ông Trần Thu Nam, một trong các luật sư bào chữa cho Quân, nói với BBC.
Mức án 30 tháng tù là mức cao nhất mà Viện Kiểm sát đề nghị trong phiên tòa diễn ra từ 8:30 phút sáng 2/10 và mới kết thúc lúc khoảng 2 giờ chiều.

Tuy nhiên nó thấp hơn mức cao nhất ghi ở Khoản 3 Điều 161 Bộ Luật Hình sự, trong đó trốn thuế hơn 600 triệu đồng thì mức hình phạt tối đa là 7 năm tù.

Cũng theo luật sư Nam, bản án này nằm trong dự đoán, và gia đình Quân sẽ kháng cáo. Với ông Thu Nam, phát biểu như vậy cũng có thể chấp nhận được, vì ông là luật sư nên có trách nhiệm với thân chủ của mình.

2. Theo dõi phiên tòa, một người đàn bà có tên Nani Jansen, từ nhóm Media Legal Defence Initiative (một nhóm các tổ chức nhân quyền và luật sư), đã có những phát biểu nực cười nêu không muốn nói là hàm hồ đến thất vọng rằng:

Kết quả phiên tòa là kết cục rất đáng thất vọng của một quy trình vi phạm nguyên tắc xét xử công bằng. Bản án không thể chấp nhận được. Ông Quân bị trừng phạt chỉ vì thực thi quyền tự do ngôn luận và hoạt động của một nhà bảo vệ nhân quyền. Media Legal Defence Initiative và các đối tác sẽ tiếp tục cổ vũ cho việc trả tự do cho ông.

Cho đến tân bây giờ, dư luận vẫn không khỏi ngạc nhiên về cái trình nhận thức pháp lý của bà này. Với nhận thức này, giá như bà không phát biểu thì người ta vẫn nghĩ bà là người bình thường.

Rõ ràng, trốn thuế và nhân quyền là hai câu chuyện hoàn toàn khác nhau. Ở Việt Nam, người ta chỉ xét xử công dân Lê Quốc Quân phạm tội trốn thuế chứ không xử ai vì hoạt động nhân quyền cả. Vậy sao bà lại có thể nói “ông Quân bị trừng phạt chỉ vì thực thi quyền tự do ngôn luận“? Hóa ra, theo bà thì cứ ai hoạt động nhân quyền thì được thoải mái phạm tội à?

3. Cũng phản ứng tiêu cực, Vũ Thị Phương Anh, trên Facebook của mình đã viết: 

Tôi phản đối bản án dành cho LS Lê Quốc Quân. Cho đến khi nào nhà nước chứng minh được tại sao tội trốn thuế vài trăm triệu của LS Quân lại đáng phạt nặng hơn những tội trốn thuế lớn hơn nhiều của các đại gia cũng mang tội trốn thuế?

Trường hợp của Vũ Thị Phương Anh cũng dễ hiểu, vì bản thân Phương Anh cũng là người có những hoạt động chống lại nhà nước Việt Nam. Phương Anh không thể hiểu được rằng, hai chữ “trốn thuế” không nói lên nhiều điều, mà cái chính là những thủ đoạn mà Quân sử dụng để trốn thuế, kèm theo là thái độ thiếu thành khẩn, phi lương thiện của anh ta mới là vấn đề. Nhưng, bản án dành cho Quân vẫn thấp hơn mức mong đợi của người dân lương thiện.
4. Một người nổi tiếng là ông Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, thay vì ủng hộ chính quyền loại trừ tội phạm, ông lại ủng hộ Lê Quốc Quân bằng cách thức rất độc đáo. Ông Diện được biết đến là một Tiến sĩ Hán Nôm, nhưng thực tế ông là Tiến sĩ ca trù. Điều lạ là ông Diện không nổi tiếng về chuyên môn mà lại nổi tiếng vì thành tích chống chính quyền, hoặc vì những kiểu ủng hộ cực khác người với đề xuất thuộc loại thốn nhất lịch sử khi tôn vinh một người đàn bà vô sỉ, chửi bới cả cha lẫn mẹ đẻ ra mình, kêu gọi Trung Quốc “dạy cho Việt Nam một bài học” thành “người đàn bà của năm“. Hôm qua, ông cầm một mảnh vải có in hình Quân với lời thề non hẹn biển rằng ông luôn bên cạnh Lê Quốc Quân.

5. Cùng quan tâm đến phiên tòa, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội ra một thông cáo lạ lùng, trong đó dường như họ không hoàn toàn đồng ý, cũng không hoàn toàn phản đối bản án dành cho Lê Quốc Quân. Một phần của thái độ này là họ hiểu rõ tội phạm trốn thuế cần phải bị trừng phạt và một phần khác là họ quan ngại phát biểu của mình ảnh hưởng đến bang giao 2 nước. Trong thông cáo có đoạn:
Chúng tôi quan ngại sâu sắc về việc chính phủ Việt Nam kết tội và tuyên án 30 tháng tù về tội trốn thuế đối với luật sư nhân quyền và blogger Lê Quốc Quân. Việc chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật thuế để bỏ tù những người chỉ trích chính phủ hoặc bày tỏ quan điểm chính trị của họ một cách ôn hòa là điều đáng lo ngại.

Có thể nói, thái độ của ĐSQ Mỹ là rất khôn khéo trong trường hợp này, họ chỉ dừng lại ở mức “quan ngại” chứ không phản đối. Một động thái làm vừa lòng các nhà zân chủ Việt Nam, và không tới mức làm người Việt chân chính nổi giận. Tuy nhiên, câu “Việc chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật thuế để bỏ tù những người chỉ trích chính phủ hoặc bày tỏ quan điểm chính trị của họ một cách ôn hòa là điều đáng lo ngại” lại thể hiện một thái độ mập mờ đến đáng ngại. Và vì thế cần phải nói cho phía ĐSQ Hoa Kỳ rõ rằng, nếu như Lê Quốc Quân chỉ có hành vi chỉ trích chính quyền, thì anh ta đâu có bị tù đày? 

Với tư cách là những người được mời tham dự phiên tòa, các vị đều đã chứng kiến từ đầu đến cuối của phiên xét xử, và chắc chắn các vị không hề thấy tòa nhắc đến hay phán xét một hành vi chỉ trích chính quyền nào của Lê Quốc Quân, ngoại trừ hành vi trốn thuế của anh ta. 

Cũng trong Thông cáo, ĐSQ Hoa Kỳ nêu: “Chúng tôi kêu gọi chính phủ hãy thả các tù nhân lương tâm và cho phép mọi người Việt Nam bày tỏ quan điểm chính trị của họ một cách ôn hòa“. Nếu tinh ý, người đọc có thể thấy đây là chiêu mượn gió bẻ măng, chứ không nhằm bênh vực cho Lê Quốc Quân. Thiết nghĩ không cần nhắc lại cho ĐSQ Hoa Kỳ quan điểm của Việt Nam về cái gọi là “tù nhân lương tâm” nữa. Trong vụ này không có ai là “Tù nhân lương tâm” mà chỉ có người trốn thuế. 

Cũng xin nhắc với ĐSQ Hoa Kỳ rằng, trên khắp thế giới, từ châu Âu đến châu Mỹ, từ chính khách đến những tỷ phú, nhà tài phiệt khi đã dính đến tội trốn thuế, gian lận thuế nếu không tiêu tan sự nghiệp chính trị thì cũng khuynh gia bại sản. Theo luật pháp các nước, tội trốn thuế bị xử lý rất nghiêm khắc.
Hồi tháng 10-2012, ông trùm truyền thông Italia, cựu Thủ tướng Silvio Berlusconi đã bị kết án 4 năm tù vì thổi phồng giá mua bản quyền các bộ phim Mỹ cho kênh truyền hình của ông nhằm mục đích trốn thuế. Ngoài án phạt tù, ông Berlusconi còn bị cấm giữ chức vụ nhà nước trong 5 năm. Mặc dù ông Berlusconi đã đệ đơn kháng cáo, nhưng Tòa án Tối cao Italia ngày 1-8 vừa qua đã quyết định giữ nguyên án phạt đối với ông này. 

Tháng 9-2012, cựu Thủ tướng Pháp Dominique de Villepin đã bị bắt tạm giam và thẩm vấn vì liên quan đến một bê bối tham nhũng. Ông này bị nghi ngờ dính líu đến gian lận liên quan đến khách sạn Relais & Chateaux. Ông đã bị tạm giam 7 tháng trong thời gian chờ xử án.

Sáng 25-10-2003, tỷ phý Nga Mikhail Khodorkovsky đã bị các nhân viên Cơ quan An ninh liên bang (FSB) bắt giữ và áp giải tới một phòng giam cách ly ở Matxcơva, với các tội danh ban đầu là tham ô và trốn thuế.

Tội trốn thuế ở Mỹ bị xử lý rất nghiêm khắc. Ngân hàng lâu đời nhất Thụy Sĩ Wegelin & Co tuyên bố sẽ đóng cửa vĩnh viễn sau khi chính thức thừa nhận với các nhà điều tra Mỹ hồi cuối tuần trước về việc đã giúp những người Mỹ giàu có cất giữ hơn 1,2 tỉ USD tiền trốn thuế trong gần 10 năm qua. 
Một ví dụ khác là tỷ phú Mỹ, Ty Warner sẽ phải nộp phạt 53 triệu USD, sau khi bị phát hiện giấu hơn 3 triệu USD thu nhập từ tài khoản ngân hàng ở nước ngoài. Điều đáng nói, ông này cũng là nhà hoạt động nhân quyền và từ thiện nhân đạo. Sự việc của Warner là kết quả mới nhất trong nỗ lực truy quét công dân trốn thuế của Chính phủ Mỹ thông qua giấu tài sản ở nước ngoài, đặc biệt là Thụy Sĩ. Kể từ năm 2009, Mỹ đã khởi tố 70 cá nhân và 30 nhân viên ngân hàng, luật sư, tư vấn viên vì tội danh này.
Vậy, ngay trên đất Mỹ, được mệnh danh là thiên đường tự do, cũng đã có rất nhiều nhân vật nổi tiếng bị bắt, bị tù vì tội trốn thuế. 

Chỉ có những người mù quáng hoặc cố tình can thiệp vào việc nội bộ của Việt Nam mới nhắm mắt la lối bảo vệ cho Lê Quốc Quân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *