THỰC CHẤT ĐẢNG MỚI của ÔNG LÊ HIẾU ĐẰNG

Người xem: 152

Trelang

Ông Lê Hiếu Đằng đã có lời kêu gọi thành lập đảng chính trị tại Việt Nam. Những tâm huyết và chủ trương thể hiện quan điểm muốn lập đảng nhưng với lập luận là không đối lập với Đảng Cộng sản. Thể hiện tư tưởng bệnh “ung thư” là qua đời, trong lúc ‘thập tử nhất sinh” qua bài viết “SUY NGHĨ TRONG NHỮNG NGÀY NẰM BỊNH” gửi cho ông Nguyễn Huệ Chi chỉnh sửa và đăng trên web Bô-Xít, trang web của những người phản đối việc khai thác bô xít Tây nguyên, cho kịp với sự phân công “nhiệm vụ”, chủ trương của “nhóm” trước khi qua đời. Bài viết trên bị nhiều người phản ứng, bị cả báo chí chính thống lẫn một số người không ưa Cọng sản phản đối. Nhưng không ngờ, bệnh ung thư Tuyến tiền liệt nếu phát hiện sớm có thể chữa khỏi và sau khi được cứu chữa, thoát qua khỏi tư tưởng gặp “lưỡi hái tử thần”, ông viết tiếp bài “Những điều nói rõ thêm…” cho rằng đảng của ông không đối lập với đảng cọng sản, không bạo loạn, lật đổ chế độ cộng sản?. Tuy nhiên, ai chả biết, có thêm đảng thì phải có tranh dành quyền lực và khi đảng đối lập thắng thế đảng cộng sản thì có nghĩa chế độ XHCNVN cũng sẽ sụp đổ. Vì ở VN do đảng cộng sản lãnh đạo, đưa ra đường lối, chủ trương, Nhà nước chỉ nhiệm vụ quản lý và thực hiện. Nói cách khác, chống lại Đảng CSVN có nghĩ là chống nhà nước Việt Nam. Đảng CSVN còn thì nhà nước Việt Nam còn, đảng mất quyền lãnh đạo thì nhà nước VN sụp đổ.

– Về ảnh hưởng của ông Lê Hiếu Đằng: ông Đằng và nhóm bạn kháng chiến của ông cảm nhận thời gian qua, trình độ, uy tín của ông không được trọng dụng, tiếng nói của ông chỉ bó hẹp trong phạm vi Mặt trận tổ quốc TpHCM (MT). Cái MT này lập ra nhưng thực tế không có quyền lực gì, dù bề ngoài là tổ chức chung, đảng cs chỉ là một bộ phận trong đó, nhưng thực chất vẫn bị đảng cs điều chỉnh. Do vậy, ngoài việc vận động quyên góp này kia, mỗi năm chỉ họp vài lần cho có thủ tục. Những người như ông Đằng dù ít nhiều cũng đã có công trạng trong việc giải phóng sài gòn 1975, đáng lẽ phải được trọng dụng, phải được đãi ngộ nhiều hơn nữa. Nhưng so với người có chức vụ bên chính quyền thì bị thua thiệt, ông không bất mãn mới lạ.

– Trong bài viết, Lê Hiếu Đằng cho rằng cần “thanh toán”, “tính sổ” với Đảng cộng sản. Kêu gọi những người chán đảng, bỏ đảng quy tụ lại để lập lên cái đảng mới, có thể lấy tên đảng “Dân chủ xã hội”. Trong bài viết ngụy trang thành phần tham gia Đảng Dân chủ xã hội chỉ nằm trong những người cọng sản đã, đang chán đảng cọng sản, không có người ngoài đảng và không bắt tay với các đảng phái phản động chống đảng cộng sản.

Thực tế, việc lập đảng của ông Đằng không phải do ông nghĩ ra, đó là tư tưởng manh nha từ “đám quan hệ” đồng hương Đà Nẵng, (một số trong Đại học Đà Nẵng), từ đám bạn bất mãn trên mạng của ông. Tác động, đầu tiên là nhóm Bô Xít (tức nhóm IDS bị Thủ Tướng thất sủng như Tương Lai, Hoàng Tụy, Quang A…), nhóm trở cờ Huỳnh Ngọc Chênh, Bọ Lập, Phạm Chí Dũng, Ba Sàm… nhóm JP Nguyễn Hữu Vinh, Đông A, Lê Quốc Quyết, Đoan Trang, Huỳnh Công Thuận, Phương Bích, Bùi Hằng, Nguyễn Hoàng Vy… hoạt động kiếm tiền qua biếu tình kiểu No-U dưới sự điều khiển của Việt Tân, và một số tổ chức của nhóm QLVNCH chống chính quyền Việt Nam…. Nói chung là số người chống lại đảng cộng sản Việt Nam, muốn lật đổ chế độ, nhà nước Việt Nam. Lý do thành lập đảng Dân chủ xã hội có thể xác định:

1. Tác động của Huỳnh Ngoch Chênh: Huỳnh Ngọc Chênh được tổ chức phản động Việt Tân ở Pháp (Ngô Thị Ngoan, Vũ Quỹ Hạo Nhiên…) móc nối từ năm nhiều năm nay. Nhận chỉ đạo hoạt động, kích động tư tưởng chống đối chính quyền qua việc xuống đường, tập dượt cho cách mạng đường phố, lật đổ chế độ theo kiểu “cách mạng màu”. Chúng đã vận động tổ chức hải ngoại bỏ phiếu bầu chọn cho Chênh được cái giải NetiZen của tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới RSF và tập đoàn Google. Sau khi sang Pháp, Chênh được giao nhiệm vụ nghiên cứu, tác động tiến tới lập đảng đối lập trong nước. Chênh đã làm được một phần việc qua tiếp xúc, tuyên truyền nhóm quan hệ Đà Nẵng “có tư tưởng chống đối chính trị, trở cờ” và khơi ngòi bằng viết bài “Tôi Khao Khát Vào Đảng”, kế đến tác động ông Đằng ra lời kêu gọi thành lập đảng; ông Hồ Ngọc Nhuận tuyên bố ủng hộ ra đời đảng chính trị đối lập tại VN.


2. Tác động từ quan hệ gia đình và QLVNCH: Ông Lê Hiếu Đằng móc nối liên lạc và nhận chỉ đạo của anh trai là Lê Viên Côn, nguyên Trung tá QLVNCH di tản năm 1975, hiện đang sống tại Taxas- Hoa Kỳ. Ông Đằng lập đảng có thêm sự hậu thuẫn về kinh tài của anh trai…, nếu bị đàn áp, bắt bớ cũng không đáng ngại vì có anh trai vận động hải ngoại, chính khách Hoa kỳ ủng hộ, giống như anh em nhà bác sỹ Nguyễn Đan Quế và Nguyễn Quốc Quân. Nếu thành công với đa đảng, lật đổ đảng CS thì ông Lê Viên Côn có một chân lãnh đạo trong đảng Dân chủ xã hội.

Như vậy, thành phần trong đảng của Ông Đằng không phải những người cọng sản chán đảng, bỏ đảng như ông viết. Thực chất cái đảng Dân chủ xã hội nếu ra đời được thì thành phần cầm đầu là: (1) số phản động Việt Tân tại Pháp; (2) tiếp là anh trai Lê Viên Côn và nhóm QLVNCH của anh trai tại Hoa Kỳ; (3) “một số quan hệ” của ông Đằng Huỳnh Ngọc Chênh… trong nhóm Đại học Đà Nẵng “trở cờ”; (4) số bất mãn trong lực lượng 3 và thứ (5, cuối cùng) mới đến một số người nguyên là đảng viên đảng cọng sản nhưng nay chán đảng, bất mãn, bỏ đảng.

Kết luận cho rõ, nhóm người tham gia đảng của ông Lê Hiếu Đằng nói chung đều là thành phần có tư tưởng chống đối đảng CSVN, mong muốn lật đổ đảng cs và lật đổ nhà nước Việt Nam./.

Thanh Thanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *