THUA LÀ ĐÚNG CON MẸ NÓ RỒI

Người xem: 440

Sáng nay, Thứ tư, 30/10/2013, TAND huyện Tiên Lãng mở phiên tòa xét xử vụ kiện của gia đình ông Đoàn Văn Vươn đòi UBND huyện Tiên Lãng bồi thường.

Vì ông Vươn đang chấp hành hình hạt tù nên ông ủy quyền cho ông Vũ Văn Luân làm đại diện.

Trình bày trước tòa, ông Vũ Văn Luân kê khai yêu cầu bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất của ông Vươn. Cụ thể 3 thiệt hại:

Thứ nhất, thiệt hại về vật chất gồm: giá trị quyền sử dụng đất, tài sản có trên đất (cây cối, hoa màu…); thiệt hại về vật chất gián tiếp là các khoản vay tín dụng của ông Vươn để xây dựng đầm, thù lao cho người ủy quyền theo kiện cho ông Vươn… 

Thứ hai, thiệt hại về thu nhập thực tế bị mất gồm: các thiệt hại do ông Vươn không đầu tư nuôi trông thủy sản khi có thông báo dừng đầu tư và quyết định thu hồi đất của UBND huyện Tiến Lãng. 

Thứ ba, thiệt hại về tinh thần gồm: các thiệt hại do tâm lý gia đình hoang mang khi nhận Thông báo dừng đầu tư và Quyết định thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng; việc vi phạm pháp luật do quyết định cưỡng chế thu hồi đất đối với gia đình ông Vươn… 

Theo thống kê của ông Luân, tổng thiệt hại và yêu cầu UBND huyện Tiên lãng bồi thường trên 40 tỷ đồng.

Căn cứ vào quy định pháp luật và thực tế, HĐXX cho rằng, giá trị quyền sử dụng đất, tiền đầu tư xây dựng kè, cây cối… gia đình Vươn vẫn sử dụng nên không có căn cứ đòi bồi thường.

Về tổn thất tinh thần, Vươn không bị giam giữ, giám sát từ quyết định thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng nên không xác định được thiệt hại để bồi thường.

Việc thuê luật sư, người đại diện bảo vệ quyền lợi cho ông Vươn là do gia đình tự nguyện, luật bồi thường không phải bồi thường. Do đó, HĐXX huyện cũng bác nội dung này.

Còn quyết định thu hồi 19,3ha đầm gia đình Vươn ngày 7/4/2009, HĐXX cho rằng, UBND huyện Tiên lãng đã thu hồi quyết định này.

Do đó quyết định không còn hiệu lực, không gây thiệt hại cho Vươn nên không có căn cứ đòi bồi thường thiệt hại.

Căn cứ vào những viện dẫn trên, HĐXX đã tuyên bác đơn yêu cầu bồi thường của ông Vươn và yêu cầu ông phải thanh toán án phí là trên 23 triệu đồng.

Về vụ kiện này, bạn đọc của Google.tienlang đã trao đổi khá nhiều ngay từ khi ông Luân nộp yêu cầu bồ thường lần đầu 79 tỷ, sau lại bổ sung lên 130 tỷ đồng. 

Ngay khi ông Luân nộp thống kê yêu cầu bồi thường lần đầu, ngày 22/5/2012 một bạn đọc của Google.tienlang là NGUYỄN VĂN AN đã gửi chúng tôi bài viết


KHÔNG DÁM ĐẦU TƯ 
SẢN XUẤT NHƯNG VẪN KÊU MẤT THỦY SẢN?…

1) Gia đình ông Vươn không dám đầu tư sản xuất vì quyết định thu hồi đất 

Liên quan đến quyết định thu hồi đất của UBND Huyện Tiên Lãng, gia đình ông Vươn trong suốt thời gian qua đã đưa ra quan điểm rằng vì quyết định thu hồi đất mà gia đình không dám đầu tư sản xuất, gây ra những thiệt hại lớn. Chặng hạn như trên bài báo “Gia đình ông Vươn đề nghị ngân hàng xóa nợ” có đoạn viết “năm 2007, khi đang vụ sản xuất thì gia đình nhận được thông báo dừng đầu tư của UBND huyện Tiên Lãng. Tiếp đó, các năm 2008-2009, UBND huyện Tiên Lãng lại ban hành hai quyết định thu hồi đất không bồi thường nên gia đình không dám đầu tư”. Đặc biệt là bài “Ông Vươn yêu cầu bồi thường những gì trong gần 78 tỷ đồng?” đăng trên Infonet tại địa chỉ: 


Trong bài báo trên đã liệt kê một cách cụ thể những thiệt hại cho gia đình do việc dừng đầu tư sản xuất với nội dung chi tiết như sau: 

“Bồi thường về việc dừng đầu tư không được sản xuất: 

1- Về thủy sản: Tính bằng 4 năm không được sản xuất, do việc không được đầu tư. 

40,3 ha x 22.000.000đ/ha x 4 năm = 3.646.000.000 đồng. 

2. Bồi thường về nhân công bị thất nghiệp. 

40,3 ha = 12 nhân công, mỗi nhân công bồi thường 2,2.000.000/tháng. 

Tính bằng 12 nhân công x 2,2.000.000đ x 48 tháng = 1.267.200.000 đồng. 

3. Bồi thường về nhân công không phải di chuyển: 

– 48 tháng x 12 nhân công x (30/ kg gạo x 15.000đ /kg = 450.000đ) = 25.920.000 đồng.” 

2) Tuy nhiên gia đình ông Vươn vẫn kêu bị đánh bắt trộm một lượng thủy sản lớn 

Tuy nhiên trái ngược với những tuyên bố vì quyết định thu hồi mà gia đình không dám đầu tư sản xuất như trên, ngày 17/01/2012 có một loạt tờ báo đưa tin gia đình ông Vươn bị đánh bắt vơ vét một lượng thủy sản lớn. Chẳng hạn trên bài báo “Thuỷ sản tại đầm của Đoàn Văn Vươn bị vơ vét?” đăng tại địa chỉ: 


Bài báo có đoạn viết: 

“Theo đó, tổng số tiền mà Vươn, Quý mua con giống lên tới 400 triệu đồng, bao gồm giống cá vược (5.000 con); tôm sú; cá trắm (7.000 con); cua giống ở đầm trong do Đoàn Văn Quý thả 3.000 con giống; khu vực đầm ngoài, Đoàn Văn Vươn thả hàng vạn cua giống. 

Tất cả các loại thủy sản kể trên được thả nuôi vào khoảng tháng 2/2011. Thời điểm được khai thác rơi vào tháng 12/2011. Tuy nhiên, Vươn, Quý chưa kịp khai thác thì xảy ra sự việc cưỡng chế như đã biết. 

Theo lời chị Hiền: giá thành của 1kg tôm sú loại ba hoa (ba con tôm được 1 lạng) dao động từ 200 – 250 ngàn đồng/kg; loại năm hoa (hai con được 1 lạng) giá lên tới 450 ngàn đồng/kg. 

Giá cua vào thời điểm cuối năm lên tới 600 – 700 ngàn đồng/kg. 

Cá trắm nuôi trong đầm thời điểm hiện tại đã đạt trọng lượng 3kg/con; cá vược đạt trọng lượng trên dưới 1kg/con. 

Ngoài ra, đầm còn có rất nhiều tôm lược, tôm giảo (tôm có trong tự nhiên) và tép. Những năm trước, kể từ khi huyện Tiên Lãng ban hành quyết định thu hồi đầm kèm theo thông báo các hộ không được đầu tư, nguồn thủy sản tự nhiên (tôm lược, tôm giảo và tép…) là nguồn thu chính của các chủ đầm. 

Có thời điểm, một ngày gia đình chị Hiền bắt được cả tạ tôm giảo, vài chục kg tép. Giá một kg tép bán ra ngoài thị trường là 90.000 đồng/kg. 


Với con số đầu tư chăn thả các giống vật nuôi kể trên, sản lượng thủy sản đến tuổi đánh bắt hiện có trong 40,3ha đầm của Vươn, Quý lên tới hàng chục tấn. Tính theo giá thị trường, số tiền thu được từ việc khai thác những loại vật nuôi này lên đến nhiều tỷ đồng.” 

Hay trong bài báo “Hàng chục tấn thủy sản trong đầm của ông Đoàn Văn Vươn bốc hơi” đăng tại địa chỉ: 


Bài báo cũng có đoạn viết: 

“Đáng chú ý, theo bà Hiền, toàn bộ 5.000 con cá vược loại 1-1,5 kg/con, 7.000 con cá trắm, trọng lượng 2-3 kg/con, 3.000 con cua giống đã bị đánh bắt hết. Tính tổng trị giá cá nuôi đã lên tới hơn 1,5 tỉ đồng, chưa kể cua, tôm tự nhiên và hàng ngàn buồng chuối. 

“Khi em về thì người ta đã đánh bắt gần hết, trong đầm bây giờ em không thấy tăm cá, cua nào ngoi lên. Chính những người từng mua cua, cá nhà em những năm trước đã đến đây mua của họ”, bà Hiền nói.” 

3)Vậy sự thực nằm ở đâu? 

Vậy một câu hỏi được đặt ra là “sự thực nằm ở đâu khi gia đình ông Vươn vừa kêu không dám đầu tư sản xuất, vừa kêu bị đánh bắt trộm một lượng hải sản lớn với trị giá hàng tỷ đồng?” 

Dù sự thực nằm ở đâu đi chăng nữa, chúng tôi đều nhận thấy những phát ngôn mâu thuẫn trên của gia đình ông Vươn trên báo chí là một lỗi lớn, một sai phạm lớn, và một số báo chí đã trở thành một công cụ tốt để truyền bá cho sự sai phạm đó của gia đình ông Vươn. 

4) Có hay không tội vu khống ở đây? 

Một câu hỏi được đặt ra là “sự sai phạm trên liệu có đủ để cấu thành tội vu khống hay không?” 

Chúng ta cũng hoàn toàn có thể đặt ra những lập luận đơn giản như sau: 

– Nếu tôi là ông Vươn, tôi sẽ khai thác thủy sản trước khi xảy ra cưỡng chế, tôi chẳng ngu gì mà không khai thác khi biết chắc cưỡng chế sẽ xảy ra. 

– Nếu bạn vào ông Vươn, tôi cũng tin chắc rằng bạn cũng sẽ khai thác thủy sản trước khi xảy ra cưỡng chế, vì dại gì mà không khai thác. 

– Một ông Vươn có học và thông minh như báo chí ca ngợi liệu có dại đến mức cứ để thủy sản dưới đầm khi mà biết chắc sẽ có cưỡng chế xảy ra. Nếu ông Vươn mà dại dột không khai thác thủy sản trước khi cưỡng chế xảy ra, thì tôi thiết nghĩ nên cho ông Vươn đi khám ở Châu Quỳ trước rồi mới xét xử tội chống người thi hành công vụ sau. 

Mặt khác được biết các cơ quan đã gặp những người đánh bắt và thu mua thủy sản và đã chứng minh được rằng thực sự gia đình ông Vươn đã đánh bắt thủy sản trước khi xảy ra vụ cưỡng chế. Như vậy việc kêu mất hàng chục tấn thủy sản có thể là một hành động mang tính bịa đặt và vu khống. 

5) Tội vu khống bị xử phạt như thế nào? 

Với những thông tin như trên liệu có đủ để cấu thành tội vu khống của gia đình ông Vươn hay không? Những nhà báo có liên quan tới vụ này có bị xét xử về tội vu khống không? Và nếu là tội vu khống thì sẽ bị xử phạt như thế nào? 

Theo điều 122 Bộ luật hình sự: “Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm” 

Nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau thì bị phạt từ từ một năm đến bảy năm: 

1. Có tổ chức 

2. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn 

3. Đối với nhiều người 

4. Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình 

5. Đối với người thi hành công vụ 

6. Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng 

Ngoài ra người phạm tội có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười tám triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm. 

NGUYỄN VĂN AN

Ngay dưới bài này có ý kiến của bạn đọc là bác NôngDân. Bác NôngDân khẳng định rằng quan điểm đòi bồi thường ở mức trên trời này không phải của Vươn mà là của ông Luân.Bác viết tiếp:


Tác giả lại dẫn báo: Chẳng hạn trên bài báo “Thuỷ sản tại đầm của Đoàn Văn Vươn bị vơ vét?”, nhiều thứ “bao gồm giống cá vược (5.000 con); tôm sú; cá trắm (7.000 con); cua giống ở đầm trong do Đoàn Văn Quý thả 3.000 con giống; khu vực đầm ngoài, Đoàn Văn Vươn thả hàng vạn cua giống”. 

Cậu nào viết bài này không hiểu gì thực tế. Với khu đầm của cậu Vươn mà có tới 5 ngàn con cá VƯỢC thì tất cả các thủy sản khác đều bị nó chén sạch. Bi hài hơn nếu có tới hàng vạn con Cua biển ở thực địa như thế thì nó nên ngọn cây Chuối sống à?. Sao cậu ta không viết thêm là đã mất hàng tấn rươi còn trong đất cho nó ly kỳ.

– Đúng với đầm Đoàn Văn Vươn “một ngày gia đình chị Hiền bắt được cả tạ tôm giảo, vài chục kg tép”, nhưng một năm có mấy chục ngày như thế.

+ Có hay không tội vu khống ở đây? Có! Nếu đưa ra các đoạn ghi âm một trong hai đứa Thương, Hiên có phát ngôn như bạn dẫn. 

+ Nếu chỉ căn cứ vào những bài báo để kết tội thì rất khó. Ở xã hội chúng ta hiện nay có bộ phận không nhỏ những người mang danh là nhà văn, nhà báo; nhưng thực sự họ chỉ là “Văn nô, Báo hại”.
– 

Gió bão thổi thế này mà cu Luân hành xử thế này thì nếu không bị thần kinh thì cũng là có ác ý với nhà Vươn. Riêng về thủy sản “bị mất trộm”, đã có bằng chứng chắc chắn về việc gia đình Vươn đã đánh bắt trước khi xảy ra cưỡng chế, chị Thương không liệu liệu nó lại lôi cả cái tội lừa đảo ra nữa thì khổ.


Nhất trí với bác An lao!

Tôi nghe nói công an họ đã xác định được, đã lấy lời khai từng người đánh bắt thuê cho ông Vươn trước hôm cưỡng chế, người mua tôm cá…

Tôi với bác chả ảnh hưởng mịa gì! Bồi thường 78 tỷ chứ 780 tỷ thì tiền lương của tôi nộp về cho bu cháu hàng tháng chả giảm đi 1 cắc!

Nhưng thôi, ta cũng cứ theo dõi xem anh Cu Luân này diễn trò ra sao! Rõ ràng là anh ta chỉ khoái nổi tiếng. Chắc sắp sửa đài BBC sẽ gọi điện phỏng vấn, anh cu lại được lên BBC!

Chỉ khổ cho anh Cu Vươn!

Tôi mà làm quan tòa, tôi xử theo phương án ông Hùng hục nêu bên kia: Giá trị tài sản bị hủy hoại bằng 0! Cho cu Luân kháng cáo; lên Tòa Thành phố, y án! Cho cu Luân suốt đời khiếu kiện luôn!

À, mà chuyện đầm vùng của chính anh cu Luân thì sao nhỉ? Ảnh đòi thời hạn giao phải đến năm 2019 và 2020. Bây giờ, Bộ TN-MT đã hướng dẫn cho anh Cu Vươn không được giao 1 m2 đất nào nữa thì anh cu Luân có đòi được m2 nào không?

Hi hi!!! Kiện đê!

Không có bảng kê chi tiết 78 tỷ kia nhỉ. Để xem thù lao cho người ủy quyền là bao tiền. Càng ngày ông Luân càng lòi ra bộ mặt của kẻ làm tiền cơ hội.

Hê hê!

Mấy ông luật sư- thầy cãi xứ ta ngu lắm! Trông Thầy Luân mà học nhá!

Cô Thương vợ Vươn, cô gì vợ Quý chỉ mơ được bồi thường 1,5 tỷ.

Thầy cãi Luân quát 78 tỷ.

– Đưa cho hai ả gấp đôi cái mức họ mơ ước= 3 tỷ;

– Chi liên hoan, du lịch cho chiến hữu trong cái hội hè nước lợ= 5 tỷ;

– Số còn lại đương nhiên phải thuộc về Thầy Luân. 70 tỷ xông xênh đến già. Chuyến này thầy Luân éo phải đầm vùng gì nữa. Sướng lên, nhận 1 quả đi làm Thầy cãi, kiếm vài tỷ tiêu vặt.

Công nhận Thầy Luân tài thật!

Cái vụ 78 tỷ của Thầy Luân lên BBC, RFA … chưa hả các vị? Qua vụ này, uy danh Thầy Luân chắc sẽ vượt ra ngoài biên giới quốc gia. Thân chủ ở Anh quốc, ở Mẽo, Pháp, Đức… chắc phải tìm đến. Thầy Luân chắc chả thèm xài VND nữa!

Riêng thù lao cho việc đi giảng bài cho các giáo sư luật Ha vớt, thuyết trình kinh nghiệm hành nghề cho các luật sư Pháp, Đức… chắc cũng đếm ko xuể.
Ha ha!!!

Mình thấy tay Luân này có vẻ như muốn “đục nước béo cò”

Trần Nhương (phẩy)15:36 Ngày 15 tháng 5 năm 2012
Thì vưỡn!

Nguồn: Google.tienlang

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *