THƯ NGỎ GỬI ÔNG PHIL ROBERTSON – PGĐ PHÒNG Á CHÂU CỦA TỔ CHỨC THEO DÕI NHÂN QUYỀN QUỐC TẾ

Người xem: 145

LâmTrực@ gửi đến ông Phil Robertson, Phó giám đốc phòng Á châu, thuộc tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế (HRW) với mong muốn nhận được phản hồi từ chính ông.

Nhắc thêm, đây là lần thứ hai tôi gửi thư cho ông. Nếu là người đàng hoàng, thực sự vì quyền con người, ông hãy trả lời tôi thư này.

============================

Thưa ông Phil Robertson,

Cám ơn ông đã quan tâm đến những vấn đề của đất nước chúng tôi. Sẽ là rất tốt nếu sự quan tâm của ông là thực lòng và mang tính xây dựng.

Những ngày vừa qua, Tòa án TP Hà Nội đã xét xử công khai vụ Lê Quốc Quân phạm tội trốn thuế, kết quả của phiên tòa là Lê Quốc Quân bị phạt 30 tháng tù giam, và buộc nộp phạt 1,2 tỉ đồng. Bản án này làm cho người dân chúng tôi thấy khá hài lòng, bởi một công dân phạm pháp đã bị phát hiện và xử lý, thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật. Nhưng mặt khác, chính bản án này lại cho thấy tính nhân đạo của nhà nước đối với Lê Quốc Quân. Không nói chắc ông cũng biết rằng, trường hợp phạm tội trốn thuế trên 500 triệu VNĐ thì khung hình phạt sẽ có thể lên tới 7 năm, nhưng với Lê Quốc Quân, quyết định của tòa chỉ có 30 tháng tù giam.

Lẽ ra, với tư cách của mình, một quan chức với cương vị Phó giám đốc phòng Á châu, thuộc tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế (HRW), ông cần phải có nhận thức đúng đắn về vụ việc, từ đó tỏ thái độ đúng mực với tư cách một quan chức mang danh “nhân quyền quốc tế” đối với Chính phủ VN. Ông cũng cần phải hiểu việc kết án bất kỳ công dân phạm pháp nào cũng là thực hiện nhân quyền vì đó là sự thực hiện lẽ công bằng, có công thì thưởng, có tội thì phạt, như trong bất cứ một xã hội văn minh nào. Nhưng rất tiếc, thay vì như vậy, ông lại có những phát biểu khiến chúng tôi thấy thất vọng. Nguyên văn ông nói với BBC sau phiên tòa:

Bằng cách bỏ tù Lê Quốc Quân với cáo buộc có động cơ chính trị, Việt Nam một lần nữa chứng tỏ đặt ưu tiên cho việc bịt miệng những nhân vật nổi bật cổ vũ nhân quyền và chính trị. Đây là dấu đen cho hồ sơ nhân quyền Việt Nam và cho thấy chính phủ trắng trợn bỏ qua các ràng buộc nhân quyền.Những nhà tài trợ cần công khai lên án sự bất công này, đòi thả Lê Quốc Quân và nói rõ rằng việc Việt Nam không tôn trọng nhân quyền sẽ có hại cho việc ứng cử Hội đồng Nhân quyền LHQ tháng 11 này.

Thưa ông, 

Căn cứ vào đâu mà ông dám nói: “Bằng cách bỏ tù Lê Quốc Quân với cáo buộc có động cơ chính trị, Việt Nam một lần nữa chứng tỏ đặt ưu tiên cho việc bịt miệng những nhân vật nổi bật cổ vũ nhân quyền và chính trị“? Thật tiếc, nói vậy ông đã hiểu sai vụ việc và đã có những ý xuyên tạc sự thật. Ông nên nhớ rằng, đây là một phiên tòa xét xử một công dân Việt Nam phạm tội trốn thuế chứ không có một cáo buộc chính trị nào cả. Ông có thể dẫn chứng những cái gọi là “cáo buộc chính trị” trong phiên tòa này không? Tôi dám chắc là ông không thể. Về điểm này, ông đã bộc lộ sự hàm hồ khi đưa ra các nhận xét có tính chính trị hóa vấn đề. Theo dõi phiên tòa, chúng tôi không hề thấy có sự cáo buộc chính trị nào như ông nói.

Ai cũng biết Lê quốc Quân là bị can trong một vụ án hình sự – kinh tế, chứ không phải vụ án chính trị. Các chứng cứ công bố tại tòa đều cho thấy Lê Quốc Quân đã chỉ đạo nhân viên và trực tiếp thực hiện các thủ đoạn man trá, gian dối nhằm chiếm đoạt tiền thuế. Với loại tội phạm này, bất kể nhân thân của họ như thế nào cũng đều bị đem ra xét xử nghiêm khắc (mời ông xem thêm bài ở đây).

Cũng cần nói thêm để ông Phil Robertson rõ, việc Lê Quốc Quân phạm tội trốn thuế với việc anh ta có những hoạt động chính trị là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Nhưng ở tại phiên tòa này, vấn đề hoạt động chính trị của ông Quân không hề được đem ra xem xét. Việc ông cố tình đánh tráo hai chuyện đó là một hành vi gian dối, chứa đựng trong đó là động cơ động cơ chính trị rõ ràng nhằm can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, đã xúc phạm danh dự cũng như uy tín của Nhà nước Việt Nam và gây ra tổn hại nghiêm trọng cho VN trong các mối bang giao quốc tế. Hành vi này của ông, theo tôi nghĩ là không thể chấp nhận vì nó đi ngược lại với những tiêu chí nhân quyền, và chà đạp lên chủ quyền của quốc gia khác. 

Chúng tôi nghĩ rằng, tính minh bạch và phân biệt rõ ràng của vụ xét xử Lê Quốc Quân vừa qua đã là quá đủ để chúng ta hài lòng. Đơn giản là anh ta phạm tội trốn thuế, thì anh ta bị pháp luật xử lý về tội trốn thuế. Điều này là rất bình thường ở mọi quốc gia. 

Nhưng vì sao đối với trường hợp của Lê Quốc Quân ông lại quan tâm đến thế, trong khi với người khác thì không? Ông hãy tự soi lại mình đi, trong vụ này cô Phạm Thị Phương là một đồng phạm của Lê Quốc Quân, vậy vì sao dù chỉ một lời sẻ chia mà các ông cũng không có, và vì sao các ông không nói bỏ tù cô Phạm Thị Phương là “bịt mồm những người có hoạt động nhân quyền“? Hay các ông coi cô Phương không phải là người? Nếu thế thì nhân quyền của cô Phương ở đâu và điều này liệu có đi ngược lại với tôn chỉ mục đích của tổ chức HRW và cái mác mà ông đang đeo trên người? 

Tôi nghĩ câu trả lời không khó. Với chúng tôi Lê Quốc Quân được các ông quan tâm trước hết và chủ yếu là vì ông ta đang là con bài chính trị mà các ông đang lợi dụng và cố tình khai thác để lợi dụng. Sự thật là, nếu như Lê Quốc Quân không có, hoặc chưa từng có những hoạt động chống đối chính quyền nhưng mang danh dân chủ, nhân quyền thì các ông ông cũng chả bao giờ quan tâm đến anh ta đâu.

Trong phát biểu của mình, ông cũng lớn tiếng dọa nạt Việt Nam rằng: “Đây là dấu đen cho hồ sơ nhân quyền Việt Nam và cho thấy chính phủ trắng trợn bỏ qua các ràng buộc nhân quyền. Những nhà tài trợ cần công khai lên án sự bất công này, đòi thả Lê Quốc Quân và nói rõ rằng việc Việt Nam không tôn trọng nhân quyền sẽ có hại cho việc ứng cử Hội đồng Nhân quyền LHQ tháng 11 này“. Tôi rất thất vọng vì phát biểu này của ông. 

Nếu như ông nói, “đây là dấu đen cho cho hồ sơ nhân quyền Việt Nam và cho thấy chính phủ trắng trợn bỏ qua các ràng buộc nhân quyền” thì chúng tôi thấy rằng ông không nên khoác lên mình tấm áo của HRW, bởi vì ông chả hiểu gì về nhân quyền cả. Chính việc xét xử Lê Quốc Quân công khai, minh bạch, đúng người, đúng tội như phiên tòa này mà nhân quyền được bảo đảm, tiền thuế của chúng tôi được thu hồi và sử dụng đúng mục đích, kẻ phạm tội đã bị trừng trị. Ông chắc cũng sẽ phải đồng tình với tôi rằng, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, và mọi hành vi phạm tôi đều cần phải được đem ra xét xử. Và như thế, bỏ qua các hành vi khác, Lê Quốc Quân phạm tội trốn thuế (với đầy đủ chứng cứ và người đồng phạm đã nhận tội) thì cần phải được xét xử. Vậy ông có thấy chỗ nào là vi phạm nhân quyền? Phân tích kĩ lưỡng như thế, để ông thấy rằng, vụ xét xử ông quân hoàn toàn không phải là “dấu đen” mà là một “dấu đỏ” trong sự tiến bộ về nhân quyền ở Việt Nam. Cũng xin nói luôn với ông rằng, ông hay cái tổ chức của ông không có bất kỳ tư cách nào để mở cái gọi là “hồ sơ nhân quyền Việt Nam“, vì làm như thế là ông đang chà đạp lên nhân quyền của chúng tôi.

Với thái độ mà người Việt Nam gọi là “hỗn láo“, ông kêu gọi “Những nhà tài trợ cần công khai lên án sự bất công này, đòi thả Lê Quốc Quân và nói rõ rằng việc Việt Nam không tôn trọng nhân quyền sẽ có hại cho việc ứng cử Hội đồng Nhân quyền LHQ tháng 11 này“. Xin nói luôn để ông hiểu, Việt Nam chúng tôi chưa bao giờ sống nhờ vào tài trợ của ai. Dân tộc Việt Nam với bản lĩnh tự lập, tự cường của mình, luôn đứng thẳng và ngẩng cao đầu để tiến về phía trước. Tất nhiên, những sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế, những tấm lòng của các nhà hảo tâm luôn luôn được chúng tôi trân trọng, nhưng không vì những thứ đó mà người Việt Nam chúng tôi đánh mất mình. 

Ông cũng không nên dùng sức ép của các nhà tại trợ để đòi thả Lê Quốc Quân, vì dù muốn hay không, ông cũng đã công nhận Lê Quốc Quân phạm tội trốn thuế. Việc ông đòi thả Lê Quốc Quân thông qua sức ép của nhà tài trợ chính là hành vi cổ súy, khuyến khích cho các hành vi phạm tội. Ông cũng càng không nên lấy việc Việt Nam ứng cử vào Hội đồng nhân quyền LHQ vào tháng 11/2013 tới để tạo sức ép. Việt Nam chúng tôi ứng cử vào Hội đồng này với mục đích cống hiến được nhiều hơn cho quyền của người dân trên toàn thế giới và người dân Việt Nam. Việc ông dùng sự việc này để dọa nạt chúng tôi là hành vi thiếu văn hóa, và vô cùng mất lịch sự, và chắc chắn ông không thể dọa được chúng tôi.

Thưa ông Phil Robertson, 

Nhân việc đọc được nhưng lời phát biểu của ông trên BBC, vì thấy nó không đúng sự thật, mang ý đồ chính trị xấu xa, và quan trọng là nó chà đạp lên nhân quyền của chúng tôi, nên tôi viết mấy dòng này. 

Rất mong ông có ý kiến phản hồi.

Chúc ông khỏe và minh mẫn.

LâmTrực@

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *