LâmTrực@
Đọc báo mới biết người ta tổ chức cuộc Hội thảo về tìm kiếm hài cốt liệt sĩ bằng khả năng đặc biệt, trong đó có phần liên quan đến việc tìm hài cốt của liệt sĩ Phùng Chí Kiên. Để bảo vệ cho quan điểm của mình, Viện trưởng viện pháp y quân đội đã có mặt tham dự. Tuy nhiên, khi đang trình bày để chứng minh phần hài cốt tướng Kiên được đưa đến viện chỉ là răng lợn, ông đã bị Ban tổ chức đuổi xuống.
Tại Hội thảo khoa học về việc tìm hài cốt liệt sĩ bằng khả năng đặc biệt và phần hài cốt còn lại của liệt sỹ Phùng Chí Kiên tổ chức hôm qua, đại tá Nguyễn Văn Hòa, Viện trưởng Viện Pháp Y Quân đội cho rằng, ngoai cảm cũng là một nhà khoa học nhưng phải chung thực, khách quan, đặc biệt là khoa học. Theo đó, việc thẩm định kết quả tìm kiếm hài cốt liệt sĩ bằng ngoại cảm cũng phải khoa học.
Với phần hài cốt (thủ cấp) của liệt sĩ Phùng Chí Kiên, ông Hòa cho biết, đó chỉ là nắm đất lẫn với mảnh sành và thứ duy nhất được gọi là hài cốt thì là một cái răng lợn.
Đưa dẫn cứ chứng minh chiếc răng lẫn trong nắm đất đen được cho là phần thủ cấp của liệt sĩ Phùng Chí Kiên đích thị là răng lợn, Viện trưởng Viện pháp y quân đội đã bị Ban tổ chức hội thảo mời xuống khi ông đang phát biểu.
“Một số ý kiến cho rằng, mẫu giám định có sự đánh tráo nhưng tôi hỏi, nếu giám định ADN, chúng tôi có danh tiếng không? Làm sao phải đánh tráo? Cái gì cũng phải khách quan và dựa vào những gì chúng tôi thấy. Và thực tế, những thứ chúng tôi nhìn thấy chỉ là mảnh sành (sứ) và cái duy nhất được gọi là hài cốt là răng con lợn”, ông Hòa nói.
Về ý kiến cho rằng, viện Pháp y quân đội đã làm trái ý kiến chỉ đạo của bộ trưởng bộ Quốc Phòng Phùng Quang Thanh là phải giám định AND, ông Hòa cho biết, theo quy trình, thử ADN là khâu cuối cùng của quy trình giám định. Theo đó, đầu tiên, phải xác định đó là xương không, xương người hay xương động vật, nếu là xương người mới giám định ADN. Nhưng trong trường hợp này, toàn mảnh sành và răng lợn thì giám định làm gì”.
Tiếp đó, ông Hòa đã chiếu các hình ảnh chụp chiếc răng trong phần thủ cấp liệt sĩ Phùng Chí Kiên và đối chứng với hình ảnh răng lợn để chỉ ra những điểm khác nhau giữa răng người và răng lợn. Tuy nhiên, bài phát biểu của ông Hòa đã phải dừng lại theo yêu cầu của ban tổ chức.
Sau lời phát biểu của Đại tá Nguyễn Văn Hòa, đại diện gia đình liệt sĩ Nguyễn Văn Nam phản ứng gay gắt và cho rằng, viện pháp y quân đội đã ăn cắp phần niêm phong hài cốt của liệt sĩ Phùng Chí Kiên. Người cũng đề nghị Bộ quốc Phòng bàn giao phần thủ cấp còn lại cho gia đình để làm lễ chôn cất, toàn thây cho liệt sĩ Phùng Chí Kiên mà không cần xét nghiệm ADN.
Không những thế, trong khi ông Hòa phát biểu ý kiến, rất nhiều người phía dưới tỏ thái độ, nhao nhao nói “ông sai rồi, nói gì nữa”. Một người phát biểu trước đó được giới thiệu là cựu tù Phú Quốc đã lên chỉ thẳng tay vào mặt đại tá Hòa, mặt hằm hằm nói những lời chỉ trích.
Hình ảnh Ban tổ chức hội thảo cung cấp được cho là ghi lại việc cất bốc phần đầu liệt sĩ Phùng Chí Kiên ngày 8/5/2008 – Phần mộ do bà Phan Thị Bích Hằng tìm bằng ngoại cảm.
VTV đúng hay sai?
Ở phần thảo luận trước đó, giáo sư Nguyễn Lân Cường – một người nghiên cứu xương người hơn 60 năm cho biết, dựa vào bức ảnh ông được cung cấp (bức ảnh được cho là chụp lại phần thủ cấp liệt sĩ Phùng Chí Kiên khi khai quật) thì đúng là phần sọ người. Bức ảnh thể hiện rõ có răng ở hàm trên.
“Dựa vào ảnh, ngoài đất màu vàng, tôi nhìn rất rõ phần sọ, phần gò má, hốc mắt, mũi nên tôi tin đó là hộp sọ người. Nhìn ảnh cũng cho thấy rõ hàm trên có răng nhưng không hiểu sao kết quả xét nghiệm lại là răng lợn. Hôm bốc phần mộ, chị Hằng không có mặt nên có thể răng lợn lẫn vào”, ông Cường nói.
Giáo sư, tiến sĩ Phan Đăng Nhật cũng khẳng định, quá trình bốc cất diễn ra công khai, hàng trăm con mắt đều quan chiêm, thấy cả hộp sọ hóa thổ, hố mắt hóa thổ, cụm răng và xương hàm của liệt sĩ. Xong xuôi, niêm phong cũng tiến hành công khai. Không thể nào có răng lợn vào đấy.
“Cách giám định sai nguyên tắc và phải chăng cách giám định sai nguyên tắc là nguyên nhân và kết quả của việc giám định không chính xác”, ông Nhật nói.
Cũng theo tiến sĩ Nhật, điểm thắt nút của vụ việc chính là cụm răng của liệt sĩ Phùng Chí Kiên hóa thành răng lợn. Sự tráo đổi đó có quan hệ nhân quả với 5 điều sai khi thực hiện giám định.
“Khẩn thiết đề nghị viện pháp y, quân đội trả lại cho gia đình liệt sĩ Phùng Chí Kiên và các cơ quan liên quan hộp đựng phần còn lại của thủ cấp liệt sĩ Phùng chí Kiên với đầy đủ số lượng và đúng chất lượng, tính chất của chúng”, ông Nhật đề xuất.
GS Hoàng Xuân Liệu thì cho rằng, hội nghị chưa đi đến đâu, chưa giải quyết được vấn đề dư luận đang quan tâm. Tuy nhiên, ông nhận thấy, trong sự việc này, có rất nhiều thiếu sót của các cơ quan nhà nước.
“Cần phải xem lại giá trị của bản đánh giá kết luận nhanh chóng thô bạo khi nói phần hài cốt gia đình đồng đội liệt Phùng Chí Kiên tìm được không phải là đầu của Phùng Chí Kiên. Tôi đã khóc rất nhiều và khẳng định là thủ cấp của Phùng Chí Kiên. Việc VTV phát phóng sự vừa qua liên quan đến việc này là sai trái”, ông Liệu nói.
Tổ chức hội thảo khoa học lầ cần thiết, và càng cần hơn nữa sự có mặt của các nhà khoa học cùng với thái độ tiếp thu bình tĩnh, công bằng trong khi tranh biện. Sự kiện ông Hòa bị mời xuống khỏi diễn đàn rõ ràng là không khoa học, không đẹp và cần được chấn chỉnh.
Tin cùng chuyên mục:
Vụ tai nạn thương tâm từ máy bay không người lái: Hồi chuông cảnh báo về an toàn công nghệ
Vụ thợ trang điểm bị lục soát người: Góc nhìn pháp lý và bài học về quyền cá nhân
UNESCO công nhận tín ngưỡng thờ Mẫu và luận điệu sai trái của Nguyễn Xuân Diện
Cà phê phố