SỰ THẤT BẠI CỦA NHỮNG KẺ CHỐNG PHÁ

Người xem: 103

LâmTrực@

Chẳng nói ai cũng biết, sự kiện Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc là một bước tiến dài của Việt Nam trên đường hội nhập quốc tế. Điều này khẳng định sự tiến bộ về nhân quyền, sự tín nhiệm của cộng đồng quốc tế đối với Việt Nam, và chúng ta có cơ hội cống hiến nhiều hơn nữa cho sự nghiệp bảo vệ quyền con người trên toàn cầu.

Cùng được trao vị trí trong cơ quan này với Việt Nam còn có Trung Quốc, Nga, Saudi Arabia, Cuba và Algeria. 

Kết quả này được xem là bằng chứng mới nhất cho thấy cộng đồng quốc tế đánh giá cao những nỗ lực bảo đảm quyền con người của Việt Nam trong những năm qua. Kết quả này cũng là sự phản bác mạnh mẽ cho những nhận xét sai trái, không khách quan về tình hình thực thi quyền con người ở Việt Nam mà Bộ Ngoại giao Mỹ và một số tổ chức nước ngoài vẫn đưa ra lâu nay.

Việc Việt Nam được bầu là thành viên Hội đồng Nhân quyền với số phiếu rất cao, thể hiện sự tín nhiệm mà đông đảo các quốc gia thành viên Liên hiệp quốc dành cho Việt Nam, có ý nghĩa to lớn về nhiều mặt. Trước hết, điều này cho thấy sự ghi nhận, đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với chính sách, nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong công cuộc Đổi mới toàn diện, trong đó có việc xây dựng Nhà nước pháp quyền, phát huy dân chủ và bảo đảm ngày càng tốt hơn các quyền của người dân.

PTT. Phạm Bình Minh


Sự kiện Việt Nam được 184 phiếu thuận trên tổng số 192 phiếu, và trúng cử với số phiếu cao nhất đã làm bẽ mặt các tổ chức và các nhân chống đối. 

Ông Phạm Bình Minh



Còn nhớ, Việt Nam nộp đơn ứng cử vào Hội Ðồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2014-2016, và gần như ngay lập tức, các tổ chức chống đối Việt Nam đã nhảy vào phá bĩnh. Tiêu biểu cho việc ngăn cản bằng cách kêu gọi, ra tuyên bố, viết thư tới Hội đồng nhân quyền LHQ cùng các tòa đại sứ là Việt Tân (Một tổ chức khủng bố), Tổ chức nhân quyền quốc tế, tổ chức Nhà báo không biên giới, cùng các đài phát thanh kiểu “lá cải” như BBC tiếng Việt, VOA tiếng Việt, RFA, RFI liên tục cho đăng tải các bài viết chống phá, và ngăn cản Việt Nam tham gia tổ chức này. Tất nhiên, những tiếng nói lạc lõng đó không làm ảnh hưởng lớn đến uy tín của Việt Nam, và càng không thể lung lay vị trí, cũng như uy tín của Việt Nam trong con mắt cộng đồng quốc tế.


Cùng chung luận điệu đó là các nhà zân chủ nửa mùa ở trong nước cũng ào ào té nước theo mưa. Đã có một nhóm tự xưng là nhân sĩ trí thức Việt Nam và đại diện cho cái gọi là “mạng lưới blogger Việt Nam” nặn ra bản Tuyên bố 258 và gửi đến văn phòng Hội đồng LHQ tại Bankok và một số tòa Đại sứ ở Hà Nội nhằm kêu gọi tẩy chay Việt Nam tham gia vào Hội đồng nhân quyền quốc tế với những lời lẽ bịa đặt và minh chứng vu cáo trắng trợn tình hình nhân quyền Việt Nam. Ngoài sự tiếm danh, mạo danh các nhân sĩ trí thúc và các Blogger Việt Nam chân chính, nhóm này liên tục viết bài đăng tải trên mạng internet và gửi đến các đài như BBC, VOA, RFI…để bôi nhọ hình ảnh Việt Nam. 



Dưới góc độ đạo đức làm người, lối hành xử thiếu văn hóa bằng cách mạo danh, lừa đảo, vu cáo, bịa đặt là khó có thể chấp nhận. Xa hơn nữa, hành động bôi xấu hình ảnh về nhân quyền của đất nước mình bằng những minh chứng ngụy tạo, không có thực đã vô tình lật tẩy bộ mặt thật của những người mang danh zân chủ kia. Thử hỏi, có con người nào lại có thể làm những việc cản bước tiến hội nhập quốc tế của dân tộc mình?


Tất nhiên, người Việt có câu “Cây ngay không sợ chết đứng”. Những luận điệu của các tổ chức và cá nhân chống đối Việt Nam dù dưới bất kể hình thức nào cũng không làm thay đổi cách nhìn nhận của những người có trách nhiệm, bởi sự thật chỉ có một.


Giành phiếu ủng hộ cao nhất, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Hội động nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2014-2016. Sự kiện này là minh chứng rõ nét nhất cho sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế đối với tình trạng nhân quyền của Việt Nam, đồng thời đánh dấu một bước tiến dài trong hành trình bảo vệ nhân quyền quốc tế.


Dưới góc nhìn của cuộc chiến giữa cái thiện và cái ác, giữa cái đúng và cái sai, giữa sự thật và sự xảo trá, Việt Nam đã thắng.


Tất nhiên, như quy luật, những tiếng nói lạc lõng sẽ vẫn không mất đi. Những kẻ quấy rối không dễ gì đầu hàng, họ sẽ tiếp tục có những hành động chống phá với những lời lẽ chỉ trích không chỉ đối với Việt Nam, mà con ngay cả đối với Hội đồng nhân quyền quốc tế. Nhưng “chó cứ sủa, đoàn người vẫn đi“.


Tuy nhiên, để đảm đương và xứng đáng với sự tín nhiệm của cộng đồng quốc tế trong Hội đồng nhân quyền LHQ, Việt Nam còn nhiều việc phải làm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *