Bị gạch đá tơi bời sau cú quăng quả nổ kêu gọi lập đảng mới đứng bên cạnh đảng cộng sản. Lê Hiếu Đằng viết thư ngỏ gửi các TBT các báo đài nhằm biện minh cho hành vi đào tẩu của mình. Đến giờ mặt nạ đã bị rơi, lộ sáng là cái mặt mộc của Lê Hiếu Đằng. Sau sự vụ này, chả còn ai tin ông ta. Đó là nỗi bất hạnh nhất cuộc đời Lê Hiếu Đằng. Ai mà đủ liều lĩnh dám chơi với một tên trở cờ?
Thực ra, chuyện Lê Hiếu Đằng ra khỏi đảng chỉ là chuyện sớm hay muộn mà thôi. Không tuyên bố ra khỏi đảng, thì Đằng cũng sẽ bị tống cổ khỏi đảng bởi cái tư cách ấy không đủ điều kiện để đứng trong hàng ngũ của đảng.
Cũng đã từ lâu, người ta đã nhận ra bộ mặt thật của Đằng từ trước khi chơi với Bô Shit, nó rõ hơn khi ông ta viết bài “suy nghĩ khi nằm trên giường bệnh” và sau nữa là phản ứng tiêu cực với các Tổng biên tập các báo đài qua bài “Thư ngỏ…”, trong đó Lê Hiếu Đằng muốn tỏ ra là người dũng cảm dám tố cáo “tội ác cộng sản”, “đấu tranh cho một xã hội công bằng, dân chủ và tiến bộ”, nhưng Lê Hiếu Đằng đã bộc lộ nhân cách tầm thường như một tên lưu manh. Thật không ngờ, trong bài biện minh gửi cho các Tổng biên tập báo đài, ông hằn học đến sùi bọt mép, sử dụng cả những thứ ngôn từ của đám lưu manh đầu đường xó chợ để “thách thức” dư luận. Thành thực mà nói, đến giờ này, sự tôn trọng tối thiểu dành cho ông có lẽ chỉ là tuổi tác.
Trước đây ông Lê Hiếu Đằng đã từng là người tham gia đấu tranh để góp phần bảo vệ chế độ rồi trở thành cán bộ cao cấp trong nhiều năm, nay lại quay ngoắt 180 độ, phủ nhận sạch trơn những gì ông đã theo đuổi; kêu gào phải thay đổi thể chế, nhưng lại không đưa được ra mô hình nào khả dĩ; ông cũng góp ý nhưng không có tính xây dựng, mà là hoạt động chống phá. Nên có lẽ chính ông ta đang tự biến mình thành con rối cho những kẻ cơ hội giật dây điều khiển. Có lẽ vì thế, “Tẩu vi thượng sách” là lựa chọn cuối cùng, nhưng mong vớt vát lại chút liêm sỉ cuối cùng của Lê Hiếu Đằng.
Vì thế, việc ra khỏi đảng là cái kết cục không thể tránh khỏi.
Sau tuyên bố ra khỏi đảng, Lê Hiếu Đằng lập tức tâm sự với BBC Tiếng Việt. Trong những lời gan ruột, Đằng nêu lý do có quyết định này là vì “Đảng Cộng sản Việt Nam bây giờ không còn như trước (đấu tranh giải phóng dân tộc) mà đang suy thoái biến chất, thực chất chỉ là đảng của những tập đoàn lợi ích, trở thành lực cản cho sự phát triển đất nước, dân tộc, đi ngược lại lợi ích dân tộc, nhân dân“. Và rằng, việc Quốc hội thông qua Hiến pháp sửa đổi “là giọt nước làm tràn ly” khiến Đằng đi đến quyết định thoái Đảng. Khi trả lời BBC, Lê Hiếu Đằng cũng không quên chỉ trích Quốc hội, chỉ trích đảng cộng sản. Đằng nêu lên một loạt lý do, nhưng lý do lớn nhất là do bản Hiến pháp mới “đi ngược lại lòng dân, không dân chủ“.
Trong khi đó, ai cũng biết Hiến pháp mới với 11 chương và 120 điều, có nội dung gần như mới hoàn toàn so với Hiến pháp trước đó. Thống kê sơ bộ, trong Hiến pháp mới chỉ có 9 điều khoản giữ nguyên toàn bộ và 8 điều khoản giữ nguyên về ý từ Hiến pháp 1992. Mức độ sửa đổi, bổ sung nhiều như vậy sẽ có tác động to lớn tới mọi mặt hoạt động của Nhà nước và xã hội trong thời gian tới. Các quy định mới đều tiến bộ, trong đó nổi trội nhất là vấn đề quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân.
Chúng ta hoàn toàn có thể thấy rõ, Chương 2 (trước đây là Chương 5) của Hiến pháp quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Hiến pháp đã cam kết không chỉ một mà là hai lần rằng các quyền con người, quyền công dân không những được Nhà nước công nhận, tôn trọng mà Nhà nước phải bảo vệ và bảo đảm các quyền đó cho người dân (Điều 3, 14). Hiến pháp cũng quy định một nguyên tắc quan trọng rằng quyền cơ bản của người dân chỉ có thể bị giới hạn bởi luật và chỉ trong những trường hợp thật sự cần thiết, bao gồm bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đạo đức xã hội và sức khỏe cộng đồng. Đối với quyền của người dân, luôn có hai vấn đề quan trọng là người dân có phạm vi quyền tới đâu và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước phải thi hành như thế nào.
Nghiên cứu bản Hiến pháp mới, ta có thể thấy chỉ có Quốc hội mới có quyền dùng luật để hạn chế quyền cơ bản của người dân. Các cơ quan nhà nước khác phải có trách nhiệm thi hành luật mà không được tự mình hoặc viện dẫn bất kỳ văn bản pháp luật nào khác để cho rằng người dân chỉ có quyền tới mức độ này hay mức độ khác. Đây là sự khác biệt tích cực của hiến pháp mới so với Hiến pháp 1992 và nó đáp ứng nguyện vọng của đại đa số người dân. Và nếu không nhầm, đây cũng là một nội dung đòi hỏi của các “nhân sĩ trí thức” khi góp ý xây dựng Hiến pháp mới.
Vậy sao ông Lê Hiếu Đằng dám nói là Hiến pháp đi ngược lòng dân, không dân chủ? Dân là ai? Có phải ông định nói đến đám zân chủ Bờ hồ hay đám ba que hải ngoại? Rõ ràng, ông đang cố nói lấy được chỉ vì cái danh dự hão cua rông trước một nhúm lơ phơ những kẻ chống đối nhà nước này. Nói để ông buồn, sẽ không ai tin ông cả đâu.
Ông nói nhân quyền bị vi phạm, vậy ông giải thích thế nào khi bản Hiến pháp lần đầu tiên quy định người dân có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình (Điều 22, Khoản 1). Như vậy, các cơ quan nhà nước muốn thu thập, sử dụng thông tin riêng tư của công dân thì bắt buộc phải căn cứ và viện dẫn những trường hợp ngoại lệ được quy định rõ ràng trong luật; và luật cũng chỉ được quy định ngoại lệ vì những lý do thực sự cần thiết kể trên. Quy định này rõ ràng sẽ làm cho đời sống riêng tư của người dân được bảo vệ tốt hơn. Đó chỉ là ví dụ nhỏ về nhân quyền mà ông Lê Hiếu Đằng đang nói xằng nói bậy.
Người ta cũng có thể thấy, những quy định về quyền con người trong Hiến pháp này là hoàn toàn tương thích với bản Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền. Lấy ví dụ thế này để ông Đằng rõ, Điều 20, Khoản 1 của Hiến pháp quy định rất rõ rằng người dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, sức khỏe và danh dự, không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức xâm hại thân thể, sức khỏe hay danh dự nào khác. Như vậy, cho dù với bất kỳ lý do nào, kể cả trong trường hợp người dân bị bắt để phục vụ điều tra, cơ quan nhà nước cũng không được xâm hại tới thân thể, sức khỏe và danh dự của người dân. Nếu cơ quan nhà nước vi phạm điều này tức là đã vi phạm Hiến pháp và người dân có quyền yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm đồng thời truy cứu trách nhiệm đối với cán bộ và cơ quan vi phạm. Các quyền bất khả xâm phạm nói trên là những quyền cơ bản rất mạnh, chúng nằm ở giá trị cốt lõi của công lý và vì vậy bản thân luật có lẽ cũng không thể đưa ra những hạn chế hợp lý đối với những quyền đó.
Ví dụ khác về quyền bào chữa. Điều 31, Khoản 4 quy định người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa. Như vậy là theo quy định của Hiến pháp, ngay từ khi bị cơ quan nhà nước bắt vì bất kỳ lý do nào thì người dân đã có quyền có luật sư chứ không phải đợi tới khi cơ quan nhà nước cho phép hoặc khi bị truy tố thì mới có quyền này. Có thể nói quy định này cụ thể và tiến bộ hơn nhiều so với Hiến pháp 1992, vốn chỉ quy định người dân có quyền bào chữa khi nào bị xét xử tại tòa án (Điều 132, đoạn 1). Sự tham gia của luật sư ngay từ sớm trong quá trình tố tụng sẽ giúp bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, ngăn ngừa tình trạng ép cung, mớm cung, gián tiếp thúc đẩy các cơ quan tư pháp hoạt động có trách nhiệm hơn và do đó sẽ góp phần tránh được tình trạng người dân bị xử oan, sai. Quyền được có luật sư ngay từ sớm trong quá trình tố tụng cũng sẽ gián tiếp giúp nâng cao và phát huy vai trò tích cực của luật sư trong hệ thống tư pháp và đời sống pháp luật của xã hội.
Với những ví dụ trên, tại sao ông Lê Hiếu Đằng và một số kẻ phá phách lại lu loa rằng bản Hiến pháp này không có gì thay đổi, và rằng đó chỉ là “bình cũ rượu mới“, và đi ngược lại lợi ích của người dân? Lẽ ra, với tư cách là luật sư, ông phải nắm và hiểu rõ về Hiến pháp, nhưng thực tế là ông không hiểu hoặc cố tình không hiểu.
Thật may, là ông đã tự nguyện ra khỏi đảng và vì thế ông tránh được sự kiện bị lót lá chuối tống cổ ra khỏi hàng quân.
Tuyên bố của Lê Hiếu Đằng nhằm đánh bóng tên tuổi, tạo dữ kiện cho đám zân chủ có tí mồi để nhậu đã chính thức đặt dấu chấm hết cho sự tôn trọng cuối cùng mà người dân dành cho ông ta.
Một đảng có đến gần 4 triệu đảng viên, loại bớt đi vài kẻ như Đằng rốt cuộc cũng chả có gì là quan trọng, có chăng là đội ngũ ấy sạch sẽ thơm tho hơn mà thôi.
Vì thế, xin mượn lời một blogger nổi tiếng để nói: Lượn đi cho nước nó trong!
Tin cùng chuyên mục:
Vụ tai nạn thương tâm từ máy bay không người lái: Hồi chuông cảnh báo về an toàn công nghệ
Vụ thợ trang điểm bị lục soát người: Góc nhìn pháp lý và bài học về quyền cá nhân
UNESCO công nhận tín ngưỡng thờ Mẫu và luận điệu sai trái của Nguyễn Xuân Diện
Cà phê phố