CỨ TƯỞNG PHẠM CHÍ DŨNG THẾ NÀO

Người xem: 370

Khoai@

Thực ra, mình đọc nhiều bài của Phạm Chí Dũng, thấy Dũng là người viết sắc lôi cuốn người đọc. Tất nhiên, mình không hoàn toàn đồng ý với những ý tưởng của Dũng, và như đã có lần đề cập, có lẽ Dũng không phải người thích hợp cho làm zân chủ. Mới đây, Phạm Chí Dũng có viết bài về “Dự án vận động: Phong trào dân sự bảo vệ dân sinh môi trường“, và được những người gọi là “nhân sĩ trí thức” đón nhận nồng nhiệt, đặc biệt là trang Bô Shit. 


Thôi thì, đồng chí, đồng hướng, đón nhận bốc thơm nhau là lẽ thường. Nhưng nghiêm túc nhìn nhận lại, thấy gợn lên mấy vấn đề.

Bỏ qua đoạn mào đầu để thanh minh thanh nga với nhau rằng ta đây không muốn nổi tiếng hay có ý đồ cá nhân nào, người ta thấy ý tưởng gây dựng phong trào mà chủ thể, nói cách khác là người lãnh đạo là các “sĩ” dạng như: Lê Thị Công Nhân, Lê Hiền Đức, Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Quang A, Nguyễn Văn Đài. Còn đối tượng vận động là “dân oan” Văn Giang, Trinh Nguyễn, Dương Nội…có vẻ như không ổn.

Có hai câu hỏi đặt ra về người đi vận động và đối tượng vận động.

Vậy các “sĩ” đó có đủ tâm, tầm để lãnh đạo phong trào hay không? Một Lê Thị Công Nhân đầy tai tiếng với nhưng xì căng đan về tình ái và nối tiếng vì chửi bới văn hóa dân tộc, phỉ báng Hồ Chí Minh liệu có thể tập hợp được quần chúng? Một Lê Hiền Đức già nua, cũ kỹ và cực đoan liệu có thể lãnh đạo phong trào zân chủ? Một Nguyễn Tường Thụy bất mãn, hèn mạt, núp váy đàn bà để làm zân chủ liệu có đáng tin? Một anh chàng xăng pha nhớt, nổi tiếng vì ăn theo và khuất tất trong việc lập các quỹ, bớt tiền của “dân oan” như Nguyễn Xuân Diện liệu có thể quy tụ được người dân? Một Nguyễn Quang A hết thời và ảo vọng chuyên núp sau giật dây và luôn không chịu trách nhiệm, liệu có thể là thủ lĩnh? Một Nguyễn Văn Đài với hành trình tù tội vì chống phá lợi ích dân tộc liệu có phải lựa chọn cho vai trò thủ lĩnh phong trào? Tất nhiên rồi, với những khuôn mặt ấy, sẽ không lạ khi không thể cầm cương cho bất kỳ một hoạt động có tính phong trào nào cả.

Một khi, người lãnh đạo không phải là người có bộ mặt sạch sẽ, gương mẫu, được người dân mến mộ, không thực sự vì dân, lại còn lợi dụng dân thì xin lỗi nhé, không thể lãnh đạo được ai hết.

Câu hỏi thứ hai, lực lượng chính của phong trào là những ai? Đây thực sự là câu hỏi khó trả lời cho những ai trót ủng hộ dự án của Phạm Chí Dũng. Trong dự án của mình, Dũng đề xuất là dân oan Văn Giang, Dương Nội, Trịnh Nguyễn…Vậy những dân oan này là ai? 

Xin lấy ví dụ về dân oan Văn giang làm đại diện. Theo các số liệu từ Chính phủ, tỉnh, huyện, xã và mình cũng đã trực tiếp về ăn chực nằm chờ dầm mưa dãi nắng, đúng là chỉ còn 5% người dân là chưa ủng hộ chủ trương của nhà nước. Số này vẫn thường xuyên tập hợp đi theo ngọn cờ của 1 nhóm ở địa phương. Còn đai đa số là những người ủng hộ chủ trương, cách làm của nhà nước.

Thử liệt kê những dân oan nổi tiếng nhé. Nào thì “dân oan” Lê Văn Dũng, Đặng Văn Dật, Đàm Văn Đồng, nào Đỗ Thị Dơi, Phạm Hoành Sơn, Trương Văn Kỉnh, nào Lê Văn Ba, Lê Văn Nga, Vũ Thị Nụ, rõ ràng cụ thể hoành tráng không? Nói thêm, họ chuyên sống bằng nghề khiếu kiện. Nói chuyện với những dân oan này cũng thấy sặc mùi chiến đấu, chửi người, chửi chế độ, chửi cha, chửi mẹ, chửi hàng xóm láng giềng như hát hay. Có đi sâu hơn vào nhóm đứng phía sau, như Lê Thạch Bàn, Lê Văn Chi, Phạm Phú Trù thì mới hiểu hết nhẽ, rằng tại sao cái xã Xuân Quan Văn Giang này mãi vẫn không thể ngóc đầu lâu lên được! Nhóm hảo hán này có 1 điểm chung, đều là những cựu tù! Thế mới tài! Tài hơn nữa, là toàn ăn cắp vặt, chả có Côn Đảo hay Phú Quốc gì cả, lẫm liệt đến thế là cùng. Bóc tách ra làm ví dụ sinh động:

Lê Văn Chi, trước là cán bộ huyện đội bắn đòm, 1958 tham gia đào sông Thái Ninh, sau chuyển xây dựng cống Xuân Quan, công trình đại thủy nông Bắc Hưng Hải. Tranh thủ thuổng tí sắt thép và gỗ lim làm nhà (nhà đó hiện nay vẫn còn), vậy là đi tù.

Lê Thạch Bàn, làm công tác tài chính ở quân đội, tham ô mỳ chính, để đầy nhà, hàng xóm đến chơi nói dối là đạm để tra cho ngô, đêm vẫn bị quân đội cho xít đờ ca về bắt, gãi dái đếm kiến 2 năm.

Phạm Phú Trù, tay này học khá giỏi, học Sư phạm đại học, toàn thuổng xe đạp. Nói thêm, xe đạp hồi đó to lắm, kết cục, bị túm và trói ở sân trường, bêu trước toàn trường, lận lưng mấy tháng tạm giam, sau đó bị đuổi học. Tấm bằng sư phạm vĩnh viễn chỉ là câu nói đầu môi để bịp con trẻ!

Đàm Văn Đồng, thế hệ sinh sau, thuộc dạng “hậu sinh khả úy”, tiếp nối thế hệ đi trước. Cũng chỉ vì những mâu thuẫn với chính quyền, nên Đồng và anh em ruột cũng bị đi tù vì tội lấn chiếm đất công, uýnh cán bộ (hiện nay đất lấn chiếm đó vẫn chưa giải quyết triệt để). …tài thật!

Ra trại, những “tinh hoa” này đều sinh tiêu cực, bất mãn, hết chọc đến ngoáy chỗ này chỗ nọ, đặc biệt là phá rối bầu cử ở địa phương. Mà kể cũng tài, khả năng gọi “hội” của nhóm này rất giỏi, chỉ bằng cách bôi nhọ, nói xấu và gây bè cánh là ok.

Đấy, lực lượng cách mạng mà Phạm Chí Dũng muốn nhờ cậy là như thế đó. Với lực lượng này, liệu có thể làm nên cơm cháo cho nền zân chủ, nhân quyền nước nhà?

Làm dự án, Phạm Chí Dũng đã phạm sai lầm chết người, khi sử dụng “dân oan” chuyên khiếu kiện vì lợi ích đất đai, nói thẳng ra là vì tiền vào mục đích zân chủ và nhân quyền. Việc làm này tất yếu sẽ nhận được câu hỏi: Nhân quyền là cái gì thế? Và rằng nó có phải là cơm áo gạo tiền không? Tất nhiên, các “dân oan” sẽ tự trả lời, zân chủ nhân quyền của Dũng là vấn đề chính trị chứ không phải là tiền đền bù đất đai hay lợi ích vật chất khác và vì thế họ sẽ không quan tâm. Các dân oan này cũng sẽ nhanh chóng đọc ra cái vị của Dũng ngay tắp lự, nghĩa là họ bị Dũng lợi dụng để làm chính trị. 


Một khi, những lợi ích thiết thân của người dân không được thỏa mãn thì tất yếu người vận động chỉ có thể nhận được cái nhìn ghẻ lạnh từ nhân dân mà thôi. Vậy nên, còn xơi họ mới ủng hộ và đi theo. Vậy Phạm Chí Dũng cứ nằm mơ đi nhé. 

Thực tế, do nhiều nguyên nhân, Phạm Chí Dũng không hiểu được rằng, muốn có phong trào tốt, được sự ủng hộ của người dân, và sự đồng thuận của chính quyền thì cần có sự kết hợp hài hòa các lợi ích. Cụ thể là phải kết hợp lợi ích của Nhà nước, với người dân, giữa tập thể với cá nhân, giữa cá nhân này với cá nhân khác. Trong dự án, ông tiến sĩ chỉ chăm chăm giành phần lợi về mình thì còn khuya mới có được phong trào. Phạm Chí Dũng cũng không được quên rằng, trong lúc ông chưa có được phong trào thì nhà nước với hàng trăm tiến sĩ, giáo sư chân chính, với hàng vạn cái đầu đang tìm ra phương cách hữu hiệu để đáp ứng nguyện vọng của người dân đấy. Mà nếu được thỏa mãn, người dân không bao giờ theo các ông đi làm zân chủ đâu.


Phân tích thử mấy điểm như thế để ông Phạm Chí Dũng biết rằng, dự án của ông không mới, nhưng lại lạc hậu và lựa chọn sai cách làm, từ chọn lãnh tụ, chọn đối tượng vận động, đến phương thức tiến hành.


Thiết nghĩ, với tấm bằng tiến sĩ, ông nên quay lại phục vụ đúng chuyên ngành của mình, tôi nghĩ có lợi cho đất nước hơn nhiều.


——————–


Bài của ông Phạm Chí Dũng:


Đọc tại đây: Dự án vận động: Phong trào dân sự bảo vệ dân sinh môi trường.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *