Xã hội dân sự trong chính sách đối ngoại thúc đẩy dân chủ của Mỹ và các nước phương Tây

Người xem: 153

LâmTrực@


Tiếp bài: Xã hội dân sự là cái gì?


Chúng ta đang nói đến XHDS, và entry này nói rõ vì sao Mỹ, phương Tây và các nhà zân chủ Việt Nam lại “khoái” XHDS đến thế. 

Chính sách của Mỹ trong nhiều năm qua luôn xác định 3 trọng tâm chính là kinh tế, an ninh và thúc đẩy dân chủ. Ngoại trưởng Mỹ Colin Powell từng nêu rõ: “Trong thế kỷ 21, nước Mỹ không thể thành công trong mục tiêu của mình là định hình lên một thế giới tự do hơn nếu không có các tổ chức NGO, đó là nguồn cung cấp những hiểu biết sâu sắc có giá trị cho các nhà hoạch định chính sách, giúp xây dựng các “Xã hội dân sự” và tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững. Bộ Ngoại giao Mỹ đã chỉ thị cho tất cả các đại sứ quán trên khắp thế giới phải tiến hành mọi nỗ lực để phối hợp làm việc cùng với các NGO quốc tế và đặc biệt là các NGO bản địa, và đưa những đóng góp do các NGO thực hiện vào trong kế hoạch và chương trình của sứ quán…”.


Thời gian qua mặc dù luôn tuyên truyền XHDS chỉ có mục tiêu giúp tăng cường dân chủ và tính minh bạch, trách nhiệm giải trình của Nhà nước để bảo vệ quyền lợi của dân chúng, XHDS không có mục tiêu giành quyền lực chính trị từ Nhà nước, là đối tác của Nhà nước, không đối lập với Nhà nước… Nhưng trên thực tế, Mỹ và phương Tây luôn triệt để khai thác các hiệu ứng có thể gây ảnh hưởng đến Nhà nước của XHDS vào mục đích chính trị của họ. Một trong các điểm nhấn để tuyên truyền là Mỹ và các nước phương Tây luôn cho rằng XHDS là đối lập với các chế độ “độc tài, toàn trị”, coi các nước có chế độ độc đảng, do dảng Cộng sản, đảng cánh tả lãnh đạo là phi dân chủ và không có XHDS. Thực tế, chiến lược tuyên truyền này đã phần nào đem lại thành công, bởi nó đánh đúng và đánh trúng  tâm lý, cũng như nguyện vọng của những người có tư tưởng chống đối nhà nước.

Nhìn nhận XHDS vừa như một mục tiêu, lại vừa như một phương tiện để đật mục đích, Mỹ và phương Tây tìm mọi cách áp đặt tư tưởng XHDS phương Tây, lợi dụng và tác động vào các tổ chức XHDS ở các nước, biến chúng thành công cụ lật đổ chế độ. 

Thực tiễn các cuộc “cách mạng sắc màu“, “cách mạng mềm“, hay “cách mạng nhung” ở Đông Âu, các nước Trung á (thuộc Liên xô cũ) cho thấy các tổ chức XHDS là nơi mà những người có tư tưởng và hành động chống đối nhà nước, có sự liên kết với nước ngoài tập trung lực lượng, tạo dựng ngọn cờ, cung cấp vật chất để tổ chức xuống đường biểu tình, bạo loạn chính trị. Điều này dẫn đến những hệ lụy chính trị khôn lường bởi áp lực của “cách mạng đường phố”. 

Chính Larry Diamond (Giáo sư Đại học Stanford-Mỹ, đồng Tổng biên tập “Tạp chí Dân chủ”, chuyên gia về XHDS, dân chủ và chuyển đổi) đã không hề giấu diếm khi tuyên bố: “Cuộc vận động “Xã hội dân sự” là một nguồn sức ép cơ bản cho những thay đổi dân chủ. Các công dân thách thức nền độc tài không với tư cách cá nhân, mà với tư cách là thành viên của các phong trào sinh viên, hội nghề nghiệp, tổ chức phụ nữ, công đoàn, các tổ chức nhân quyền, báo chí, các tổ chức dân sinh…“.

Chính vì vậy mà các phong trào cánh hữu phương Tây lại cho rằng XHDS là “con đường tốt nhất để hoạt động chính trị thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh“, hay XHDS là “một xã hội bảo vệ những người cùng tập hợp để thách thức giới cầm quyền“. Có ý kiến còn đề nghị lấy từ “Civil society” (XHDS) thay thế cho từ “Democracy” (Dân chủ) trong các cuộc vận động dân chủ. Điều đó cho thấy vấn đề XHDS rất gần với cuộc vận động dân chủ theo chiến lược của Mỹ và phương Tây, nó gắn chặt với các hội đoàn quần chúng và chi phối một lực lượng to lớn quần chúng nhằm thực hiện các cuộc bạo loạn lật đổ dưới hình thức sử dụng áp lực từ đấu tranh bất bạo động của quần chúng.

Các biến cố chính trị diễn ra trên thế giới trong hơn 3 thập niên vừa qua đã cho thấy vấn đề XHDS đã được Mỹ và phương Tây khai thác, lợi dụng để chi phối, tập hợp quần chúng phục vụ cho mục tiêu đen tối của chúng, nổi lên là những diễn biến ở Đông Âu trong thập niên 80-90 của thế kỷ trước và những cuộc “cách mạng màu sắc” ở các nước SNG thời gian trước. Các nhà nghiên cứu chính trị và cac s chuyên gia bình luận về các sự kiện bất ổn trên thế giới, và ngay trong nước Mỹ đã phải thừa nhận rằng, XHDS có vai trò cực kỳ quan trọng trong các cuộc bạo động làm tan rã, sụp đổ hàng loạt nước XHCN ở Đông Âu và Liên Xô (cũ).

Qua nhiều nguồn tài liệu ở trong và ngoài nước cho thấy các tổ chức XHDS ở Đông Âu và Liên Xô (cũ) hình thành một cách mạnh mẽ và đã bị Mỹ và phương Tây lợi dụng để làm công cụ thực hiện chiến lược lật đổ các thể chế chính trị không tương thích với họ. Chính các chiến lược gia tư sản đã coi sự hình thành và phát triển của XHDS ở các nước cộng sản đang đổi mới như là một “lôgic tự nhiên“. Điển hình là sự hình thành của XHDS ở Đông Âu và Liên Xô trong giai đoạn tiến hành cải tổ, như sự hình thành và phát triển của Công đoàn Đoàn kết ở Ba Lan thập niên 1970-1980, hàng chục ngàn nhóm không chính thức xuất hiện ở Liên Xô sau các chương trình cải cách từ năm 1985 của Goócbachốp, khái niệm XHDS được dùng để mô tả các vận động xã hội tích cực, song sự tồn tại của XHDS tự tổ chức và độc lập ở khối cộng sản đã tác động tiêu cực đến sự tồn tại của các nhà nước XHCN.

Nhiều tài liệu đã chỉ ra XHDS ở Đông Âu trải qua 4 giai đoạn phát triển: (1) Tự vệ – các cá nhân và nhóm độc lập, đấu tranh với nhà nước để bảo vệ quyền tự chủ; (2) Xuất hiện – các nhóm và phong trào độc lập theo đuổi mục tiêu giới hạn trong một không gian công đã được mở rộng; (3) Động viên- các nhóm và phong trào độc lập làm xói mòn tính chính đáng của đảng nhà nước qua các hoạt động tác động chính sách; và (4) Được thể chế hóa- luật hóa các vấn đề bảo đảm tính độc lập cho hoạt động xã hội dân sự, dẫn tới quan hệ giữa nhà nước và xã hội cuối cùng được điều chỉnh bằng các cuộc bầu cử tự do.

Sự xuất hiện của Ủy ban Bảo vệ Công Nhân (KOR) và Công đoàn Đoàn kết ở Ba Lan vào những năm 1980 đã đấu tranh lật đổ chế độ XHCN ở Ba Lan đưa Lech Walensa lên làm Tổng thống. Sự xuất hiện của công đoàn Đoàn Kết ngay lập tức đã được nhiều nhà phân tích coi là hình thức tự tổ chức của “xã hội dân sự” chống lại nhà nước Ba Lan cộng sản. Tiếp đến là Uỷ ban bảo vệ người bị ngược đãi ở Cộng hòa Séc, Nhóm Hiến chương 77 của Vaclav Havel đã giúp Vaslav Havel lên làm Tổng thống Séc. Các tổ chức khác như Phong trào Dân Chủ ngay (Democracy Now) ở Đông Đức; Uỷ ban vì các Quyền Con người, Quỹ Xã hội Nga ủng hộ các tù nhân chính trị và gia đình họ, Nhóm Làm việc để bảo vệ các Quyền lao động, kinh tế và xã hội tại Liên Xô (cũ)… là những tổ chức XHDS điển hình có hoạt động chống lại các nhà nước XHCN ở khu vực này.

Năm 1996, Quỹ quốc gia hỗ trợ dân chủ Mỹ (NED) đã tài trợ cho “Hội vì sự công bằng trong bầu cử và quyền công dân”, một tổ chức XHDS của Bungari và kết quả là Petar Stefanov Stoyanov, một luật sư thân phương Tây, thành viên của Hội này đã trở thành Tổng thống Bungari. Xuất bản ngầm, báo chí độc lập (Samizdat) là công cụ tuyên truyền có hiệu quả mà các tổ chức XHDS và lực lượng chính trị đối lập ở Đông Âu đã sử dụng để tiến hành kích động lôi kéo quần chúng trong các cuộc bạo động chống chính quyền.

Không chỉ ở Đông âu, vấn đề XHDS trong các cuộc “Cách mạng màu” ở các nước SNG cũng như trong âm mưu gây chính biến ở các nước khác cũng có vai trò tương tự.

Ngay sau khi Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu sụp đổ, các tổ chức NGO tác động dân chủ của Mỹ như: Quỹ Soros, NDI, IRI, NED, Freedom House, Quỹ xã hội mở… đã có mặt tại khu vực Trung Á và SNG. Đây là các tổ chức có liên quan đến các cơ quan đặc biệt của Mỹ. Nhiều nguồn tài liệu cho thấy Mỹ, thông qua các NGO tác động dân chủ và các cơ quan đại diện ngoại giao Mỹ tại khu vực này đã ráo riết sử dụng chiêu bài thúc đẩy dân chủ, nhân quyền kết hợp với tăng cường tác động vào các NGO bản địa, hình thành các tổ chức XHDS, tài trợ tiền, triển khai các hoạt động truyền bá hình thái ý thức hệ và giá trị Mỹ, thúc đẩy tự do báo chí và xuất bản ngầm, hình thành các tổ chức chính trị đối lập.

Theo các con số thống kê, từ năm 1995-2005, số lượng NGO ở Đông Âu và Trung Á đã tăng lên gấp 5 lần, gấp 8 lần vào năm 2000, và 2012 con số này tăng lên gấp 12 lần, trong đó số NGO được Mỹ giúp đỡ nhanh chóng vượt qua con số 10.000 vào năm 2005, và 28000 vào năm 2012, và chính các tổ chức này là nhân tố quan trọng trong các cuộc bạo loạn, lật đổ chính phủ ở một số nước mà Mỹ và hương Tây không ưa. 

Quỹ Soros đã thông qua các tổ chức NGO chân rết của mình lập ra các NGO bản địa tại 7 nước SNG (Moldova, Kyrgyzstan, Grudia, Kazaktan, Uzebekistan, Azerbaijan, Armenia), điển hình như Quỹ phục hưng quốc tế, Viện nghiên cứu phát triển xã hội (Ucraina), Trung tâm nghiên cứu chính sách văn hóa, Quỹ thư viện Puskin (Nga), Viện nghiên cứu phát triển xã hội Kyrgyztan… đã tài trợ các hoạt động thúc đẩy dân chủ ở các quốc gia này. Từ tài trợ các phương tiện thông tin độc lập, xuất bản ngầm, trợ giúp doanh nghiệp tư nhân, tài trợ cho Hội học thuật quốc gia Kyrgyztan cấp học bổng đào tạo, thăm quan tại Mỹ… đến các hoạt động huấn luyện bầu cử, kỹ năng tranh luận, tụ tập đám đông, thực chất là đào tạo và trang bị cho lực lượng đối lập để phát động cách mạng màu.

Các nhà quan sát phương Tây cho rằng, quỹ Soros có vai trò chính trong việc hậu thuẫn các cuộc “cách mạng màu” như: Cách mạng Hoa hồng tại Grudia năm 2003, cách mạng Da Cam tại Ucraina-2004, cách mạng hoa Tuy líp tại Kyrgyztan tháng 3/2005. Shevardnadze – cựu Tổng thống Grudia sau khi bị lật đổ bởi lãnh tụ phe đối lập Mikhail Shakasvili, đã tuyên bố: “Có một vị Đại sứ đã nói với tôi Quỹ Soros đã chi từ 2,5 đến 3 triệu USD cho cuộc cách mạng Hoa Hồng”. Tại một cuộc điều trần ở Uỷ ban Đối ngoại hạ viện Mỹ, một Hạ Nghị sỹ Mỹ thuộc đảng Cộng hòa đã không dấu diếm việc “Viện nghiên cứu phát triển xã hội Ucraina” đã phát động cuộc cách mạng Cam, mà bản thân Tổng thống Yutchenko thuộc phe đối lập cũng chính là thành viên ban lãnh đạo Viện này. Mỹ đã chi cho phe đối lập do Yutchenko lãnh đạo 65 triệu USD để tiến hành cách mạng màu tại Ucraina. Cuộc cách mạng “hoa Tuy líp” ở Kyrgyzstan cũng do “Viện nghiên cứu phát triển xã hội Kyrgyzstan” thực hiện.

Mỹ còn thông qua tài trợ cho các tổ chức XHDS để thực hiện âm mưu đảo chính lật đổ chính phủ của Tổng thống thiên tả Hugo Chavez ở Venexuela. Ngày 11/7/2004, Tổng thống Chavez đã công bố bằng chứng về việc NED thông qua Trung tâm thông tin tri thức kinh tế của phe đối lập (một tổ chức XHDS) để ủng hộ lực lượng này soạn thảo kế hoạch chống Chính phủ Venexuela.

Một số chính khách của Mỹ còn nói thẳng ra rằng: “Các NGO Mỹ do Chính phủ Mỹ tài trợ đã làm việc với các đảng phái chính trị đối lập và Xã hội dân sự ở Grudia để giúp họ tăng cường năng lực thiết lập một lực lượng dân chủ thống nhất và có hiệu quả”, đồng thời cho rằng “Kinh nghiệm áp dụng kịch bản tiến hành “cách mạng nhung lụa” ở Grudia như một mô hình cần nhân rộng trên phạm vi toàn thế giới”.

Diễn biến nói trên ở Đông Âu, Liên Xô (cũ) và các nước khu vực Trung á cũng như ở nhiều nơi khác trên thế giới cho thấy vấn đề XHDS và các tổ chức XHDS có vai trò rất lớn dẫn đến việc hình thành lực lượng chính trị đối lập. Các tổ chức XHDS chính là công cụ để làm nên biến cố chính trị dẫn đến sự sụp đổ của các nước XHCN ở Đông Âu, Liên Xô (cũ) và sự thay đổi thể chế các nước SNG theo kịch bản “cách mạng màu” của Mỹ.

Sau biến cố chính trị ở Đông Âu và Liên Xô, trào lưu XHDS phương Tây tràn sang các nước Trung Á, Châu Phi, Châu Á, trở thành một vấn đề thời sự nổi bật trong đời sống chính trị quốc tế. Các nước phương Tây coi XHDS là yếu tố đảm bảo cho sự hình thành và phát triển của xã hội dân chủ. Vì lẽ đó, việc thúc đẩy XHDS theo tiêu chí dân chủ tư sản ở các nước trên thế giới đã trở thành một trọng tâm ưu tiên trong chính sách đối ngoại của nhiều nước, như Mỹ và một số nước Tây Âu, Bắc Mỹ (Thụy Điển, Nauy, Đan Mạch, Anh, Canada).

Còn nữa…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *