Hay đây!
Dương Chí Dũng – Kẻ phá bĩnh ở bước đường cùng
Dương Chí Dũng – Kẻ phá bĩnh ở bước đường cùng
Nhân gian thường nói “con chó bị săn đuổi chạy cuống vào hàng rào mùng tơi. Bí quá nó cắn những cây mùng tơi không thương tiếc, trong tình huống hiểm nghèo ở đường cùng sống chết, nó sẽ quay lại cắn bất kỳ người nào truy đuổi nó”. Nghĩa bóng nói lên những kẻ phạm tội bỏ chạy trước sự truy đuổi của chính nghĩa, đến đường cùng chúng có thể làm ra những điều điên rồ nhất hòng tìm cách thoát thân.
Những ai theo dõi hai phiên tòa xét xử anh em Dương Chí Dũng đều có thể thấy, Dương Chí Dũng rất ung dung, tự tại “làm thơ”, bình thản nhận lời tuyên án khắc nghiệt, bởi Dũng biết mọi việc đến đây chưa kết thúc. Đến phiên tòa xét xử em trai là Dương Tự Trọng là cơ hội để cho Dương Chí Dũng tận dụng triệt để tung hỏa mù, khai theo kiểu “trâu lấm vẩy bùn” cho người khác, bắn các viên đạn càn dở đến những người mà ông ta cho là kẻ thù và kéo Cơ quan điều tra xuống bùn nhằm kéo dài thời gian vụ án và che dấu tội lỗi.
Dương Chí Dũng rất ung dung, tự tại “làm thơ”, bình thản nhận lời tuyên án khắc nghiệt, bởi Dũng biết mọi việc đến đây chưa kết thúc
Khác hẳn với thái độ chối tội như trong phiên tòa ngày 12/12, đằng nào cũng chết, Dương Chí Dũng thay đổi hẳn thái độ, “thành khẩn” khai báo đủ thứ chuyện tày đình. Việc khai các tình tiết đến thăm nhà ông này, ông kia, khai địa chỉ, khai sim rác….. cốt là làm cho người nghe tin vào câu chuyện của Dũng là có thật.
Chúng ta nên rút kinh nghiệm từ vụ PMU18 khi mà kẻ chủ mưu trong vụ án đó cũng “cung khai” ra Tướng Cao Ngọc Oánh – Thủ trưởng cơ quan điều tra – BCA và là người trực tiếp Tổng chỉ huy điều tra vụ PMU18. Tướng Cao Ngọc Oánh là ai chắc người dân Quảng Bình cũng biết rõ vị tướng đức độ và tài năng. Kết quả với cái gọi là “dư luận thiển cẩn” đã làm cho Tướng Oánh tổn hại danh dự quá nhiều, tuy nhiên sau đó vụ án đã được điều tra rõ ràng rằng tất cả chỉ là vu cáo cho Tướng Oánh.
Trở lại vụ án Vinalines, nhiều khả năng ở bước đường cùng, Dương Chí Dũng đã bịa chuyện như thật, tung hỏa mù, chủ động lôi luôn những người đã chỉ đạo điều tra vào cuộc, lấy ngay chuyện tiền nong của hắn (1.6 triệu USD mà hắn ngoan cố “khẳng định” là không có chứng cứ) đổ vấy luôn cho những người trong Ban chuyên án để đánh loãng dư luận nhằm che dấu tội của mình. Hướng sự chú ý của hội đồng xét xử, truyền thông và dư luận vào những người mà ông ta đang thù ghét.
Ngay khi bị bắt ở Campuchia, Dương Chí Dũng đã khai ra việc biếu ông Ngọ 500.000 đô la. Khi đưa Dương Chí Dũng về tới TP Hồ Chí Minh, Dũng vẫn khai như vậy. Nhưng rồi ít ngày sau, Dương Chí Dũng đã viết bản khai lại và xin lỗi ông Ngọ vì đã vu oan cho ông. Nguyên nhân tại sao lại vu oan cho ông Ngọ thì được Dương Chí Dũng nói trong bản khai ấy rằng do hoảng loạn tâm thần và căm tức ông Ngọ về việc chỉ huy quân lùng bắt Dương Chí Dũng ở khắp nơi. (Chẳng hiểu vì sao trước Tòa, khi Dương Chí Dũng khai ra việc này mà Tòa lại không đưa lời khai và lời xin lỗi của Dũng trước đó ra?)
Có 3 điểm mấu chốt có thể đặt nghi vấn khả năng Dương Chí Dũng đã bịa ra chuyện có “người mật báo”, thực tế là chẳng cần ai báo mà chính y cũng có thể dễ dàng “linh cảm” được và chạy trốn:
1. Vụ việc tiêu cực ở Vinalines xảy ra trong lúc Đảng và Nhà nước đang thể hiện quyết tâm xử lý tham nhũng. Vì thế Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Bộ Công an chắc chắn phải chọn lựa ra người không liên quan đến Dương Chí Dũng và đồng bọn, đồng thời phải hội đủ các phẩm chất như đạo đức, trong sạch, mưu trí, bản lĩnh để đứng đầu chuyên án quan trọng này. Việc Dương Chí Dũng khai ông Ngọ nhận tiền ngay tại thời điểm bị bắt đã được báo cáo lên lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Các cơ quan chức năng của Đảng, Bộ Công an… cũng đã vào cuộc, xem xét hết sức cẩn trọng. Và việc ông Ngọ vẫn được Chủ tịch nước phong cấp hàm Thượng tướng là minh chứng rõ nhất cho việc ông không ăn hối lộ của Dương Chí Dũng.
2. Trước khi khởi tố, vụ tiêu cực ở Vinalines vỡ lở được báo chí đăng tải tràn ngập, dư luận cả nước quan tâm rất lớn, bất kỳ người dân nào cũng đều có thể cảm nhận rằng vụ này sẽ bị xử lý, bắt bớ. Là người đứng đầu Vinalines, tên Dũng không thể không cảm nhận được điều này sẽ xảy ra với bản thân mình.
3. Tướng Phạm Quý Ngọ là Trưởng ban chuyên án, được Đảng, Chính phủ và Bộ Công an giao nhiệm vụ tối quan trọng trong vụ án này. Ông là người đề xuất các biện pháp nghiệp vụ đặc biệt để giám sát Dương Chí Dũng, đảm bảo nhất cử nhất động của Dũng đều được biết. Không đời nào ông lại dại dột dùng điện thoại của mình hoặc mượn điện thoại ai đó gọi cho Dương Chí Dũng. Và chính ông là người ký lệnh bắt Dương Chí Dũng, rồi cũng chính ông chỉ huy việc lùng bắt.
Người tinh ý có thể dễ dàng nhận thấy vào thời điểm đầu tháng 2/2012, không phải tự nhiên Dương Chí Dũng thôi giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT Vinalines, được điều động sang giữ chức vụ Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam. Có thể đây là bước đi nhằm tách Dương Chí Dũng ra khỏi Vinalines để dễ bề điều tra. Ngay sau khi Dương Chí Dũng bỏ trốn và bị Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an truy nã thì Dương Tự Trọng đang là Phó giám đốc Công an Hải Phòng. Sau đó vài tháng, lãnh đạo Bộ Công an quyết định điều động Đại tá Dương Tự Trọng lên Hà Nội làm Cục phó Cục Cảnh sát Quản lí Hành chính về Trật tự Xã hội. Có lẽ đây cũng là bước đi tương tự để tách ông Trọng ra khỏi địa bàn để dễ bề điều tra đường dây tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài trái phép. Qua đó, chúng ta có thể thấy sự khôn ngoan, mưu trí, trong sạch và cương quyết làm tới cùng của Ban chuyên án.
Lãnh đạo Bộ Công an đã chủ động, cương quyết chỉ đạo Ban chuyên án điều tra vụ án đến cùng, bộ máy hành pháp đã bắt được Dương Chí Dũng, nên việc Dương Chí Dũng có những hành động bẩn thỉu, vì sự thù hằn và những toan tính hòng gỡ tội, nhắm vào lãnh đạo Bộ Công an là chuyện dễ xảy ra. Thậm chí không dừng lại ở đó, chẳng còn gì để mất, được đà nếu không quật được cơ quan điều tra thì không chừng Dương Chí Dũng còn có thể sẽ khai bừa cả Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Ban phòng chống tham nhũng TW, Ban Nội chính TW hay lãnh đạo cấp cao nào đó làm rối loạn bộ máy nhà nước?
Dương Chí Dũng tung hỏa mù, bắn các viên đạn càn dở đến những người mà ông ta cho là kẻ thù nhằm kéo dài thời gian vụ án và che dấu tội lỗi khi ở bước đường cùng.
Và điều dễ thấy là những hành động của Dương Chí Dũng đã có tác dụng và cũng thể hiện sự “ngây thơ” của giới truyền thông, hàng loạt bài viết giật tít “câu view” được báo chí đăng tải liên quan đến “người mật báo” mà quên hẳn các tội lỗi của anh em nhà họ Dương. Quả là một “tuyệt chiêu” mà Dương Chí Dũng đã sử dụng.
Trước sự ồn ào của truyền thông và dư luận, ngày 8/1, Trung tướng Hoàng Kông Tư, Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã trả lời phỏng vấn về lời khai của Dương Chí Dũng như sau:“Trước đây trong quá trình điều tra, Dương Chí Dũng đã khai báo, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã báo cáo kịp thời lãnh đạo Bộ Công an. Lãnh đạo Bộ Công an đã chỉ đạo Cơ quan An ninh điều tra báo cáo với cấp có thẩm quyền và khẩn trương điều tra, xác minh theo quy định của pháp luật. Kết quả điều tra, xác minh đến nay xác định không có cuộc gọi trao đổi trong các list điện thoại như Dương Chí Dũng khai báo và bản thân Dương Chí Dũng cũng đã nhiều lần thay đổi lời khai trước Cơ quan An ninh điều tra“. Qua thông tin này cũng nói lên một phần rằng Dương Chí Dũng là kẻ không vừa, luôn thay đổi lời khai, quanh co, ngoan cố và thiếu thành khẩn.
Chắc chắn trước những chiêu trò phá bĩnh của Dương Chí Dũng trước tòa, Bộ Công an sẽ chỉ đạo Cơ quan An ninh điều tra phối hợp chặt chẽ với Viện kiểm sát, Tòa án và các cơ quan chức năng khẩn trương điều tra, xác minh, làm rõ để xử lý theo quy định của pháp luật, bảo đảm không bỏ lọt tội phạm, không để oan sai, theo đúng khẩu hiệu hành động “Chủ động, kỷ cương, trách nhiệm, hiệu quả” trong vụ án đầy khó khăn, thách thức.
Qua chuyện này càng thấy lãnh đạo Bộ Công an là tập hợp những con người trong sạch. Việc tên tội phạm vì động cơ đê hèn trả thù mà tố cáo chỉ càng chứng minh Ban chuyên án đã làm việc hết mình, hiệu quả. Tướng Ngọ và ban chuyên án là những người có công lớn trong việc đưa vụ việc này ra ánh sáng, vậy mà chưa được hưởng công lao thì vì một lời khai càn dở của kẻ tử tù chưa biết đúng sai, tướng Ngọ đã phải chịu tổn hại danh dự trước dư luận quá nhiều, vậy công bằng ở đâu?
Trong vụ này liệu có bàn tay của ai đó nhúng vào, mớm cung cho Dương Chí Dũng nhằm hạ uy tín của Bộ Công an và Chính phủ là những cơ quan quyết tâm làm rõ vụ án?
Trong các vụ trọng án, đặc biệt là các án tham nhũng có sự đan xen các mối quan hệ phức tạp, chuyện thị phi là khó tránh khỏi, chuyện bị cáo ra Tòa khai theo kiểu “trâu lấm vẩy bùn” cho người khác là không hiếm, nhưng nếu trong môi trường ấy, hoàn cảnh ấy mà những người lãnh đạo, chỉ đạo vụ án vẫn giữ được trong sạch, bình tĩnh, mưu trí, thì đó mới thật sự là điều tuyệt vời của những vị Tướng trong lòng dân.
Bạn đọc Chân Chính
Tin cùng chuyên mục:
Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan trả lời chất vấn bốn nhóm vấn đề nóng
Sự thật về công tác phòng chống buôn người ở Việt Nam và những luận điệu xuyên tạc của BPSOS
Bê bối của văn nghệ sĩ với “Mai Thúy”: Bài học về trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp
Cảnh giác trước luận điệu của phản động lưu vong: Bài học từ vụ việc Trần Khắc Đức