Cần tổ chức hội thảo quốc tế về trận hải chiến Hoàng Sa

Người xem: 153

Vào ngày 19.1.1974, Trung Quốc đã bất ngờ tấn công và chiếm giữ Hoàng Sa. Ngày 17.1, Báo Một Thế Giới đã có cuộc phỏng vấn Giáo sư Carl Thayer (Học viện Quốc phòng Úc) về công cuộc bảo vệ chủ quyển của Việt Nam đối với Hoàng Sa. 
 
Theo ông Việt Nam cần làm gì để tiếp tục đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng gây hấn? Liệu các hành động cứng rắn có phù hợp hay không? Tại sao?
 
Việt Nam hiện có 3 lựa chọn liên quan tới tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa: 
 
(1) Chấp nhận hiện thực rằng Trung Quốc đã chiếm giữ và quản lý Hoàng Sa 
(2) Cần tiếp tục khẳng định tuyên bố chủ quyền thông qua các biện pháp chính trị và ngoại giao
(3) Có thể cố gắng “giành lại” Hoàng Sa bằng lực lượng quân sự.
 
Trong đó, tôi cho rằng lựa chọn (2) là khả thi nhất trong bối cảnh hiện tại. Để có thể duy trì tuyên bố chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa, Việt Nam cần phải phản đối tất cả hành động tăng cường yêu sách chủ quyền của Trung Quốc.
 
Ví dụ trường hợp chính quyền tỉnh Hải Nam áp đặt các quy định đánh cá mới có hiệu lực từ 1.1.2014, nếu Việt Nam không phản đối hành động này, nó sẽ được xem như là sự thụ đắc của Trung Quốc trong luật quốc tế.
 
Xung đột tuyên bố chủ quyền chỉ có thể được giải quyết bằng luật pháp quốc tế khi cả hai quốc gia đều đồng ý. Và Trung Quốc sẽ không thảo luận về tranh chấp Hoàng Sa với Việt Nam vì Trung Quốc càng chiếm giữ Hoàng Sa lâu bao nhiêu, thì ưu thế của Trung Quốc càng lớn hơn bấy nhiêu.
 
Nhưng nếu Việt Nam kiên trì khẳng định các tuyên bố chủ quyền, thì có thể (dù không chắc chắn) Trung Quốc sẽ thảo luận vấn đề Hoàng Sa với Việt Nam vào một thời điểm nào đó trong tương lai. Trong trường hợp này, dù chỉ là tranh chấp song phương, nhưng vẫn có khả năng hai bên đồng ý nhờ đến bên thứ ba làm trọng tài, ví dụ như Tòa án Công lý quốc tế.
 
Vì sự bất đối xứng trong quyền lực kinh tế và quân sự nên Việt Nam sẽ khó có thể hy vọng giành lại Hoàng Sa bằng sức mạnh quân sự. 
 
Ảnh: Giáo sư Carl Thayer – Học viện Quốc phòng Úc. 
 
Việt Nam cần xây dựng những mục tiêu dài hạn nào trong kế hoạch bảo vệ chủ quyền đối với Hoàng Sa? Mục tiêu khả thi nhất là gì? Ví dụ như cho cả thế giới biết về sự đấu tranh không ngừng nghỉ của Việt Nam và Trung Quốc đã chiếm giữ Hoàng Sa bất hợp pháp?
 
Việt Nam và Trung Quốc nên chân thành thực hiện Hướng dẫn về các nguyên tắc cơ bản trong việc giải quyết các tranh chấp hàng hải. Việt Nam nên duy trì tuyên bố chủ quyền đối với Hoàng Sa thông qua các biện pháp chính trị và ngoại giao.
 
Đồng thời, hai bên nên ký kết thỏa thuận hợp tác đánh cá để ngư dân Việt Nam có thể đánh bắt tại vùng biển xung quanh Hoàng Sa, mà không làm phương hại đến các tuyên bố chủ quyền.
 
Việt Nam nên sử dụng các biện pháp ngoại giao để kêu gọi Trung Quốc đồng ý thảo luận về bất cứ hành động quản lý nào mà Trung quốc muốn đưa ra và tác động của nó tới quan hệ với Việt Nam. 
 
Theo ông, chính phủ Việt Nam nên kết nối với giới học giả như thế nào để tăng cường năng lực đấu tranh bảo vệ chủ quyền tại Hoàng Sa?
 
Chính phủ Việt Nam đang tài trợ cho 5 hội thảo khoa học quốc tế về biển Đông cho các học giả trong và ngoài nước. Như hội nghị do Đại học Phạm Văn Đồng tổ chức vào năm ngoái đã đưa ra các thông tin rất quan trọng về Đội Hoàng Sa và các học giả nước ngoài cũng được đưa tới đảo Lý Sơn.
 
Tôi đề nghị nên tiếp tục tổ chức các hội nghị như vậy và mỗi hội thảo nên có ảnh hưởng cụ thể và riêng biệt để xác định các vấn đề cốt lõi trong tuyên bố chủ quyền của Việt Nam. Năm nay Đại học Tôn Đức Thắng tại TP.HCM cũng sẽ tổ chức một hội nghị quốc tế về biển Đông.
 
Thêm vào đó, Việt Nam cũng đã tổ chức rất nhiều hội thảo và hội nghị chuyên đề với các học giả trong nước. Có lẽ bây giờ là thời điểm tốt nhất để tổ chức một chuỗi các hội thảo trong nước dành cho học giả Việt Nam ở trong và ngoài nước, cụ thể là những người có hiểu biết về chính quyền Sài Gòn cũ.
 
Việt Nam cũng nên xem xét việc tổ chức một buổi hội thảo cho các nhà sử học của Việt Nam và Trung Quốc để nhìn nhận lại trận chiến Hoàng Sa năm 1974.
 
Tất cả tham luận và nghiên cứu trong các hội thảo và hội nghị này nên được công bố cho công chúng. Có thể thông qua internet, DVD hoặc là sách. Hiện tại điều này vẫn đang được làm tốt và nên tiếp tục công bố thêm các nghiên cứu chuyên ngành.
 
Để có thể thành công thì cần xây dựng một kế hoạch nghiên cứu dài hạn để xem xét tất cả các vấn đề cốt lõi một cách có hệ thống.
 
Liệu Việt Nam có thể kỳ vọng vào sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế hay không? Tại sao? Những quốc gia nào có thể sẵn sàng giúp đỡ Việt Nam?
 
Sau khi tham gia vào ASEAN, Việt Nam cũng đã tham gia vào quá trình thảo luận kéo dài và không thành công giữa Trung Quốc và ASEAN về một Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC).
 
Trên thực tế, vào đầu những năm 2000, cả Trung Quốc và ASEAN đều đã trao đổi bạn dự thảo COC và một nhóm làm việc đã được lập ra để hợp nhất hai bản thảo này. Nhiều bất đồng đã nảy sinh và không thể giải quyết, dẫn tới sự chấp nhận “Tuyên bố về ứng xử của các bên trên biển Đông” (DOC) thay cho C0C vào tháng 11.2002. 

Tôi đánh giá là cộng đồng quốc tế sẽ muốn thấy tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa được giải quyết hòa bình theo luật pháp quốc tế, mà không có sự ép buộc hay đe dọa sử dụng vũ lực.

Một trong những lý do chính trong tranh chấp là phạm vi địa lý của COC. Việt Nam muốn nó bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa, nhưng Trung Quốc từ chối. Và rõ ràng là tất cả các nước ASEAN khác đều coi tuyên bố của Việt Nam đối với Hoàng Sa là vấn đề song phương với Trung Quốc.
 
Vì vậy, tôi đánh giá là cộng đồng quốc tế sẽ muốn thấy tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa được giải quyết hòa bình theo luật pháp quốc tế, mà không có sự ép buộc hay đe dọa sử dụng vũ lực.
 
Đồng thời, theo luật pháp quốc tế, nếu có tranh chấp chủ quyền đối với lãnh thổ, các bên liên quan tới tranh chấp không được phép thực hiện các hành động đơn phương và phải hợp tác với các bên khác.
 
Trung Quốc dường như “cố ý” không nhận ra rằng họ đang có tranh chấp chủ quyền với Việt Nam về Hoàng Sa. Vì vậy sẽ rất khó, nếu không muốn nói là không thể, để các quốc gia khu vực tham gia trực tiếp.
 
Nếu lấy ví dụ về phản ứng quốc tế đối với sự ban hành luật đánh cá mới trên biển Đông bởi chính quyền tỉnh Hải Nam, chúng ta có thể thấy chỉ có Philippines, vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản và Mỹ là phản đối.
 
Đây là một chỉ dấu cho thấy 8 quốc gia thành viên khác của ASEAN, dù không đồng ý với hành động của Trung Quốc, nhưng cũng không muốn tham gia vào. Hầu hết các quốc gia này đều lo ngại sẽ chọc giận Trung Quốc. Vì vậy, không có quốc gia nào trong đó có thể sẵn sàng cung cấp nguồn lực và hỗ trợ cho Việt Nam.
 
Vũ Thành Công (thực hiện)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *