Trong bảng chữ cái Việt Nam, tôi khoái nhất chữ L.
Để tránh bị hiểu… đúng khi tôi nói vậy, xin lý giải bằng năm dấu nhấn sau đây.
1- Có một anh chàng trình độ cờ quạt kém nhưng đam mê môn này, hay trốn việc nhà đi chơi, gặp ai cũng khiêu chiến nhưng thường thua be bét.
Một lần đi chơi cờ về bà vợ hỏi: Anh chơi với ai?. Anh đáp: chơi với thằng Tèo. Vợ hỏi tèo chơi có khá không anh nói nó thì chơi bời ra cái gì mà hỏi. Vợ biết tính chồng, gặng hỏi tiếp về kết quả thì anh ta đành phải nói rằng:
– Anh chơi ba ván. Một ván nó không thua. Một ván anh không thắng. Một ván anh xin hòa, nó không cho.
Chị vợ cười mỉm, biết chồng mình tài hèn đến đâu.
Tôi rất thích câu chuyện này nhưng thích nhất là cái “hậu” của nó. Chị vợ nghe xong, không buồn nhiều về kết quả ba ván cờ của chồng mà sẽ rất buồn vì phải chung sống với một tay luôn biết LẬP LỜ, LẨN LƯỢN, LÈO LÁCH, LẤP LIẾM, LẬP LỜ. Thua thì nói huỵch toẹt ra là thua, nói vòng vo gì thì ai cũng biết anh không thắng, anh xin hòa người ta không cho, thua trắng, rách việc!.
2- Cách nay dăm năm, khi nói đến chất lượng một số tổ chức, hay có cách đánh giá “Một bộ phận không nhỏ” thoái hóa, biến chất.
Kiểu L này không giúp người dân, người nghe nhẹ lòng mà người ta hiểu ngay tút xuỵt là một bộ phận lớn.
3- Một số vụ án mạng xảy ra khi người dân bị lưu giữ ở nơi công quyền, khi mục sở thị rồi, tòa kếu án kẻ thủ ác rồi nhưng vẫn L một cái bằng cụm từ “làm chết người” chứ không phải giết người.
4- Đến hôm nay, vụ báo chí L cái tên ông Thứ Trưởng Phạm Quý Ngọ, chỉ dám đề “Một cán bộ cao cấp bộ CA “ hoặc “Một Thứ trưởng bộ CA”, hoặc “Ông anh ở bộ CA” xem ra có vấn đề.
Hình như ai đó (nếu có) tham gia vào vụ nắn dòng này hoặc TBT các báo tự “điều chỉnh” bằng kiểu L này không… khôn ngoan.
Một là trên báo mạng, chính báo của các vị đã nêu đích danh rồi, giờ muốn L cũng không L được đâu, thời nay ông già an mày ở miền tây còn biết xài “Ai phôn” gì đó thì L làm sao được.
Còn nếu nói thẳng, cũng chỉ là nêu thông tin thật ghi nhận tại Tòa không có sai phạm gì ( như báo Phụ Nữ TP HCM).
Nếu nói thẳng những người dân đọc báo, sẽ hiểu rằng một ông Phạm Quý Ngọ cụ thể đang bị nghi vấn, có thể đúng có thể sai với lời khai của Dương Chí Dũng nhưng kiểu nói “Một cán bộ cao cấp” là vô tình gieo một sức ép kinh khủng lên uy tín của các đồng chí cán bộ cao cấp khác của Bộ CA, người xem sẽ bị dẫn lối vào sự bán tín bán nghi, đồn đoán tung tung, ảnh hưởng đến tập thể lãnh đạo Bộ.
Không hoan hô L, hoan hô Phụ Nữ TP HCM!.
Trong trường hợp này, để an toàn cho bản báo, chỉ cần học cách của Truyền thông phương tây, ghi thêm rằng “Nguyên văn lời khai của Dương Chí Dũng là…” là xong.
Chiều nay giao ban vất vả đây, nhất là anh “Phụ nữ”.
Nguồn: PhuocBeo
Tin cùng chuyên mục:
Bê bối của văn nghệ sĩ với “Mai Thúy”: Bài học về trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp
Cảnh giác trước luận điệu của phản động lưu vong: Bài học từ vụ việc Trần Khắc Đức
Nhiều đối tượng nghiện ma túy bị lợi dụng để gây rối
Phản hồi chính thức của Mátxcơva, Kiev, NATO về kế hoạch của Trump nhằm chấm dứt xung đột ở Ukraina