Cuteo@
Đọc bài “Bộ đội Trường Sa khó cắt tóc 3 phân vì… thiếu tông đơ” đăng trên Thanh Niên chiều nay mà thấy buồn kinh người.
Trước hết chấp hành điều lệnh quân đội nhân dân là bổn phận của mỗi chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam. Và lâu nay, khi chưa có quy định của Bộ quốc phòng về cắt tóc 3 phân thì bộ đội vẫn cắt theo quy định cũ. Khi đã có quy định mới, thì lẽ đương nhiên phải chấp hành quy định mới. Nếu để thiếu cái tông đơ cắt tóc thì phải nghiêm túc xem xét lại người cán bộ chỉ huy, nhất là người chỉ huy phụ trách hậu cần.
Việc báo nêu, bộ đội chỉ nhận được 1 cái kéo, mà là loại kéo chỉ cắt được giấy có thể là thông tin chính xác. Trường hợp này, dứt khoát phải xem xét lại vấn đề công tác hậu cần.
Việc báo nêu, bộ đội chỉ nhận được 1 cái kéo, mà là loại kéo chỉ cắt được giấy có thể là thông tin chính xác. Trường hợp này, dứt khoát phải xem xét lại vấn đề công tác hậu cần.
Thực tế thì vấn đề “Tông đơ” hoàn toàn không có gì khó khăn như báo đăng, bởi lẽ quân đội đã có quy định mới, thì tất phải lo những điều kiện đảm bảo. Việc kêu ca là không có cơ sở và rất không nên, nhất là về mặt văn hóa.
Quân đội ta, đến máy bay, tàu ngầm, hay tên lửa còn trang bị được thì xá gì vài cái tông đơ, phải không các bạn?
Không phải bây giờ, mà đã từ lâu, đảng, nhà nước và nhân dân cả nước luôn quan tâm hướng về bộ đội Trường Sa. Sự quan tâm ấy không chỉ được tính bằng tính cảm hay tấm lòng mà nó còn được vật chất hóa dưới nhiều thức. Thiết nghĩ, tiền bạc ủng hộ bộ đội Trường Sa lâu nay mà không bỏ ra một chút để mua 100 cái tông đơ?
Việc kêu ca thiếu tông đơ cắt tóc thể hiện sự thiếu tự chủ, hay tự lập của người chỉ huy. Tư duy phụ thuộc như vậy rất không nên tồn tại trong điều kiện hiện nay.
Việc kêu ca thiếu tông đơ cắt tóc thể hiện sự thiếu tự chủ, hay tự lập của người chỉ huy. Tư duy phụ thuộc như vậy rất không nên tồn tại trong điều kiện hiện nay.
Nhân đây cũng nói luôn, chia sẻ cái khó khăn với bộ đôi Trường Sa là điều rất nên làm, và chúng ta vẫn đang làm. Nhưng, các tổ chức hay cá nhân có các hoạt động ủng hộ cũng nên xem lại cách làm của mình. Rất không nên ủng hộ bằng quạt máy, ti vi hay các đồ khác tương tự vì các anh bộ đội đã có quá nhiều. Hãy nên ủng hộ bằng tiền mặt, nhưng với mục đích là làm sao tăng cường sức mạnh quân sự của chúng ta chứ không phải ủng hộ để rồi chia chác cho từng các nhân, để rồi đến cái tông đơ cũng phải kêu.
Tiện thể cũng nói luôn, người chỉ huy bộ đội Trường Sa có thể kêu về vũ khí, đạn dược, quân trang, điều kiện ăn ở của bộ đội nhưng rất không nên kêu “thiếu tông đơ” như thế này.
Tôi viết entry này, có thể sẽ gây phản ứng từ một số người, nhưng không sao, bởi tôi viết với mục đích xây dựng. Tôi cũng đặc biệt tôn trọng các ý kiến trái chiều.
Mời các bạn đọc bài đăng trên báo Thanh Niên:
(TNO) Ngày 27.3, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ký ban hành Chỉ thị số 74/CT-BQP về Quy định cắt tóc ba phân đối với nam hạ sĩ quan, chiến sĩ và nam học viên chưa phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp. Thời gian thực hiện từ ngày 1.4.
Bộ đội Trường Sa cắt tóc bằng kéo – Ảnh: Diễn đàn Otofun
Tuy nhiên, đối với nhiều điểm đóng quân tại quần đảo Trường Sa thuộc Lữ đoàn 146 (Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân), việc triển khai thực hiện cắt tóc ba phân đang gặp nhiều khó khăn do… thiếu tông đơ, đặc biệt ở các đảo cấp 1 – 2 có nhiều hạ sĩ quan, chiến sĩ.
Trung tá Lương Xuân Giáp, Chính trị viên đảo Trường Sa, cho biết: Quân số trên đảo đông, dàn trải ở các cụm chiến đấu và đầu mối trực thuộc, nên việc cắt tóc ba phân bằng kéo tốn rất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến việc thực hiện chế độ trong ngày của chiến sĩ.
Tại đảo Sinh Tồn Đông, đại úy Vũ Đức Vinh, Chính trị viên phó, kể: “Hiện tại, việc cắt tóc cho bộ đội chỉ dựa vào một cây kéo cắt tóc riêng của cán bộ, mới mang từ đất liền ra trong chuyến thay quân tháng 1 vừa qua!” và cho biết: Mỗi năm, bộ phận Hậu cần cấp phát một chiếc kéo cho năm cán bộ chiến sĩ. Tuy nhiên, loại kéo này chỉ cắt được… giấy.
Trung úy Bùi Công Hưng, đảo Thuyền Chài A, thành thực: Không thể nói là cắt tóc mà phải gọi là… gọt đầu, bởi trước khi cắt phải mất thời gian mài kéo theo kiểu thủ công.
Đề cập đến việc cắp tóc ba phân cho bộ đội, thiếu tá Ngô Chí Thực, Chỉ huy trưởng đảo Trường Sa Đông, cho rằng: Hạ sĩ quan, chiến sĩ để tóc ba phân là rất tiện dụng đối với các đơn vị đóng quân ngoài đảo. Hiện tại các đảo đều có điện, nếu thay đổi phương thức cắt bằng kéo sang tông đơ điện, thì vừa nhanh gọn đỡ mất thời gian vừa đảm bảo thẩm mỹ…
Được biết, giá mỗi tông đơ cắt tóc chạy bằng điện hiện nay trị giá khoảng 250 – 400.000 đồng và các đơn vị ở Trường Sa chỉ có thể mua sắm cá nhân ngay từ trong bờ. Trong chuyến công tác tại quần đảo Trường Sa tới đây, Báo Thanh Niên sẽ tặng tông đơ cắt tóc bằng điện cùng các dụng cụ khác cho một số điểm đóng quân tại Trường Sa.
Mai Thanh Hải
Tin cùng chuyên mục:
Cảnh giác trước luận điệu của phản động lưu vong: Bài học từ vụ việc Trần Khắc Đức
Nhiều đối tượng nghiện ma túy bị lợi dụng để gây rối
Phản hồi chính thức của Mátxcơva, Kiev, NATO về kế hoạch của Trump nhằm chấm dứt xung đột ở Ukraina
Nâng cao ý thức, văn hoá giao thông