Bài chép của Fb Hồ Ngọc Thắng
Từ Việt Nam, một người bạn hỏi tôi, anh nghĩ gì về phát biểu của ông Mạc Văn Trang (xem ảnh chụp trang FB). Tất nhiên là tôi không đồng tình.
Nhưng trước khi phê phán ông MVT, người ta nên biết, liệu ông ta có quan hệ họ hàng mật thiết với NLT hay không? Bởi vì theo đạo lý lâu đời của người VN, khi người trong gia đình gặp nạn, đặc biệt là ai đó rơi vào vòng lao lý, nên tìm cách hỗ trợ. Nhưng có một ranh giới nhất định, chỉ được phép đưa ra bằng chứng để chứng minh vô tôi hoặc làm giảm nhẹ tội lỗi và từ đó giảm xuống hình phạt.
Điều đáng lên án là việc đưa ra những phát biểu hay hành động có tính chất hùa theo. Ở một chừng mực nào, người hùa theo bị coi là một kẻ đồng lõa.
Xét về mặt ngôn từ, phát biểu của ông MVT rõ ràng là một câu chửi đổng. Xét về mặt tâm lý học, người đọc cảm nhận được rằng trong lòng ông ta đang hun đúc một nỗi bực tức, vì thế nên thích chửi, kiếm cớ để chửi.
Về phương diện trí tuệ, ông MVT cũng biểu hiện sư non kém. Bởi vì một người TỬ TẾ không bao giờ ghét chế độ. Theo quan niệm của người Việt Nam, tử tế là tỏ ra có lòng tốt trong đối xử với người khác và với đất nước. Theo tôi, người tử tế trước tiên phải thông cảm cho chế độ trước những khó khăn, bất cập và cương quyết đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu.
Liệu NLT xấu hay tốt, chúng ta nên để quan tòa phán quyết. Việc ông nhấn mạng đến chi tiết „xử kín“ cho thấy ông không có kiến thức pháp lý. Chỉ bọn ít học hoặc vô học mới công kích tư pháp Việt Nam bằng cách chọc ngoáy vào điểm này. Bởi vì ở các quốc gia ở phương Tây, vị thẩm phán với tư cách là chủ tọa phiên tòa có thể cho xử kín theo quy định được ghi trong Bộ luật tố tụng hình sự.
Bất chấp học vấn và nghề nghiệp, địa vị xã hội, cách hành xử để người khác nói, già mà dại là điều đáng xấu hổ. Khi cao tuổi mà bị người đời kinh thường vì lời ăn tiếng nói thì đó là một điều vô cùng nhục nhã.
Tin cùng chuyên mục:
Vụ tai nạn thương tâm từ máy bay không người lái: Hồi chuông cảnh báo về an toàn công nghệ
Vụ thợ trang điểm bị lục soát người: Góc nhìn pháp lý và bài học về quyền cá nhân
UNESCO công nhận tín ngưỡng thờ Mẫu và luận điệu sai trái của Nguyễn Xuân Diện
Cà phê phố