Khoai@
Hôm qua 14/4/2023, anh nhà văn kiêm nhà dzân chủ Nguyễn Đình Bổn viết status về việc trùng tu ngôi biệt thự Pháp cổ ở 49 Trần Hưng Đạo, Hà Nội, với tựa đề “Diện mạo biệt thự Pháp cổ ở Hà Nội được chi hơn 14 tỉ để bảo tồn” nhằm khơi mào cho dư luận đặt dấu hỏi hoài nghi về con số 14,7 tỉ đồng trùng tu cho căn biệt thự Pháp cổ rộng 990 m2 và đi đến kết luận:
“Tôi không bao giờ tin các chuyên gia Pháp vùng Ile-de-France lại có con mắt “mỹ thuật” xanh đỏ tím vàng như vầy!”.
Dĩ nhiên, đám con nhang đệ tử của anh lấy làm đắc chí và ra rả nói kháy chính quyền Hà Nội.
Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Đình Bổn chỉ trích 1 đoạn của báo Thanh Niên, cũng không ngẫu nhiên mà Bổn nêu con số 14.7 tỉ đồng cho trùng tu căn biệt thự cùng với việc nói rằng, “đã hoàn thành tu bổ toàn bộ kiến trúc bên ngoài”. Tất cả những điều đó là để ám chỉ việc trùng tu đó là quá đắt nếu như chỉ là sơn xanh đỏ tím vàng.
Có lẽ về sự cần thiết phải trung tu các biệt thự Pháp cổ hay chuyện đắt hay rẻ tôi sẽ không bàn ở đây, vấn đề này nên để cho các nhà chuyên môn và cơ quan quản lý giải thích. Tôi chỉ bàn đến khía cạnh màu mè xanh đỏ, tím vàng như nhà dzân chủ Nguyễn Đình Bổn hoài nghi.
Theo như anh Nguyễn Đình Bổn đặt vấn đề thì có lẽ anh chỉ quen với những biệt thự Pháp cổ có màu chủ đạo là màu vàng, thậm chí là còn rêu mốc. Nếu thế, tôi thực sự thất vọng về trình độ nhận thức mỹ thuật của anh.
Thực tế, các biệt thự Pháp cổ tại Hà Nội hay đâu đó trên lãnh thổ Việt Nam đều có màu chủ đạo là màu vàng và màu nâu đỏ. Anh Nguyễn Đình Bổn có thể tìm kiếm trên Google hình ảnh hoặc vào tổng kho ảnh của nhà sưu tầm Nguyễn Mạnh Hải để thấy đó là sự thật. dưới đây là vài ví dụ:
Anh Nguyễn Đình Bổn là nhà văn thì hẳn nhiên anh phảo biết đến ngôi biệt thự Pháp cổ tại địa chỉ 26 Lê Lợi TP Huế. Biệt thự này nguyên là trụ sở của Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế. Vào năm ngoái, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu UBND TP Huế nghiên cứu phương án di dời ngôi biệt thự Pháp cổ tại địa chỉ 26 Lê Lợi, sang vị trí đối diện để bảo tồn công trình kiến trúc đặc sắc xanh đỏ tím vàng này. Mời anh đọc bài trên tờ Tổ Quốc có tựa “Diện mạo căn biệt thự Pháp cổ, nơi được tính phương án thuê “thần đèn” để di dời” của tác giả Lê Chung đăng ngày 14/3/2022 để biết chi tiết. Dưới đây là vài hình ảnh về biệt thự xanh đỏ tím vàng:
Trở lại với căn biệt thự Pháp cổ ở 49 Trần Hưng Đạo, Hà Nội, những ai sống trên 30 năm ở quanh đây đều biết, màu trung tu chính là màu nguyên bản của căn biệt thự này. Trong bài “Nhiều ý kiến về màu sơn biệt thự Pháp cổ ở Hà Nội” phát trên VTV1 tối qua, người dân sống sát căn biệt thự trên (anh Lê Ngọc Thắng) khẳng định: “Như thế này là về hiện trạng cũ ban đầu, từ thời 30 năm anh về nó chưa đổ nát thì nó như thế này. Màu như này, cửa như này. Tất cả đều như này”.
Kiến trúc sư Trần Huy Ánh cho biết, kế hoạch trùng tu, lựa chọn chất liệu, màu vôi đều đã được các tác giả và nhà kỹ thuật nghiên cứu công phu. Màu đỏ và vàng là màu sắc chủ đạo của các ngôi nhà Hà Nội trước những năm 70. Với màu đỏ có nguồn gốc từ khoáng chất tự nhiên, đất pouzelan từ những vùng trung du, nghiền sấy, phơi khô để ra màu đỏ. Ông Ánh nói: “Đây là công trình người Pháp đem đến, mẫu mã, hình thức từ châu Âu. Nguyên gốc gồm xây gạch và đá. Ở Hà Nội, người ta dùng gỗ vôi và kẻ những viên gạch, dùng màu đỏ này để mô phỏng màu đỏ của gạch, không trát. Đây là mô phỏng và chúng ta có cảm giác tương tự”.
Về màu sắc sơn mới, KTS Trần Huy Ánh giải thích, do mới sơn và thời tiết ẩm những ngày qua khiến vôi cũng đậm màu hơn. “Chỉ cần nắng chiếu tương quan ánh sáng ngoài công trình đã khác đi. Các phản ứng hóa chất sẽ làm màu sơn nhạt đi chút ít và cây xanh vào nữa, màu sắc tương phản đều có dụng ý, tất cả đều có dụng ý kiến trúc”, Kiến trúc sư Huy Ánh cho biết thêm.
Có lẽ sự khẳng định của người dân sống lâu bên cạnh căn biệt thự này và ý kiến của KTS Trần Huy Ánh đã nói lên tất cả. Theo tôi, anh Nguyễn Đình Bổn nên ngẫm lại câu mà các cụ nhà ta thường dạy: “Không biết, dựa cột mà nghe”, hiểu nôm na là không biết, chưa biết thì đừng bi bô.
Tin cùng chuyên mục:
Vụ tai nạn thương tâm từ máy bay không người lái: Hồi chuông cảnh báo về an toàn công nghệ
Vụ thợ trang điểm bị lục soát người: Góc nhìn pháp lý và bài học về quyền cá nhân
UNESCO công nhận tín ngưỡng thờ Mẫu và luận điệu sai trái của Nguyễn Xuân Diện
Cà phê phố