Chuyện ở Bồ Đề – Những góc nhìn

Người xem: 187

Cuteo@

Tôi vô cùng tâm đắc với bài giảng của Hòa Thượng Narada Mahathera về sự thật cuộc đời, trong đó có đoạn: 

Chúng ta sống trong một thế giới chao đảo không quân bình. Nó không đầy hoa hồng mà cũng chẳng hoàn toàn gai góc. Hoa hồng mềm mại, đẹp đẽ và thơm ngát, nhưng trên cọng cây hoa mọc thì đầy gai. Vì hoa hồng, ta quảng đại với gai. Tuy nhiên, ta không coi rẻ hoa hồng về chuyện hoa hồng có gai. 

Với người lạc quan, thế giới này tuyệt đối là tươi vui như hoa hồng; với người bi quan, thế giới này hoàn toàn gai góc. Nhưng với người thực tế, thế giới không hoàn toàn tươi vui như hoa hồng mà cũng chẳng hoàn toàn gai góc. Nó đầy dẫy hoa hồng đẹp và gai nhọn. 

Một người hiểu biết không say đắm bởi cái đẹp của hoa hồng, nhưng nhìn nó như đúng nó là như vậy. Biết rõ bản chất của gai, người đó nhìn chúng đúng là như vậy, và cẩn thận để khỏi bị gai làm đau”.

Tôi biết đến chùa Bồ Đề ở Gia Lâm từ lâu thông qua những gì báo chí đăng tải và qua những gì mà một thanh niên là hoàng xóm của mình kể lại. Ấn tượng của tôi là vô cùng đẹp đẽ về ngô chùa cùng các nhà sư nơi đây. Thế nhưng, thế giới này dường như luôn tồn tại cả điều tốt lẫn điều xấu, cũng giống như hoa hồng thì luôn có gai. 

Những bài báo mà tôi sẽ dán sau đây có thể nói lên nhiều điều về sự thật cuộc sống, nhưng tôi vẫn tin vào những gì tốt đẹp mà ngôi chùa mang lại. Vì thế, lời khuyên cho người đọc là hãy có cái nhìn công bằng và cần có sự kiểm chứng:

Bài 1: Thâm nhập đường dây “kinh doanh” con nuôi ở Hà Nội – Kỳ 5: Trẻ “bỏ rơi” nơi cửa Phật


PN – Cũng như nhiều người, tôi từng kính phục sự nhân ái của sư trụ trì trong việc nuôi dưỡng hàng chục em bé mồ côi bị bỏ rơi ở cổng chùa. Nhiều công ty, tổ chức trong ngoài nước và bạn bè tôi đã đến đây làm từ thiện, chia sẻ khó khăn với nhà chùa để nuôi dưỡng các cháu. Nhưng, khi thực hiện loạt bài này, tôi đã “sốc” trước những lời rỉ tai rằng nơi đây như một “kênh” cung cấp con nuôi. Hiện có đến gần 200 trẻ mồ côi được gom về từ nhiều nguồn khác nhau, đang sống lay lắt ở chùa Bồ Đề…

“Thợ” nuôi trẻ

Nguyễn Thị Nhàn, quê ở Nam Định đã làm “Ôsin” trong chùa bốn năm, “bật mí”: “Sư thầy vừa mua mảnh đất những 45 tỷ để xây nhà cho trẻ mồ côi ở đây. Chùa này không phải của Nhà nước, tiền là do khách thập phương cung tiến cả đấy”. Nhàn lên thành phố làm nghề giúp việc, được sư thầy tuyển vào chùa trông trẻ. Mỗi tháng sư thầy trả lương không dưới ba triệu đồng. Ở chùa, có vài chục người phụ nữ như Nhàn, được gọi là mẹ. Mỗi mẹ nuôi bốn-năm con (trẻ bị bỏ rơi) nhỏ xíu. Nhàn cho biết: “Trẻ ngày càng đông, chăm làm sao xuể được. Đôi khi chúng nó khóc cũng mặc kệ, dỗ được đứa này thì đứa kia quấy nhèo nhẹo, mệt lắm. Thỉnh thoảng cũng có bé qua đời. Trẻ ở đây bị bỏ rơi nhiều lắm, có đứa bị HIV. Báo chí viết về chùa đầy ra đấy, chị không biết chùa này rất nổi tiếng à? Hết đoàn nọ đến đoàn kia ghé làm từ thiện thì mới có tiền mà nuôi các cháu, chứ ở đây làm gì có chế độ nhà nước?”. Tôi hỏi: “Ngoài lương ra thì các mẹ có khoản nào khác nữa không?”, Nhàn đáp: “Thỉnh thoảng phật tử thương, giấm giúi cho các mẹ mấy đồng để nuôi các cháu tốt hơn. Sư thầy mà biết là bọn em phải nộp lại ngay, chỉ nhận lén lút thôi”. Nhàn cũng như nhiều người mẹ khác, không rõ chính xác những đứa trẻ mồ côi đến từ đâu. Chỉ thỉnh thoảng thấy các sư trong chùa mang vào khu nuôi một cháu, giao cho các mẹ. Họ dặn phải nói tất cả trẻ con ở đây đều là trẻ bị vứt ở cổng chùa. Nhàn rủ tôi vào chơi, thăm các cháu. Cô thản nhiên nói: “Chị cho xin mấy đồng mua bánh để lát nữa ăn…”.

Tôi theo Nhàn vào khu mới mà chùa vừa xây. Sự bừa bộn, ồn ào hiện ra nhức mắt nhưng cái vô cảm của những người chăm sóc trẻ mới thực sự khiến tôi thấy nhói lòng. Vài em bé sơ sinh khóc đến tím ngắt nhưng các mẹ vẫn thản nhiên buôn chuyện với nhau. Thấy tôi thắc mắc, một mẹ nói: “Con của ai, người nấy quản”. Mãi sau tôi mới biết, mẹ của các cháu đó vừa ra ngoài chưa về. Nhàn giới thiệu tôi là người mới đến chùa lần đầu, muốn xem qua khó khăn của nhà chùa để sau này trở lại làm từ thiện. Các mẹ nhao nhao: “Đừng có mang bánh kẹo, quần áo cũ đến cúng nhá. Ở đây không cần những thứ đó nữa đâu. Cần tã, sữa, tiền hoặc giấy ướt để lau cho các cháu”. Các chị không quên dặn tôi phải mang thẳng giấy đến khu nuôi các cháu, không được đưa cho sư thầy, tránh tình trạng sư thầy phát theo chế độ hàng tháng, sẽ chẳng đủ dùng.

Trước một em bé sơ sinh còn đỏ hỏn, tôi hỏi: “Em bé này bị bỏ rơi ở đâu?”, người mẹ nuôi em đáp: “Người ta gọi điện cho sư bác đi nhặt ở đâu về tôi không rõ lắm. Giao cho mình tôi ba đứa còn đỏ hỏn thế này, vất lắm cô ạ”. Nhàn nháy người “mẹ” vừa nói chuyện với tôi, nhắc lại không dưới năm lần câu: “Ở đây đều là trẻ người ta đem đến bỏ rơi ở cổng chùa cả đấy chị ạ”. Không hiểu sao Nhàn không cho tôi chụp ảnh một cháu bị ghẻ lở đầy người. Không chịu nổi cảnh người mẹ cầm hai chân một em bé sơ sinh đang ngủ ngon, kéo xềnh xệch sang một vị trí khác, tôi bỏ ra ngoài…

Gặp sư thầy… khó lắm

Đi tìm sư thầy trụ trì, qua một căn phòng, thấy mấy sư bác trẻ măng đang xúm quanh một chiếc máy tính, vào mạng, tôi cất tiếng hỏi, một sư bác xẵng giọng: “Cô có việc gì mà đòi gặp sư thầy?”, tôi nói: “Thưa, tôi hỏi cho một người em gái, cô ấy lỡ có thai, muốn gửi con vào chùa”. Sư bác hỏi tiếp: “Là con trai hay con gái?”, tôi đáp: “Vì chưa sinh, nên không biết giới tính?”, sư bác nói: “Nếu là con trai thì cứ mang sang để ở cổng chùa là được, con gái thì thôi, chưa chắc thầy nhận đâu”. Tôi nài: “Cứ chỉ cho tôi gặp sư thầy đi, tôi cần nói chuyện”. Bất đắc dĩ sư bác này mới chịu đưa tôi đi tìm sư thầy nhưng chúng tôi bị một anh bảo vệ cao lớn chặn lại, hỏi sư bác đưa tôi đi đâu? Nghe chuyện, anh bảo vệ dứt khoát ngăn không cho gặp sư thầy. Anh ta nói: “Vấn đề liên quan đến trẻ con bị bỏ rơi, mình tôi có thể giải quyết được hết”. Tôi hỏi: “Anh có quyền gì mà giải quyết được?”, anh ta nói: “Tôi là bảo vệ, đồng thời là người giải quyết mọi chuyện ở chùa này. Một trăm bảy mươi mấy cháu này tôi đều giải quyết đấy chứ. Sư thầy không phải là người ai muốn gặp lúc nào cũng được!”. Tôi đành quay lại phòng bảo vệ để ngồi nói chuyện. Anh bảo vệ xưng tên Tài. Lần đầu tiên tôi thấy quyền lực của một bảo vệ trong chùa lại “to” đến thế. Tài khoát tay nói: “Chuyện của cô quá đơn giản. Hôm nào em cô đẻ, cứ mang đến đây nhà chùa nhận tuốt. Trai gái gì cũng được”. Tôi hỏi: “Nhưng có điều kiện gì không?”, Tài đáp: “Nếu vứt ở cổng chùa thì không cần viết gì. Nếu đưa vào gửi nhà chùa thì phải viết cam kết là giao con hoàn toàn cho nhà chùa nuôi”. Tài dặn đi dặn lại, khi nào em tôi sinh xong, cứ gọi cho anh ta là đứa trẻ sẽ được bỏ vào chùa nhanh, gọn…

Nhóm phóng viên (Còn tiếp) 

Bài 2: Con đã chạy thoát khỏi chùa Bồ Đề như thế nào?

Đây mới là lời kể từ 1 phía, chưa thấy phía nhà chùa lên tiếng. Chúng ta hãy cứ chờ xem, nhưng sự thật là có rất nhiều người đã nêu lên dấu hỏi về việc nuôi trẻ ở chùa Bồ Đề.


“Con đã chạy thoát khỏi chùa Bồ Đề như thế nào ?”

Con yêu ơi, thế là những mong ước lâu nay của chúng ta, những hờn giận căm thù nung nấu trong tim chúng ta, cũng đã có ngày được phơi bày ra ánh sáng. Cũng đến lúc, nỗi lo lắng bức xúc của mẹ Tú, mẹ Nhím, mẹ con mình và biết bao bà mẹ khác được giải tỏa. Đây là ngày hạnh phúc nhất của mẹ trong suốt những ngày qua khi mà tin buồn cứ dồn dập ập đến. Đây sẽ là lần đầu tiên mẹ phơi bày những sự việc mà mẹ con mình đã trải qua, đã chứng kiến suốt một thời gian dài, mà mẹ sẽ gọi đơn giản là :” nhật kí những ngày chăm con” hoặc ” con đã chạy thoát khỏi chùa Bồ Đề như thế nào ?”

Con gái, con nhớ không, sợi dây duyên nợ của mẹ con mình bắt đầu từ ngày 4/7/2012, tức là khoảng 3 ngày sau khi Bố Hưng biết được thông tin của con ở trong viện. Chị Kiều Hồng Anh khi đó, cũng là một bạn nhỏ của chùa Bồ Đề, đang nằm cấp cứu trong viện và người mẹ nuôi của chị Hồng Anh do chùa cử đến đó con, là một bác ngay đến vài nghìn trong người cũng không có. Mang họ của chùa, là con trong chùa nhưng viện phí hay mọi khoản chi tiêu của chị Hồng Anh đều do mọi người yêu thương và đóng góp. Vậy tiền chúng ta hỗ trợ cho chùa , ngoài để xây nhà khang trang , phần nào dành cho các con ? Bố Hưng ngày nào cũng ở trong viện, nghe thông tin về chị Hồng Anh ở khoa khám bệnh, và tình cờ nghe được một mẹ nuôi trong chùa kể về trường hợp của con, nên bố đã ghé thăm con và đăng thông tin trên facebook. Đó cũng là cách mẹ đã tìm thấy con, bé ạ. 

Ngày mẹ đến viện, chỉ là định đến thăm con, và thử xem có thể hỗ trợ bỉm sữa hay các vật dụng gì cho con không thì mẹ đã thật sự không thể tin vào mắt mình và không thể rời đi được. Con nằm đó, quấn trong 1 chiếc khăn màu đỏ bẩn thỉu, bỉm đóng xô lệch nặng trịch, phân còn vón cục bám trên mông con, cặn sữa bột chảy trên người con và kiến đã tìm được món ăn ưa thích của chúng, người con đỏ lên vì vết kiến cắn, cuống rốn của 1 đứa trẻ mới 9 ngày tuổi khô lại không cần băng gạc, bẹn và mông hăm đỏ lên vì không được vệ sinh sạch sẽ. 

Nhưng con nằm ngoan, không hờn, không khóc. Mọi người xung quanh nói, bệnh viện quá đông để các cô điều dưỡng có thể cứ túc trực bên con, bình sữa đặt cạnh con được pha sẵn, mỗi lần con đói cất tiếng khóc, mọi người sẽ nhét sữa vào miệng con, và con cứ thế tự mình vươn lên để tồn tại trong suốt những ngày đó. Câu chuyện về con bắt đầu được kể lại. 

Con được sinh ra bởi một người mẹ bất hạnh, chẳng hiểu vì lỗi lầm gì mà không thể nuôi dưỡng con, đành cam tâm vứt bỏ. Nhưng mẹ con tin tưởng vào nơi cửa Phật, đã mang con để trước cửa chùa Bồ Đề( mà đến bây giờ mẹ cũng không biết sự việc đem con bỏ cửa chùa được kể nó thật đến đâu ?). Các vị sự thầy trong chùa đặt tên con là Kiều Hương Anh( tất cả bé gái trong chùa Bồ Đề đều được đặt tên mang họ Kiều ), họ đem con về nuôi được vài ngày thì hoảng sợ vì con bị thoát vị não và hẹp hộp sọ, tức là hộp sọ con quá nhỏ để chứ đựng bộ não nên nó bị đẩy ra ngoài, họ đưa con vào viện trong khoảng đầu tháng 7. 

Các vị sư thầy đáng kính quấn trên người con chiếc khăn màu đỏ, để lại đó 1 chiếc chậu và 1 chiếc khăn mặt dưới gậm giường cùng vài bộ quần áo cũ nát, đặt con lại giường bệnh, nói với điều dưỡng là ra ngoài mua mấy thứ rồi không bao giờ trở lại . Con ở đó, chấp nhận số phận bị bỏ rơi lần thứ hai , bởi tay những người nhân từ khoác lên mình bộ áo nâu miệng tụng những từ nam mô mà không hiểu tâm họ có nhận thức được nó ? 

Mẹ sẽ không nhắc đến thêm những khó khăn mà chúng ta đã cùng vượt qua, mẹ chỉ cảm ơn vì con đã rất ngoan và rất kiên cường cùng mẹ cố gắng. Mẹ chỉ có thể ở trong viện từ 7h sáng đến 10h tối, còn hầu như các đêm con đều ngủ 1m. Nhưng con không hề hờn giận, con luôn cố gắng ngủ say, ngay cả trong khi sốt. Và từng bước chúng ta cùng trải qua, là những dấu ấn chẳng thể phai nhòa trong cuộc đời mẹ. Ở trong viện, ngoài việc chăm sóc con, thăm nom con, các bố các mẹ còn tìm cách đăng thông tin để tìm lại mẹ cho con. Nhưng ai cũng làm mọi thứ một cách rất cẩn trọng , trong lòng mỗi người đều len lỏi nỗi sợ hãi, những thông tin về con lại quay về chùa, và khi biết con đã khỏe mạnh hơn, có thể nhận thêm nhiều sự hỗ trợ, họ sẽ lại đón con về. 

Ai từng qua chùa cũng biết, cuộc sống trong chùa biến người khỏe cũng có thể đổ bệnh nữa là người bệnh như con. Chẳng ai mong muốn đưa con trở về nơi đã bỏ rơi con lần nữa. Những ngày sau mổ, dù rất khó khăn, con thở oxi thường xuyên và ăn rất khó. Nhưng chúng ta cũng đã vượt qua suôn sẻ, con dần khỏe lại và tất cả mọi người đều mong tin vui ngày con xuất viện. Mẹ nhớ như in hôm đó, cô điều dưỡng đang tranh thủ ngày nghỉ ít bệnh nhân để tắm táp cho con, thì hai sư cụ đội nón bước đến, người sờ tay, người chạm má, khen con khỏe mạnh xinh xắn trộm vía béo tốt ra. Họ chối bỏ mọi sự việc đã qua, mọi lỗi lầm đã từng. Họ nói lúc con được đặt trước cửa chùa, sư trụ trì đang đi Công Tác Nước Ngoài, nên không nắm rõ được sự việc, có cô phật tử thấy con bị bỏ rơi nên đón vào chùa, tự đặt tên cho con mà không báo với sư cụ, thấy con ốm rồi đưa con vào viện mà QUÊN không báo lại. QUÊN sự tồn tại của một đứa trẻ chỉ mới vài ngày tuổi ? Hỏi nhân đức ở đâu ? Sự việc họ kể ra, mẹ còn không hiểu tự họ có thấy vô lí không ? Họ nói đến đón con về, nhưng mẹ không đồng ý. 

Mẹ không bao giờ có thể để con lại đó, không bao giờ. Mẹ với mấy cô điều dưỡng đã phải đấu tranh để không cho họ mang con đi. Trước khi ra về, từ miệng của một ni cô còn buông lại một lời ngọc ngà :” không cho thì thôi, không thèm”. Mẹ rất hiền lành, nhưng lần đầu tiên mẹ tức giận với một người mặc áo nâu cầm tràng hạt, con là một đứa trẻ, một con người, mà họ coi như món đồ qua lại, được thì cầm về, không được thì thôi ? 

May mắn cho chúng ta con ạ, được sự giúp đỡ của các cô điều dưỡng, cán bộ phòng công tác xã hội viện Nhi và rất nhiều bố mẹ giang tay giúp sức, con xuất viện được đưa về một trung tâm nuôi dưỡng trẻ em mồ côi khác, dù xa Hà Nội hơn, nhưng mẹ tin con sẽ được thương yêu đủ đầy hơn nơi đã trót để QUÊN con lại. 

Con này, những câu chuyện chúng ta được nghe về tội ác tại chùa Bồ Đề là nhiều vô số kể. Có những câu chuyện thương tâm mà mẹ đã chạm vào, đã xót xa xa nhiều mà chẳng thể thay đổi được gì hết. Lúc nào có dịp mẹ sẽ lại nói ra, để những vết ung nhọt sẽ được loại bỏ khỏi xã hội. Mẹ mong sao những khoảng tăm tối kia sẽ sớm được phơi bày ra ánh sáng, để các mẹ sớm không phiền muộn đau lòng về các con, để không bạn nào ra đi vì không kịp được cấp cứu, và chị Bông sẽ sớm được nuôi dưỡng tốt hơn. Vài năm nay, mẹ chỉ mong có vậy, khi các cơ quan báo chí vào cuộc và chính quyền lên tiếng, chúng ta có quyền hi vọng vào những điều tốt đẹp hơn, phải không con ? 

Con gái à, mẹ nhớ con! 

Hà Nội, ngày 12 tháng 7 năm 2014.


Bài 3: Chùa bồ đề, trẻ em và các bạn trọc đầu.

Tôi phải quán triệt anh chị 1 chút về bọn trọc chùa bồ đề và các trẻ em bị bỏ rơi. để khơi mào, 

Đầu tiên, nhà chùa không đi ăn cướp trẻ con về, đúng không? trẻ con, do thàng bố con mẹ vô lại của nó, trong cơn động dục, đã quan hệ mà trót chửa, chúng ko muốn cái thai đó, ko muốn đứa trẻ đó, đẻ ra, chúng lén đem bỏ cổng chùa, hoạc đâu đó, người ta thấy chùa dễ tính, thì bê mẹ hết vào chùa, bọn trọc ở đây phải nhận, chứ ko lẽ ném nó ra ngoài? 

Vậy thàng đáng chửi, phải là thằng bố con mẹ chúng nó đã, quán triệt chưa? chúng nó tỉn chát bịch hự, sướng hú hét lên, nhưng nhỡ chửa thì con, với chúng là cái nợ, chúng bỏ. Sư đã đéo được giao cấu , nghĩ đến cũng thèm bỏ mẹ ra, cơ mà phải nén, đéo có con, thế mà lại phải suốt ngày eo oe nghe trẻ khóc, đéo phát điên mới là lạ.

Ấy vậy mà chúng nuôi, thế là khá.

Có xì xầm ràng, các trẻ ở đó không được chăm sóc chu đáo mạc dù nhà chùa được công đức nhiều tiền…

Thì đúng cmnr chứ sao, nhà chùa nó tụng kinh, họp chi bộ, chứ ko phải trung tâm mồ côi, việc thuê người chăm trẻ ko chuyên nghiệp thì nó ác là đúng rồi, trông trẻ xịn còn đánh trẻ đang tù cả đống kia kìa, anh chị cần link không? với số lượng trẻ đông, thì những bê bối là không thể tránh. các bạn trọc đầu đâu phải trung tâm trẻ mồ côi chuyên nghiệp?

Việc trẻ bị bán (thực ra là giao cho nuôi, còn thàng nhận con cúng xèng công đức vào chùa) với giá cao, nghe đồn vài chục tới vài tram củ cho người hiếm muộn, theo tôi là việc đúng lên làm.

Nếu đưa trẻ cho ai đó hiếm muộn nhưng không tiền hoạc quá rẻ, rất có thể bọn bất lương sẽ xô tới đóng kịch hiếm muộn và đón hết trẻ, chỉ để dùng làm ăn mày, hoạc cho các dịch vụ bất lương tôi ko dám kể tên.

Một cặp vợ chồng bỏ ra 1 trăm đến vài trăm triệu mà có đứa bé, rất có thể đứa bé có tương lai, 1 người bỏ chừng đó tiền để đón trẻ không thể là hạng vô gia cư rẻ rách.

Còn tiền đó bọn trọc làm gì, tôi không quan tâm.

Các bạn cũng đồn, bọn trọc được cúng tiến nhiều tiền, tôi cũng không quan tâm. đó là tiền chúng nó đc công đức, hãy mặc chúng với lộc của chúng. 

Hãy chĩa mũi dùi vào nơi khác chứ không phải bọn trọc đầu với trung tâm trẻ mồ côi bất đắc dĩ của chúng.

Nguồn: Voong Ngẩu Pín
Được múa bởi Ngẩu Pín 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *