Việt Tân, Bauxitevn và Photoshop

Người xem: 164

Cuteo@
 
Không thể phủ nhận tính năng tích cực của Photoshop đối với cuộc sống. Tuy nhiên, mặt trái của nó cũng đã bộc lộ khá rõ nét.  Vì nhiều lý do khác nhau, một bộ phận báo chí đã trở thành “nô lệ” của photoshop và đắng lòng hơn, một bộ phận không nhỏ đã sử dụng nó như một phương thức để xuyên tạc sự thật . Hệ quả là nhiều nhân vật đã “bỗng dưng” trở thành chủ đề nóng cho những lời đàm tiếu thiếu trong sáng, thậm chí bị hạ nhục.

1. Phu nhân Michelle Obama

Câu chuyện Photoshop với thủ thuật có tính hai mặt này có thể không từ một ai, và bất cứ ai cũng có thể trở thành nạn nhân của nó. Scandal chỉnh sửa rồi đăng ảnh đệ nhất phu nhân Mỹ Michelle Obama ngực trần trên trang bìa của tạp chí Tây Ban Nha Fuera de Serie khiến độc giả Mỹ phẫn nộ là ví dụ mới nhất.
 
Tác phẩm “Chân dung của một người đàn bà da đen” của họa sĩ người Pháp Marie-Guillemine Benoist (1800) hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Louvre (Pháp)
 
Tạp chí Fuera de Serie, số tháng 8/2012. Chễm chệ trên toàn bộ trang bìa là bức ảnh đương kim đệ nhất phu nhân Mỹ, bà Michelle Obama, đội khăn trùm đầu và mặc chiếc váy trắng để lộ một bên ngực. Bên cạnh đó là dòng ghi chú “Michelle, cháu gái một nô lệ, phu nhân của nước Mỹ”. Ngay khi trang bìa này tới tay độc giả, một cuộc tranh cãi gay gắt bùng nổ trong dư luận Mỹ. Nhiều ý kiến cho rằng Fuera de Serie đã cố tình đưa bà Obama lên để phục vụ mục đích bán báo hơn là tỏ lòng kính trọng đối với đệ nhất phu nhân. “Thật đáng lo ngại khi ban biên tập quyết định miêu tả bà Obama như một biểu tượng của chế độ nô lệ và chủ nghĩa thực dân…”, biên tập viên Althea Legal-Miller của tạp chí Clutch giận giữ.
 
Khuôn mặt bà Obama được cắt dán vào tranh gốc bằng Photoshop
 
2. Ông Nông Đức Mạnh
Vào trang Thiếu Long, vô tình đọc được bài “Sự mất dạy của Bauxitvn“, qua đó mới thấy sự đốn mạt về nhân cách làm người của cả ông Nguyễn Huệ Chi lẫn đám bậu xậu ăn theo nói leo. Cách viết bài kiểu gian manh ấy đã trở thành vật chứng tố cáo không chỉ tác giả bài viết, mà còn vạch rõ bản chất đám lưu manh chính trị núp bóng nhân sĩ trí thức nước nhà.
 
Điều đáng nói là việc sử dụng ảnh giả để hạ nhục lãnh đạo nhà nước trong quan hệ ngoại giao với nước khác thì hậu quả của nó không chỉ là hạ nhục lãnh đạo mà còn hạ nhục cả dân tộc. Một việc đớn hèn đến cùng cực như thế mà Nguyễn Huệ Chi, Phạm Toàn cũng có thể làm được thì có lẽ không còn từ nào để nói ngoài từ: Mất dạy!
 
Vào trang Bauxitevn, trong bài “Những thay đổi bất thường trong quan hệ Việt Nam-Trung Quốc 35 năm qua” của tác giả Hoàng Mai, các bạn sẽ thấy có đăng một cái ảnh sau:
Ảnh này được đưa ra trong mục 1 (“Cúi đầu”) phần III (“Quy phục”). Có một chú thích ở bên trên là: “Hình ảnh như tự nó nói lên mà không cần bình luận”.


Bức ảnh trên, sau khi được đăng tải trên trang Bauxitevn đã bị bạn hehe phát hiện là ảnh giả. Tức là ảnh sử dụng thủ thuật Photoshop để chế tác. 


Ảnh thật như sau:

Các bạn có thể bấm vào nguồn 1, nguồn 2, để xem ảnh gốc và kiểm chứng thông tin.
 
Không cần bình luận gì thêm, bộ mặt tởm nôn của Bauxite Việt Nam đã rõ!Xuyên tạc, bịa đặt và mạo nguồn là một trong những thủ đoạn mà các ông Nguyễn Huệ Chi, Phạm Toàn cùng các thành viên của trang Boxitvn sử dụng để lừa bịp dư luận, gây bất ổn xã hội, phá hoai niềm tin của nhân dân đối với đảng và nhà nước.
3. Chủ tịch Hồ Chí Minh tát nước giúp dân

Một câu chuyện khác liên quan đến các trang zân chủ sử dụng kĩ sảo photoshop để xuyên tạc sự thật, thóa mạ các lãnh tụ dân tộc là Bức ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh tát nước giúp dân ở Thường Tín vào năm 1958.

Trước hết phải khẳng định rằng đó là bức ảnh chân thực về việc Chủ tịch Hồ Chí Minh lao động cùng với người dân mà không hề có sự dàn dựng nào cả.

Câu chuyện được bắt đầu từ một bài của Kami có tiêu đề “Dân bây giờ ghê gớm lắm” đăng trên trang Quê Choa của  nhà văn Nguyễn Quang lập. Trong đó có đăng tấm hình này kèm theo đoạn viết:
 
…có một facebooker treo lên một tấm ảnh tư liệu cũ: Chủ tịch Hồ Chí Minh tát nước chống hạn với bà con nông dân ở Thường Tín, Hà Đông ngày 12-1-1958. Tấm hình này thì chắc chắn 100% những người ở độ tuổi U40 trở lên thì ai ai cũng biết (xem hình) và đã từng khâm phục sự gần dân của Bác Hồ. Và chắc chắn ai cũng nghĩ đây là hình ảnh trung thực, không hề có sự bố trí, chuẩn bị hay đóng kịch.

Nếu facebooker nói trên không đặt câu hỏi hóm hỉnh dưới tấm hình rằng: “Bác Hồ đang tát nước vào ai?”, thì chẳng ai biết Bác Hồ của chúng ta cũng là một diễn viên bất đắc dĩ hoàn toàn không như nhà văn Nguyễn Thông khẳng định và như chúng ta nghĩ về Bác. Bạn hãy bình tâm và trả lời câu hỏi “Bác Hồ đang tát nước vào ai?” sau khi xem xét kỹ tấm ảnh ở mọi góc độ, kể cả sereach để tìm hiểu xem tấm hình đã được đăng trên Báo Tuổi trẻ có bị sửa đổi bằng photoshop hay không?
 
Tôi xem tấm ảnh trên và nhận xét rằng, Bác Hồ của chúng ta đang tát nước bùn đen vào các chiễn sĩ bộ đội tham gia giúp dân tát nước dọc sông Hòa Bình (theo báo Tuổi trẻ). Không nhẽ một vị lãnh tụ của nhân dân lao động lại có việc làm vô cảm như thế: Tát nước vào nhân dân?. Do đó lời giải thích đúng đắn nhất sẽ là: tấm hình ấy cũng chỉ là tư liệu ghi lại thời khắc Bác Hồ diễn kịch, nhưng vớ phải tay đạo diễn tồi. Vì từ xưa đến nay khi xem các hình ảnh của Bác Hồ thì ai ai cũng dành cho Bác sự kính trọng và tin Bác không diễn kịch hay dàn dựng nên không ai để ý sơ xuất này“.
 
Đây là một lời bình thiếu trong sáng với thâm ý, Bác Hồ làm việc đó chỉ là diễn theo một kịch bản định sẵn và rằng nó chỉ là căn bệnh hình thức như một số người trồng cây nhân dịp tết Nguyên đán vậy. Đã vậy, bài viết còn khơi mào cho những bình phẩm xuyên tạc bằng cách hỏi: Bác Hồ tát nước vào ai? Đây là một chiêu trò không mới nhằm bôi nhọ lãnh tụ dân tộc.
 
Trong khi ấy, Hiệu Minh với cái nhìn khách quan và sự công tâm, đã viết trong bài Tát nước gầu dây rằng: “Trong ảnh chắc chắn Cụ Hồ đang chỉ cho nhiều người hiểu rằng công việc tát nước không phải là dễ“. 

Hiệu Minh cũng phê phán: “Người cầm dây gầu phía đối diện, còn để tréo dây, tư thế tay và đứng như thế, làm sao múc được nước, mà vội suy luận: “Tôi xem tấm ảnh trên và nhận xét rằng, Bác Hồ của chúng ta đang tát nước bùn đen vào các chiễn sĩ bộ đội tham gia giúp dân tát nước dọc sông Hòa Bình?“. 

Sự thật là bức ảnh đã bị cắt xén phục vụ cho mục đích đen tối.
Bạn đọc lưu ý, trong ảnh trên, phần mương khá rộng, đủ để biết là cái sòng cụ đang lấy nước vào gầu là có nước chứ không phải bùn. Không hiểu do vô tình hay cố ý, người ta đăng ảnh trên các báo lại cắt mất phần mương đầy nước, gây cho người xem có cảm giác cụ đang tát bùn.

Đây là bức ảnh bị cắt xén phần mương nước:

 

Còn đây, bức ảnh thật, nguyên gốc:

Dưới đây là đường link của bài báo nói về việc cụ Hồ tát nước trong bức ảnh, được đăng trên Tuổi trẻ: http://tuoitre.vn/Bac-Ho-trong-toi/283206/tu-buoi-bac-ve-tat-nuoc.html
Còn rất nhiều những bài viết, những bức ảnh thể hiện phong thái của các chuyên gia chống phá Việt Nam, àm trong phạm vi bài này không thể nói hết.
 
Điều đáng buồn là trong khi các trang có xu hướng chống đối chính quyền thường kêu gào cho tự do ngôn luận, tôn trọng sự thật, nhưng chính họ lại là những kẻ sử dụng cả nhưng thủ đoạn bần tiện, bỉ ổi nhất để xuyên tạc sự thật và vu cáo thóa mạ chính quyền cũng như các cá nhân khác.
 
Thử hỏi: Liêm sỉ của những nhà zân chủ ở đâu?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *