Ô HAY BUỒN VƯƠNG CÂY NGÔ ĐỒNG!

Người xem: 164

Đầu làng tôi có cây ngô đồng to phạc, chả nhớ đã bao niên. Tôi mở mắt ra đã thấy nó đứng đấy, sừng sững.

Nghe đồn một thanh niên cùng làng với tôi giồng. Chàng trai ấy đã băng hà hết sức nghiêm túc và tao nhã. Ảnh làm một ít thức nhắm với rượu và thuốc chuột rồi lên một hang núi cao, mềnh màng và ra đi. Ảnh định hiến dâng cho chim chóc và phó mặc cho phong vũ nhưng sự đời không đơn giản. Một con ất ơ đi kiếm củi hay móc chim sáo hay quay tay bla bla gì đó phát hiện ra rồi báo chính quyền. Ảnh được giả về địa phương cho gia đình mai táng. Sự việc đã an bài, không thể khác được. R.I.P ảnh.

Thưở tôi còn nhi đồng, tôi vẫn tha thẩn ra chơi với đám đệ tử lâu nhâu mỗi trưa hè, bô lão gái nhà tôi cũng ra chơi với các đồng chí láng giềng để chém gió cho thoả thích, tránh xa bô lão giai nằm nhà với cây quạt nan. Thời ấy chưa có Facebook để bả ẩn danh như tôi, hay cacc, lên chém phần phật, phần phật. Hầu như bọn không ra đây ngồi đều khá nhàm chán và không mấy cởi mở. Cây ngô đồng như một mạng xã hội thu nhỏ để kết nối những mảnh hồn quê.

Hồi tôi lên tám tuổi, như bao con em bần nông khác, tôi đi chăn trâu nhóm ba nhà chung, cứ cách bốn ngày lại tới lượt. Trong lúc đợi một anh nào đó cầy, bừa, tôi thường chả về nhà mà nằm mẹ trên cây này cho đỡ bị sai vặt. Cây này gai chi chít nhưng tôi theo gương các lãnh tụ nhi đồng tiền bối, sai bọn lâu la vác đá đẽo đi nhẵn thín. Lâu dần chỗ ngự của các lãnh tụ lên nước gỗ bóng lộn. Giờ vẫn bóng lộn dù có vẻ bọn nhi đồng thời đại chả hứng thú đéo, hehe.

Quê tôi, cũng như bao vùng quê khác, chả có tên đường nầu cả. Cái đường cây ngô đồng án ngữ được nhân dân gọi là Tràng Tiền, hehe. Chả liên quan mẹ gì kinh đô nước mẹ cũ mà chỉ đơn giả thanh niên trồng ra nó tên thế, hehe. Chính bởi vậy mỗi lần chỉ đường cho bọn xa về tìm thì cây ngô đồng tự nhiên trở thành cái cọc tiêu, ngọn hải đăng thần thánh.

Bao năm đi xa, tôi gửi nỗi nhớ vời vợi về quê không phải qua cô láng giềng có cây bưởi hay chị vếu to nầu đó hay che áo mưa tắm truồng đêm trăng rằm. Mấy thứ đó đều dễ phai nhạt và biến đổi nhanh như gửa đýt. Duy chỉ có cây ngô đồng là vẫn sừng sững trong tâm khảm. Dù đôi lần nó bị sét đánh toác mẹ mấy cành nhưng chả xi nhê đéo; khác xa cây gạo xóm bên bị sét phang cho nhát chết cụ tự tám đời.

Nhớ thưở xưa tôi thủ dăm câu thơ tán gái, có thuổng hai câu của cô Bích Khê. Không phải tôi thích thơ cổ lắm nhưng trong hai câu ấy có hình ảnh cây ngô đồng. Tôi sẽ tiện mồm giới thiệu cho ẻm cây ngô đồng quê tôi để chả may ẻm tò mò mà đòi về thăm. Thật tình tôi cũng không chắc ngô đồng cô Khê là cây ngô đồng quê tôi nhưng có sao đâu, đằng chó nào cũng chả có đứa nào về:

“Ô hay buồn vương cây ngô đồng
Vàng rơi, vàng rơi thu mênh mông”.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *