“Tôi Đến Mỹ Tìm Tự Do, 40 năm Sau Tôi Phải Bỏ Nước Mỹ Để Có Tự Do”

Người xem: 135

“Tôi Đến Mỹ Tìm Tự Do, 40 năm Sau Tôi Phải Bỏ Nước Mỹ Để Có Tự Do”

Đó là câu nói phản ảnh một sự thật mỉa mai tưởng là nghịch lý của nước Mỹ “tự do dân quyền pháp trị”, của nền công lý Mỹ (sic) nói riêng, và nó phản ảnh bản chất quyền lực bạo ngược và băng hoại của định chế nhà nước chính trị nói chung.

Sự thật hiển nhiên này không phải ai cũng có thể thấy được hay nhìn nhận nó. Căn bệnh ám tín tự kỷ (cognitive dissonance), một căn bệnh hoại tâm khi đã huân tập một tín lý, tất cả bằng chứng cụ thể đều bị biến dạng hoặc không hiện hữu trong não trạng của tín đồ.

Nạn Nhân: Sami Amin Al-Arian(Arabic: سامي أمين العريان‎) sinh ngày 14-01-1958, là một người Mỹ gốc Palestine, di dân đến Mỹ năm 1975 trong niềm tin một xã hội nhà nước tận thiện với nền dân chủ gián tiếp tự do công lý. Ông làm việc và ăn học tại Mỹ với bằng tiến sĩ khoa học điện toán. Trở thành giáo sư thực thụ của đại học Nam Florida. Ông, một tín đồ thuần thành tôn giáo (Hồi) thần quyền và thế quyền (nhà nước) trong niềm tin bảo thủ, đã từng được mời vào dinh Nhà Trắng thời Clinton. Al Arian, giống như bao nhiêu não trạng ngụy ngục, từng hăm hở dấn thân ủng hộ và đi vận động cho W. Bush làm tổng thống với niềm tin Bush sẽ “toàn cầu hóa dân chủ bằng bom đạn”. (Tôi còn nhớ có một gã tiến sĩ gốc Việt ở Hà Lan đã gửi thư cám ơn Bush tiến chiếm Iraq!) 

Nhưng tai họa đã phủ đến Al Arian và gia đình ông, chỉ vì những trả lời bày tỏ quan điểm chính trị “dân chủ, công lý” bênh vực quê hương Palestine cũng như thảm cảnh của người dân Palestine trong những lần xuất hiện trên truyền hình, trong những bài viết, trong những buổi thuyết giảng v.v Al Arian bị qui tội “ủng hộ khủng bố, chống Mỹ”, và bị truy tố. Ông đã lọt vào tầm đạn của quyền lực Do Thái, một quyền lực “ẩn tàng” sau lưng nhà nước Mỹ.

Tháng 2- năm 2003, Al Arian bị truy tố với 17 tội danh! Nhưng Đại Bồi Thẩm Đoàn sau nhiều lần xét xử đã phải loại bỏ 8 tội danh, và 9 tội danh còn lại vẫn không đủ chứng cớ buộc tội. Nhưng liên tục hơn 10 năm trời bị giam bắt và tra khảo với những “hư chứng” buộc tội của bộ Công Lý Mỹ khiến bản thân và gia đình của ông điêu đứng- và nhà nước Mỹ tốn hàng chục triệu Mỹ kim cho tiến trình truy tố dai dẳng này, nhưng không kết quả. Cuối cùng ông Al Arian, vì gia đình, buộc phải thỏa hiệp một trao đổi (making deals) với nhà nước Mỹ: Al Arian tự nguyện “đồng ý bị trục xuất” khỏi nước Mỹ (2007).

Dù vậy, dưới áp lực của phe nhóm Do Thái, khi ngày trục xuất gần kề, nhà nước Mỹ lại bày một vụ án khác để tìm cách kết án bỏ tù Al Arian. Ông từ chối ra tòa, vì như vậy là vi phạm “giao ước thỏa hiệp” đã ký kết với bộ công lý liên bang Mỹ. Al Arian tiếp tục bị Nhà nước Mỹ câu lưu điều tra và lục soát một cách vô vọng để hành nhiễu kết án ông.

Sau 12 năm bị sách nhiễu bắt giam qua nhiều trại tù, bộ “Công Lý Mỹ” dù thu thập nghe lén toàn bộ những thông tin cá nhân, các cuộc điện đàm, thư tín, bài viết, sách vở- cũng như những thông tin được tình báo Do Thái cung cấp nhằm kết tội Al Arian v.v Nhưng vẫn không có một “chứng cớ cụ thể ” nào khả dĩ buộc tội Al Arian được trước tòa và bồi thẩm đoàn.

Cuối cùng nhà nước Mỹ phải thực hiện “giao kết trao đổi” với Al Arian năm 2007- và trục xuất ông ta đến Thổ Nhĩ Kỳ, nơi Al Arian chọn và được chấp nhận, vào tối ngày 11-02-2015.

Ông Al Arian rời nước Mỹ sau 40 năm tìm “tự do dân quyền” để lại 5 người con và cháu đang “tiếp tục tìm tự do dân quyền” tại Mỹ, một loại dân quyền tự do mà Edward Snowden đã buộc phải bỏ đi. 

Có rất nhiều bài học trong sự kiện của Al Arian. Ba bài học tương phản nổi bật chúng ta cần ghi nhận:

Thứ nhất là bản chất gian manh, tiểu xảo, bạo ngược của Nhà nước, quyền lực chính trị; thứ hai là quyền lực ẩn tàng sau lưng định chế- định chế chỉ là công cụ của quyền lực; và thứ ba là nhất điểm lương tâm can đảm của Con Người, trong trường hợp này là của một số thành viên trong Đại Bồi Thẩm Đoàn và các tổ chức hội đoàn, nhà báo độc lập. Những thành viên ĐBTĐ này đã chịu rất nhiều áp lực của nhà nước Mỹ và Do Thái trong suốt hơn 10 năm đàn hặc, nhưng cương quyết giữ vững nguyên lý của bằng chứng công khai (Burden of proof): chỉ kết luận khi đủ bằng chứng trước mặt. Thiểu số này đã khiến các thành viên Đại Bồi Thẩm Đoàn khác không thể y lệnh của nhà nước Mỹ áp đặt để có phán quyết tuyệt đối (absolute majority) nhằm kết tội theo dự định. Và các nhà báo độc lập đã liên tục lên tiếng bênh vực Al Arian bằng những phân tích và công bố với công chúng những phi lý bạo ngược của nhà nước Mỹ khiến vụ “vu khống xử án” này không thể ém nhẹm êm xuôi được.

Bài học cuối cùng là sự khẳng định về TỰ DO DÂN QUYỀN không bao giờ có được do sự ban phát của nhà nước hay có sẵn trong văn bản pháp luật. Tự Do Dân Quyền là do chính nhận thức giá trị tự thân và can đảm hành xử, bảo vệ nó của chính mỗi cá nhân trong tiến trình cộng hưởng xã hội: Bản thân Al Arian, gia đình của ông, các thành viên trong ĐBTĐ, những công dân ủng hộ Al Arian, và những nhà báo độc lập công chính v.v Lời cảm tạ của Al Arian chia tay trước khi rời Mỹ đã khẳng định điều này:

“Lòng cảm tạ sâu xa của chúng tôi đến những bạn bè và những người ủng hộ khắp nước Mỹ, từ các giáo sư đại học cho đến những nhà vận động quần chúng, những cá nhân và các hội đoàn, đã đứng cùng chúng tôi trong cuộc đấu tranh cho Công Lý”(Our deep thanks go to the friends and supporters across the U.S., from university professors to grassroots activists, individuals and organizations, who have stood alongside us in the struggle for justice”.)

13-02-2015
NKPTC

Tham khảo bản tiếng anh, phần update và Nguồn: Ở đây
—————

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *