Suốt ngày hôm nay khá nhiều tờ báo thi nhau đăng lại bài báo của tờ Dân Trí có nội dung phê phán một bài học trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 chọn đoạn văn có nhắc đến Thánh Gióng để dạy về từ ngữ thay thế, trong đoạn văn có chi tiết liên quan đến nhân vật truyền thuyết này. Họ có vẻ khoái trí vì tưởng như một lần nữa – Nhân cơ hội “dậu đổ bìm leo” trong nạn “thảm họa sách giáo khoa” – Bắt thêm được một lỗi “ngớ ngẩn” nữa. Và có dịp để “nhân danh những lý do tốt đẹp” để tạo sự giật gân, tha hồ câu view độc giả.
Đọc xong bài báo mình phì cười chợt nghĩ:
Thế mới biết các thày, các cô cùng mấy nhà quản lý giáo dục cấp huyện và cả “nhà báo tuổi teen” (?) viết bài này khả năng tư duy là quá kém!
Họ không thể phân biệt được đâu là truyền thuyết và đâu là một câu chuyện mang tính tự sự của một con người hiện đại về những gì người đó cảm nhận truyền thuyết theo lăng kính của tư duy thời đại ngày nay. Rất dễ dàng nhận ra bài có trong cuốn sách đã dẫn ở trên là những suy nghĩ, hình dung, mường tượng của tác giả về những gì có khả năng đã diễn ra trên thực tế với nhân vật Thánh Gióng trong truyền thuyết. Tác giả (Cố nhà văn Nguyễn Đình Thi) thử gạt ra bức màn huyền hoặc của truyền thuyết để dựng lại trong tâm tưởng của mình về một Chàng Trai Phù Đổng gần với đời thực. Có vậy thôi mà từ Thày, tới Cô cùng các nhà quản lý giáo dục ở huyện cùng với nhà báo Thái Bá (Và mấy ông biên tập viên “chờm hớp” của mấy tờ báo ăn theo) đã cùng nhau mang cái khả năng hiểu rất nông cạn – Nếu không muốn nói là DỐT NÁT – Của họ ra để hùa nhau phê phán một cách phi lý và…buồn cười !
Lạ thật ?!
Nguồn: Lu Bim
https://www.facebook.com/lubim97#
Tin cùng chuyên mục:
UNESCO công nhận tín ngưỡng thờ Mẫu và luận điệu sai trái của Nguyễn Xuân Diện
Cà phê phố
Ukraine nói điều đáng sợ về tên lửa mới của Nga
Trừng phạt Nga hay cuộc ‘chiến tranh kinh tế’ tổng lực của phương Tây trên khắp thế giới