Chị Lương Hoàng Anh rất ngạo mạn nên dẫn đến sai lầm khi nói: “Bắc Hàn và Nam Hàn sẽ thống nhất, mà không cần phải có bên nào đi đuổi người bên kia vào tù hay lên rừng làm kinh tế mới, để cướp của cướp nhà của họ, để trở thành bên thắng cuộc. Thống Nhất không phải là giết người cướp của. Vì thắng nhờ cướp của đồng bào mình đâu có gì đáng tự hào mà tự huyễn hoặc ngợi ca. Đại Hàn rất đáng học hỏi”.
Tôi sẽ không chấp khi chị vướng lỗi diễn đạt về ở các thì hiện tại và tương lai, nhưng chị nói cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của Việt Nam là cướp của giết người là không thể chấp nhận rồi cho rằng, Việt Nam đang tự huyễn hoặc ngợi ca thì không thể chấp nhận.
Đánh đuổi giặc ngọai xâm ra khỏi lãnh thổ, lật đổ chế độ tay sai bán nước chưa bao giờ và không bao giờ là cướp của giết người. Đó là việc giành lại non sông gấm vóc từ tay kẻ cướp và trả nó về tay nhân dân Việt Nam (vấn đề này tôi sẽ biên ở một entry khác dài hơn).
Thật dễ hiểu khi người dân vui mừng, tự hào về cuộc chiến tranh này. Ngoài lý do đất nước sạch bóng quân thù, non sông thu về một mối, Nam Bắc xum vầy một nhà, thì điều khiến Việt Nam tự hào là đã chiến thắng một cường quốc quân sự kinh tế hùng mạnh bậc nhất thế giới lúc bấy giờ là Đế quốc Mỹ. Xin trích một đoạn trong bài viết cách đây 5 năm của một nhà nghiên cứu nước ngoài. Trước hết là “Những cái “nhất” của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam”:
“Một, đây là một cuộc chiến tranh có quy mô lớn nhất trong lịch sử 200 năm nước Mỹ.
Về thời gian. Thời gian Mỹ tham gia thế chiến 1, thế chiến 2 và chiến tranh Triều Tiên cộng lại cũng chưa được một nửa thời gian Mỹ sa vào cuộc chiến tranh Việt Nam.
Về huy động lực lượng. Cuộc chiến này Mỹ huy động sức người, sức của cao nhất của nước Mỹ:
Năm đời Tổng thống với những bộ óc trí tuệ như Macnamara, Henry Kissinger, Brzezinski thực hiện đủ 3 chiến lược chiến tranh: “Chiến tranh đặc biệt” “Chiến tranh cục bộ” và “Việt Nam hóa chiến tranh”.
Có đến 77% lục quân, 66% thủy quân lục chiến và không quân, 40% hải quân, 6,5 triệu lượt binh sĩ, 22.000 xí nghiệp của nước Mỹ đã được huy động để phục vụ chiến tranh đưa tổng số lính tham chiến lên 550.000 quân cùng với 70.000 quân chư hầu (Úc, Nam Hàn và Philipin, Thailand).
Theo thống kê chưa đầy đủ, Mỹ đã chi 920 tỷ USD (thời giá lúc đó) cho chiến tranh Việt Nam so với 341 tỷ trong thế chiến 2 và 54 tỷ trong chiến tranh với Triều Tiên. Nếu tính theo thời giá hiện nay thì đây là một khoản chi phí khổng lồ.
Về bom đạn. Mỹ dội xuống Việt Nam hơn 7,8 triệu tấn bom đạn nhiều hơn mỹ đã dùng trong thế chiến 2. Tại miền Bắc Việt Nam cứ 1 km vuông chịu 6 tấn và 1 người chịu 45,5kg bom (trong thế chiến 2 Đức tương ứng là 5,4 tân và 27 kg). Đây là một con số khủng khiếp chưa từng có trên thế giới.
Từ 1961-1971, Mỹ đã trút xuống miền Nam Việt Nam 20 triệu gallon = 75,6 triệu lít chất độc da cam, thuốc diệt cỏ chứa dioxin. (Hậu quả khủng khiếp còn đến tận bây giờ và các thế hệ tiếp).
Hai, đây là một thất bại lớn nhất trong lịch sử chiến tranh 200 năm của nước Mỹ. Hơn 58.000 quân Mỹ thiệt mạng, khoảng 304.000 người lính khác vĩnh viễn bị thương tật, tàn phế. Nhưng Mỹ vẫn không không ngăn nổi Việt Nam thống nhất Tổ quốc, thu giang sơn về một mối”.
Với những cái “nhất” của kẻ thù mà Việt Nam còn chiến thắng, thì có đáng tự hào không hả Lương Hoàng Anh?
Cần nói thêm rằng, sau khi đất nước thống nhất đã không hề có cuộc “tắm máu” nào xảy ra như Mỹ và tay sai tuyên truyền, dọa dẫm người dân miền Nam. Thực tế là ngụy quân và bộ máy ngụy quyền Sài Gòn tan rã, nối đuôi nhau ra hàng tại chỗ nên các đô thị của miền Nam hầu như nguyên vẹn, không bị tàn phá như những cuộc chiến ở các quốc gia khác trên thế giới. Kết thúc chiến tranh có người thắng kẻ thua nhưng không hề có sự trả thù nào. Mọi thứ chiến lợi phẩm đều thuộc về nhân dân Việt Nam không phân biệt vùng miền. Thậm chí, binh lính, sĩ quan của các nước tham chiến đều được tha bổng, cho về nhà. Nhiều cựu chiến binh Mỹ, Úc, Hàn… sau này trở lại Việt Nam đều tỏ ra ân hận và nể phục lòng nhân hậu, vị tha của Việt Nam.
Cần lưu ý thêm chị Lương Hoàng Anh rằng, đây là cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc của toàn thể nhân dân Việt Nam chứ không phải là của riêng miền Bắc, với truyền thống chống giặc ngoại xâm quật cường, anh dũng “thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc” “thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”. Do đó không bao giờ có chuyện cướp bóc của ở đây.
Đây không phải lần đầu chị Lương Hoàng Anh có những vi phạm pháp luật trên không gian mạng. Những vi phạm của Lương Hoàng Anh là có hệ thống, và ngày càng nghiệm trọng. Do đó, tôi đề nghị lực lượng An ninh mạng, Bộ Thông tin và Truyền thông cùng các cơ quan chức năng cần ngay lập tức vào cuộc xử lý những vi phạm của Lương Hoàng Anh để bảo đảm cho pháp luật được thượng tôn và người dân không phải chịu những xú uế của chị này trên không gian mạng.
Tin cùng chuyên mục:
Vụ tai nạn thương tâm từ máy bay không người lái: Hồi chuông cảnh báo về an toàn công nghệ
Vụ thợ trang điểm bị lục soát người: Góc nhìn pháp lý và bài học về quyền cá nhân
UNESCO công nhận tín ngưỡng thờ Mẫu và luận điệu sai trái của Nguyễn Xuân Diện
Cà phê phố