Cuteo@
Có 1 điều rất lạ, dân ta rất khoái nghe tin “bức cung, nhục hình” và hầu như với tất cả các vụ án các phóng viên đều tìm cách đặt câu hỏi hoặc úp mở rằng có bức cung, nhục hình ở đây.
Tất nhiên, việc nghi ngờ có bức cung, nhục hình là có cơ sở và không sai. Nhưng họ lại quên mất rằng, tội phạm thường vin vào đó để chối tội và có một bộ phận “không nhỏ” PV báo chí vin vào đó để tấn công chính quyền. Ở đây, sự gian dối gắn liền với việc chối tội và lý do tuyệt vời nhất khi phủ nhận tội lỗi trước tòa là tố rằng mình bị bức cung, bị nhục hình.
Chắc chắn là đâu đó vẫn có chuyện bức cung, nhục hình trong hỏi cung bị can, vì thế mới có oan sai.
Bài học từ vụ ông Chấn đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh cho cơ quan điều tra trong quá trình tác nghiệp, và dường như, việc lắp camera tại buồng hỏi cung và cho phép luật sư có mặt trong quá trình hỏi cung được coi như một giải pháp ngăn chặn tình trạng này.
Tuy nhiên, dường như tội phạm ngày nay có xu hướng lấy lý do này để cản trở quá trình điều tra xét xử vụ án.
Thực tế, chả có vụ nào mà bị can, bị cáo không phủi tay, tìm cách chứng minh minh vô tội bằng cách phản cung, phủ nhận những gì đã khai tại cơ quan điều tra. Một trong số các lý do được đưa ra là họ bị bức cung, ép cung, mớm cung, dụ cung, nhục hình trong quá trình bị giam giữ và xét hỏi.
Trong vụ Vinashine, các bị cáo đều khai bị ép cung, và tất nhiên họ không chứng minh được. Vẫn chỉ là những câu chuyện kể và được phóng viên chuyển tải đến người dân.
Xin mạo muội nói thẳng, có thể có chuyện đó, nhưng ta cũng cần xem lại, bởi sự gian dối vẫn thường trực trên môi những con người như thế này.
Trước hết, các bạn cứ nghĩ xem, quan chức tham nhũng, móc ngoặc, tham ô cả tỉ đồng, dối trên lừa dưới mà họ còn dám làm, huống hồ bịa ra vài ba câu chuyện để mong thoát tội, hoặc câu giờ.
Đấy là quan, còn dân thì sao? Tới Bắc Ninh, Bắc Giang, chúng ta sẽ thấy, đến vị con mà người dân còn dám dùng thủ thuật để biến thành chim sẻ lừa thực khách. Hãy về làng Dương Nội, hay Đông Ngạc ta cũng thấy, từ chăn ga gối đệm đến đủ các loại bánh kẹo, mứt tết tẩm đầy hóa chất độc hại người dân cũng dám làm để lừa người mua đây thôi. Chả nói đâu xa, các bạn cứ vào làng lụa Vạn Phúc, sát ngay Thủ đô là thấy liền, gần như cả làng bán áo lụa nhập từ Trung Quốc, nhưng mồm thì lại nói là hàng Vạn Phúc. Thế không gian, không lừa thì là cái gì?
Các bà, các chị hay đi chợ, cứ ra chợ là thấy ngay, từ miếng thịt, con cá cho đến mớ rau, quả chuối, tất cả đều bị chính người dân ta phù phép nhằm kiếm lời. Xa hơn nữa, ra ngoại ô Hà Nội chúng ta sẽ thấy làm gì có rau sạch? Ấy vậy nhưng khi được hỏi, bà nào cũng “thật thà” rằng, rau nhà iem là rau sạch, còn rau nhà hàng xóm là rau phun thuốc đấy.
Hãy lên Sơn La, Điện Biên, các bạn sẽ được nếm món đặc sản thịt trâu sấy khô. Sự thật thì sao? Đó là thịt lợn thối được chế biến và phù phép để lừa đảo. Còn nhớ, chương trình VTV đã từng có phóng sự về vấn đề này.
Thói gian dối vừa đề cập mới chỉ nói đến dân thường, và điều này lại đúng cả với những người được coi là bề trên, hoặc ngay cả những người được coi là “luật sư”, các nhà “hoạt động zân chủ”.
Bạn không tin ư? cứ xem toàn bộ các videoclip nói về vụ Nghi Phương, Nghệ An đi, sự việc sai trái được báo đài phản ánh kĩ càng vậy mà Giám mục Nguyễn Thái Hợp vẫn lên đài, lên báo lu loa rằng công an đánh người, chính quyền hà hiếp dân. Thế không phải gian dối thì là gì?
Hãy xem video Lê Thị Công Nhân gây rối trật tự công cộng, bị bà già U70 dùng cán chổi vụt cho te tua, và ngay sau đó lại la lên: Công an đánh người! Thế không phải vu oan giá họa thì là cái gì?
Hãy xem Bùi Hằng gào thét giữa Sài Gòn, làm mất mỹ quan thành phố, và cản trở việc làm ăn buôn bán của người dân, bị chị bún riêu vẩy cho tí đặc sản Phú Quốc, vậy là Bùi Hằng la lên: Công an, chính quyền đàn áp dân thường! Thế chả phải vu oan, gian dối đó sao?
Quan thì tham, dân cũng chẳng vừa. Ngay cả những người được gọi là bề trên cũng còn bộc lộ phẩm chất lưu manh, lá mặt lá trái. Vậy ta có nên dễ dàng bố thí lòng tin cho những gì họ nói?
Vòng vèo như thế để thấy lời khai của các bị cáo trước tòa rằng họ bị bức cung, nhục hình mặc dù cần phải được xem xét, nhưng liệu có phải mọi trường hợp họ khai bị bức cung, nhục hình là đúng?
Hãy cẩn trọng khi “bức cung, nhục hình” được xem như một con bài để chối tội, bôi xấu hoặc “câu giờ”.
Rõ ràng, bức cung, nhục hình phải bị trừng trị, nhưng gian dối cũng cần phải được lên án.
Tin cùng chuyên mục:
Mặt tối của ân xá: Quyền lực Tổng thống hay công cụ bao che?
Bước đột phá trong cải cách bộ máy Nhà nước
Phiên tòa xét xử Lưu Bình Nhưỡng: Sự thật và những luận điệu xuyên tạc
Chuyện quý bà và ‘soái ca nước yến’